Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thyroxine trong cơ thể. Bệnh có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều,... làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời nếu nghi ngờ mắc cường giáp.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

1. Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

Tiền sử bệnh và khám lâm sàng

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể khám để phát hiện các triệu chứng như run nhẹ ngón tay khi ở tư thế duỗi, tăng phản xạ, những thay đổi của mắt, da ẩm, nóng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khám tuyến giáp trong lúc bạn thực hiện động tác nuốt.

Xét nghiệm máu

Có thể xác định tình trạng cường giáp bằng các xét nghiệm đo lượng thyroxine và TSH trong máu. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng của hormone thyroxine cao trong khi hàm lượng TSH (hormone kích thích tuyến giáp) thấp hoặc dưới ngưỡng phát hiện, có nghĩa là tuyến giáp đang hoạt động quá mức. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Chẩn đoán bệnh cường giáp

Khi nghi ngờ mắc cường giáp người bệnh cần đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn bị cường giáp, bác sĩ có thể đề nghị một trong những phương pháp xét nghiệm sau để xác định lý do tại sao tuyến giáp lại hoạt động quá mức:

Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ

Nếu kết quả cho thấy i-ốt phóng xạ được hấp thụ nhiều hơn mức bình thường, có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều thyroxine. Nguyên nhân thường do một trong hai bệnh: bệnh Graves hoặc do các nhân giáp hoạt động quá mức. Ngược lại, nếu có triệu chứng cường giáp và lượng i-ốt phóng xạ được hấp thụ lại thấp hơn bình thường, bạn có thể bị viêm tuyến giáp (thyroiditis).

Bức xạ đồ tuyến giáp (Thyroid scan)

Thời gian cần thiết cho quá trình chụp có thể khác nhau, tùy thuộc vào thời gian mà đồng vị phóng xạ đi tới tuyến giáp. Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở cổ và sẽ hấp thụ một lượng phóng xạ nhỏ vào cơ thể.

Điều trị bệnh cường giáp

Dùng i-ốt phóng xạ

Bạn sẽ uống i-ốt phóng xạ để i-ốt được hấp thụ vào tuyến giáp, giúp tuyến giáp nhỏ lại và các triệu chứng giảm dần, thường kéo dài khoảng 3-6 tháng. Biện pháp điều trị này sẽ làm hoạt động tuyến giáp giảm đi đáng kể (suy giáp); vì thế, bạn có thể phải uống thuốc mỗi ngày để thay thế thyroxine sụt giảm. Phương pháp dùng i-ốt phóng xạ đã được ứng dụng trong điều trị hơn 60 năm qua và được xem là phương pháp khá an toàn.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Thuốc kháng giáp

Loại thuốc này làm giảm dần các triệu chứng của cường giáp bằng cách ngăn không cho tuyến giáp sản xuất dư thừa hormone thyroxine. Các triệu chứng của cường giáp thường bắt đầu cải thiện sau 6-12 tuần nhưng việc điều trị bằng thuốc thường cần duy trì ít nhất một năm thậm chí lâu hơn. Đối với một số bệnh nhân, các thuốc này có thể điều trị triệt để tình trạng cường giáp, nhưng ở một số người cường giáp có thể tái phát. Thuốc kháng giáp có tác dụng phụ ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng gan, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh cường giáp

Phẫu thuật là phương pháp ít được áp dụng trong điều trị cường giáp

Thuốc chẹn beta (beta blocker)

Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Chúng sẽ không làm giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể, tuy nhiên có thể làm giảm triệu chứng tim đập nhanh và giúp ngăn ngừa tình trạng đánh trống ngực. Vì vậy, bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn cho đến khi lượng hormone thyroxine trong cơ thể trở về mức bình thường. Thuốc thuộc loại này thường có một số tác dụng phụ như tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, bị đau bụng, bị táo bón, bị tiêu chảy hoặc có cảm giác chóng mặt.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Phẫu thuật tuyến giáp

Nếu bạn đang mang thai, hoặc không dung nạp với các loại thuốc kháng giáp, không muốn hay không thể áp dụng phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ, bác sĩ có thể phải chọn phương pháp phẫu thuật tuyến giáp. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Lưu ý: Cơ địa mỗi người khác nhau, chính vì vậy sau khi chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Bênh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

>> Chuyên gia điều trị Basedow: Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình, 25 năm kinh nghiệm khám chữa tại bệnh viện Chợ Rẫy. Số điện thoại đặt khám bác sĩ: 1900 1246 hoặc 0962 161644

Để việc điều trị bệnh cường giáp đạt được hiệu quả, bạn cần tìm đến một cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Hello Doctor luôn sẵn lòng được giúp đỡ bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ của chúng tôi.

Hello Doctor - Mang sức khỏe đến cuộc sống



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn thị ngọc mỹ (14/07/2020)
    Chào bác sĩ. Em bị cường giáp 4 năm nay rồi. E có sử dụng thuốc ích giáp vương và đã ổn định hơn năm nay. E mới sinh bé được 7 tháng thì thấy có dấu hiệu phát bệnh lại. Mong đc bác si, tư vấn

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung