Bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao để chữa trị?
Chào bác sĩ, tôi tên là Vy, 33 tuổi. Thời gian gần đây tôi ăn uống không ngon, thường xuyên có cảm giác đầy bụng, khó chịu bụng, hay bị ợ hơi và đôi lúc buồn nôn. Tôi không biết mình đang bị làm sao, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và cho tôi lời khuyên để kết thúc tình trạng này. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Vy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúg tôi. Qua những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xác định được bạn đang có triệu chứng khó tiêu. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang mắc phải cũng như biện pháp khắc phục, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
3. Nguyên nhân gây ra khó tiêu
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Khó tiêu là gì?
Khó tiêu (tên tiếng Anh là Dyspepsia) là thuật ngữ mô tả cảm giác khó chịu ở phần bụng trên rốn, bao gồm những triệu chứng như đau bụng, cảm giác đầy bụng ngay khi bắt đầu hoặc sau bữa ăn. Khó tiêu là triệu chứng khá phổ biến, ai cũng gặp triệu chứng này ít nhất một lần trong đời, tùy người mà mức độ và tần suất bị khó tiêu thay đổi khác nhau.
Khó tiêu có thể được điều trị chủ yếu bằng cách tự thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày và điều trị bằng thuốc.
2. Biểu hiện thường đi cùng với triệu chứng khó tiêu
Bạn có thể gặp một hoặc nhiều hơn trong các triệu chứng sau:
- Cảm giác đầy bụng ngay khi chỉ mới bắt đầu bữa ăn
- Thời gian đầy bụng kéo dài hơn bình thường
- Khó chịu vùng bụng trên rốn
- Cảm giác nóng rát vùng bụng trên rốn
- Cảm giác siết chặt vùng bụng trên rốn
- Buồn nôn
- Nôn và ợ hơi là các triệu chứng ít gặp hơn
Đôi khi có thể ợ nóng, nhưng cần phân biệt ợ nóng và khó tiêu, vì đây là hai triệu chứng khác nhau. Ợ nóng là cảm giác đau hay nóng rát ở giữa ngực, có thể lan lên cổ hoặc lưng trong hoặc sau bữa ăn.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng khó tiêu
Nguyên nhân gây khó tiêu rất đa dạng. Thông thường, khó tiêu liên quan đến lối sống, thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc. Nguyên nhân thường gặp của khó tiêu bao gồm:
- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh
- Thực phẩm béo, cay
- Quá nhiều caffein, rượu, sô cô la hoặc các đồ uống có ga
- Hút thuốc
- Căng thẳng
- Một số kháng sinh, thuốc giảm đau
Đôi khi khó tiêu là do các nguyên nhân khác từ đường tiêu hóa bao gồm:
- Viêm dạ dày
- Loét dạ dày
- Bệnh celiac
- Sỏi mật
- Táo bón
- Viêm tụy
- Ung thư dạ dày
- Tắc ruột
Khó tiêu không rõ nguyên nhân thường được gọi là khó tiêu chức năng và chỉ được chẩn đoán khi đã loại trừ hết các nguyên nhân bệnh lý thực thể.
4. Biện pháp tự khắc phục khi bị khó tiêu
Ăn uống khoa học là cách để bạn cải thiện triệu chứng khó tiêu
Thay đổi lối sống có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng khó tiêu:
- Tránh thức ăn gây khó tiêu
- Ăn 5 hoặc 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa chính
- Giảm hoặc bỏ sử dụng rượu và caffeine
- Tránh dùng các thuốc giảm đau hay gây khó tiêu
- Tự kiểm soát căng thẳng và lo lắng
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khó tiêu mức độ nhẹ thường không phải lo lắng quá nhiều. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu khó chịu kéo dài hơn hai tuần. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy khó chịu nhiều hơn bình thường hoặc đi kèm với các triệu chứng sau:
- Sụt cân hoặc ăn không ngon miệng
- Nôn nhiều hoặc nôn ra máu
- Tiểu phân đen
- Khó nuốt ngày càng nặng
- Mệt mỏi, cơ thể yếu đi, có thể biểu hiện thiếu máu
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng sau:
Bạn Vy thân mến, trước tiên để khắc phục tình trạng hiện tại, bạn hãy áp dụng các biện pháp tự chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Tuy nhiên khi tình trạng khó tiêu gây ra những ảnh hưởng lớn cho cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để sớm được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi