Ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nằm trước cổ tiết ra hormone và được vận chuyển đến các tế bào cơ thể thông qua các mạch máu và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp môi trường, giữ cho não luôn minh mẫn, tim đập đều... Khi bộ phận này hoạt động quá mức nó sẽ trở nên suy yếu và không tiết đủ hormone cho các tế bào cơ thể. Lúc này bạn có thể đổi mặt với một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư tuyến giáp.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
3.Tác hại của bệnh ung thư tuyến giáp
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
5. Điều trị ung thư tuyến giáp
6. Phòng chống ung thư tuyến giáp
== Tư vấn và khám bệnh: ✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy ==
1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp thực hiện chức năng sản xuất hormone điều chỉnh nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và trọng lượng. Ung thư tuyến giáp xảy ra trong các tế bào tuyến giáp - một tuyến hình bướm nằm ở dưới cổ.
Mặc dù ung thư tuyến giáp không phổ biến nhưng tỷ lệ mắc bệnh dường như đang gia tăng. Những công nghệ mới hiện nay cho phép tìm ra các loại ung thư tuyến giáp nhỏ mà trước đây chưa từng được tìm thấy.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp
Tùy từng giai đoạn mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau:
- Xuất hiện khối u: Người bệnh tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.
- Xuất hiện hạch cổ: một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch to ở cổ. Người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác nhằm chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với các u lành tính khác.
- Xuất hiện khối u: Khối u ở giai đoạn muộn phát triển khá lớn, lấn ra phía trước, ra sau, lên hai cực trên sát hai góc hàm và xuống dưới vào trong trung thất. Tuy nhiên khám lâm sàng không phát hiện được bệnh mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u thường gồ ghề, mật độ có chỗ cứng chắc nhưng có chỗ mềm. Khối u di động kém do đã phát triển, dính chặt và xâm lấn vào các mô xung quanh. Một số trường hợp ở giai đoạn muộn u gây chảy máu và bội nhiễm.
- Khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nuốt nghẹn: Các triệu chứng này ở các mức độ khác nhau, có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.
- Cảm giác đau tức tại vùng cổ do bị u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
- Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn.
Nếu thấy có hạch ở cổ, khàn tiếng, có cảm giác đau tức vùng cổ bạn cần đi khám
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Bạn cần phải thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho,mình.
3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
- Ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp khiến cho bệnh nhân xuất hiện những khối u ở cổ, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà các khối u này còn khiến cho người bệnh này gặp khó khăn khi nuốt, thở,...
- Ở giai đoạn muộn, ung thư tuyến giáp phát triển lớn hơn, chèn ép các dây thần kinh, gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, trong những trường hợp nguy hiểm hơn là chảy máu, bội nhiễm và xấu nhất đó là tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
Mặc dù các nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư tuyến giáp chưa được xác định rõ ràng nhưng các bác sĩ cũng không phủ nhận một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp như.
- Bệnh lành tính tuyến giáp (bướu cổ, viêm tuyến giáp...).
- Tiếp xúc với bức xạ (do bất thường ở mức cao của bức xạ trong môi trường. Ung thư tuyến giáp có thể phát triển nhiều năm sau khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chỉ có một số nhỏ ung thư tuyến giáp gây ra do tiếp xúc với bức xạ.).
- Đột biến gen.
- Thiếu I-ốt (không bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống).
Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm:
- Giới tính: ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới hơn ở nam giới.
- Tiếp xúc với chất phóng xạ có nồng độ cao: bao gồm việc điều trị bức xạ ở đầu, cổ và bụi phóng xạ từ các nguồn như nhà máy điện hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí.
- Một số hội chứng gen di truyền: có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp bao gồm ung thư tuyến giáp tuỷ trong gia đình, tân sinh đa tuyến nội tiết và hội chứng ung thư đại tràng di truyền.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Chẩn đoán
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp bao gồm:
Khám sức khoẻ: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các thay đổi về thể chất trong tuyến giáp của bạn và hỏi về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như tiếp xúc quá nhiều với phóng xạ và tiền sử gia đình về các khối u tuyến giáp.
Xét nghiệm máu:Xét nghiệm máu giúp xác định tuyến tuyến giáp hoạt động bình thường hay không.
Lấy mẫu mô tuyến giáp: Bác sĩ sẽ sử dụng kim để lấy các mẫu mô tuyến giáp đáng ngờ. Mẫu này được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm các tế bào ung thư.
Xét nghiệm bằng hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cắt lớp phát hiện positron (PET) hoặc siêu âm.
Xét nghiệm di truyền: Lịch sử gia đình bạn có thể khiến các bác sĩ đề nghị thử nghiệm di truyền để tìm các gen làm tăng nguy cơ ung thư của bạn.
Điều trị ung thư tuyến giáp càng sớm khả năng chữa khỏi bệnh càng cao
Điều trị bệnh
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với người bệnh ở giai đoạn tiến triển.
Phẫu thuật:Thông thường cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc là phương pháp được lựa chọn đầu tiên trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật; Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bổ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật.
Điều trị I-131: Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt tốt. Vì thế, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả nhằm phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp.
Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 vì thế sẽ ít chịu tác động của chất phóng xạ này. Một số người bệnh có thể bị sưng đau vùng cổ, viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, tác dụng phụ này dễ khắc phục bằng cách uống nước và nhai kẹo cao su. Nếu sử dụng I-131 liều cao cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp.
Điều trị ung thư tuyến giáp tiến triển: Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa tuy nhiên khi đã có di căn xa thì vấn đề cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là phương pháp chính tuy nhiên những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả.
Trong trường hợp này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể giúp giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Bên cạnh đó, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.
Khám và chữa trị ung thư Tuyến giáp tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Để phòng tránh, giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp, cần phối hợp các yếu tố dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với tia bức xạ: Việc tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.
- Bổ sung trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, hạn chế tiêu thụ chất béo, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn và các loại thịt đỏ.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/ tuần giúp phòng tránh nhiều bệnh ung thư.
- Duy trì cân nặng phù hợp.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các đồ uống có cồn.
- Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm.
Càng sớm phát hiện ung thư tuyến giáp, bạn càng có cơ hội chữa lành. Chính vì vậy mà ngay khi thấy có các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám, chuẩn đoán, xác định bệnh và có cách điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Xin cám ơn bác sĩ!