Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày tên tiếng Anh là Stomach Cancer, là tình trạng tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh ung thư (đứng sau ung thư phổi).

1. Triệu chứng của ung thư dạ dày

2. Tác hại của bệnh ung thư dạ dày

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

4. Điều trị bệnh ung thư dạ dày

5. Phòng chống bệnh ung thư dạ dày

6. Bác sĩ điều trị

1. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể có các dấu hiệu như sau:

  • Đau vùng thượng vị: âm ỉ hoặc nóng rát, hoặc không có triệu chứng
  • Đầy bụng, cảm giác chán ăn, ăn không tiêu, khi nuốt thức ăn dễ bị nghẹn
  • Thường xuyên ợ chua, buồn nôn
  • Người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, sút cân nhanh chóng
  • Có dấu hiệu ôn ra máu, khi đi đại tiện thì phân có màu đen
  • Nguy hiểm hơn là người bị ung thư dạ dày có thể sờ thấy khối u ở bụng khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi ăn

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn gặp một số dấu hiệu như vùng bụng trên rốn thường xuyên xuất hiện cơn đau tức bất thường, cơn đau diễn ra từng đợt. Bên cạnh đó còn bị ợ chua, cảm thấy hơi thở luôn nóng, không có hứng ăn uống, ăn mất ngon, chán ăn, ghét ăn thịt, đặc biệt là thịt mỡ. Sau khi ăn xong còn có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn… thì khi đó bạn nên đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng hiện tại của mình.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

2. Tác hại của bệnh ung thư dạ dày

Các tế bào ung thư dần dần xâm lấn các cơ quan gần đó, đến một lúc nào đó, các tế bào ung thư từ khối u có thể vỡ ra và từ khối u để có thể lan truyền khắp cơ thể. 

Bệnh ung thư dạ dày là bệnh lý rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong vì ung thư dạ dày chỉ đứng sau ung thư phổi. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm càng có nhiều hy vọng hơn cho bệnh nhân. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày

Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày, nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Theo đó những người có độ tuổi cao và những người có điều kiện sống thấp thường dễ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn rất nhiều so với người bình thường.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày chúng ta có thể kể đến như sau:

  • Vi khuẩn Hp: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng vi khuẩn Hp là tác nhân nguy hiểm gây ra ung thư dạ dày, người bị nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • Gen di truyền: Ung thư dạ dày có thể lây qua gen di truyền. Trong trường hợp người nhà bạn có người mắc bệnh ung thư dạ dày thì nguy cơ bạn mắc lớn hơn rất nhiều so với người bình thường.
  • Ngoài ra nếu bạn đã từng bị viêm gan mạn tính, suy gan, xơ gan… thì khi bị biến chứng gây ra bệnh ung thư dạ dày.
  • Môi trường sống:  sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng, nhiều hóa chất hay phải tiếp xúc với các chất phóng xạ độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày.
  • Do ăn uống: ăn uống mất vệ sinh hay ăn nhiều thực phẩm như đồ nướng, đồ chiên, rán, đồ ăn mặn thường xuyên làm tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư dạ dày.
  • Sử dụng một số chất gây hại cho dạ dày: các chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá… khi tiếp xúc thường xuyên với niêm mạc dạ dày cũng có xu hướng làm biến đổi các tế bào này và có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
  • Yếu tố tâm lý (thường xuyên căng thẳng, mắc bệnh trầm cảm, lo lắng…): yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày, bên cạnh đó việc thức quá khuya thường xuyên cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp là tác nhân nguy hiểm gây ra ung thư dạ dày

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày

Chẩn đoán

Hiện nay có một số phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày như sau:

  • Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp chuẩn nhất thường được sử dụng. Phương pháp này sử dụng một camera sợi quang học đưa vào dạ dày để xem hình ảnh bên trong, giúp bác sĩ có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất về bệnh.
  • Chụp x- quang ống tiêu hóa trên.
  • Ngoài ra còn có thể chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua việc chụp cắt lớp hay chụp CT
  • Xét nghiệm máu trong phân để kiểm tra xem có máu ẩn trong phân hay không. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách đặt một lượng phân nhỏ lên một miếng chất dẻo hoặc trên giấy đặc biệt. Cần làm xét nghiệm này vì ung thư dạ dày đôi khi gây chảy máu nhưng không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Điều trị bệnh

Hiện nay có 4 phương pháp điều trị ung thư dạ dày, bao gồm:

Phẫu thuật

Đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào ung thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết, nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, sau gần một tuần có thể ăn uống trở lại và trong khoảng nửa tháng có thể được xuất viện, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Hóa trị liệu

Hóa trị liệu là một biện pháp dùng thuốc, hóa chất để chống ung thư. Các bác sĩ có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để có được kết quả điều trị tốt nhất. Đa số các loại thuốc chống ung thư dạ dày thường được sử dụng theo đường tiêm, còn một số khác dùng theo đường uống. Hóa trị liệu được chia thành các đợt khác nhau và có thời gian nghỉ ngắn trước khi bắt đầu một đợt điều trị mới để bệnh nhân được hồi phục.

Xạ trị

Đây là biện pháp sử dụng các tia năng lượng cao tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Thời gian điều trị trung bình khoảng từ 5- 6 tuần, mỗi tuần 5 ngày. Bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị để giảm đau, thu nhỏ khối u cũng như giảm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày.

Liệu pháp sinh học

Hình thức điều trị này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể để có thể hồi phục sau các tác dụng phụ của các phương pháp như hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thể phải nằm viện để theo dõi trong khi điều trị bằng liệu pháp sinh học.

Khám và chữa trị ung thư Dạ dày tại Hello Doctor

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
  • Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
  • Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
  • Áp dụng bảo hiểm y tế 
  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

6. Phòng chống bệnh ung thư dạ dày

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày được khuyến cáo như sau:

  • Diệt và phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày: Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày, một số nghiên cứu chỉ ra, diệt sạch vi khuẩn Hp dạ dày giúp giảm tới 40% nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn mặn, đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá vì nhừng đồ ăn, thức uống này có hại cho dạ dày. Những đồ ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, trong khi đó đồ uống có cồn, đồ nướng, thuốc lá có chứa những chất có thể làm biến đổi tế bào niêm mạc dạ dày, gây ung thư dạ dày nếu sử dụng kéo dài.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: để phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả thì chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhằm tăng cường khả năng miễn dịch, chống oxy hóa của cơ thể.

Ung thư dạ dày nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, chính bởi lí do đó nên khi thấy bản thân có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thùy Dương

    Tôi cũng có người thân bị mắc căn bệnh ung thư dạ dày này. Nhưng không may đã không qua khỏi. Tôi biết trước ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không ngờ nó lại cướp đi tính của một người nhanh như vậy. Tôi khuyên mọi người hãy đi khám tổng quát để phát hiện bệnh kịp thời.

    25/01/2018
  • Quốc Thiên

    Bạn mình thường hay uống rượu nhiều, sau đau bụng, thậm chí có lần nôn ra máu. Đọc triệu chứng trên website và nhờ sự tư vấn từ các bác sĩ khi đặt khám từ xa, cậu ấy đã đi khám, làm xét nghiệm. Cũng mày chỉ bị viêm dạ dày. Mọi người đừng uống rượu nhiều nhé!

    18/10/2017
  • Đức Quý

    Tôi nghĩ mọi người cần phải có những kiến thức về căn bệnh này, vì đây là một căn bệnh nguy hiểm. Bác sĩ nên có nhiều loạt bài về căn bệnh ung thư dạ dày này để cho mọi người hiểu rõ hơn.

    05/10/2017
  • Nguyễn Vũ

    Bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm lắm, nhất là khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vì vậy, tốt nhất là nên đi khám định kì để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

    28/09/2017
  • Phạm Quang Thái

    Căn bệnh này thực sự rất đáng sợ mọi người ạ. Vì vậy nên đề phòng với căn bệnh này và đi khám sớm khi thấy mình có các triệu chứng của bệnh.

    15/09/2017
Xem thêm đánh giá

Phạm Trung Hiếu (25/01/2018)
Tôi có đi khám và được chẩn đoán bị ung thư dạ dày. Cái hôm tôi biết mình bị bệnh, tôi cảm thấy tuyệt vọng vô cùng, đầu óc tôi trống không. Tôi muốn hỏi bác sĩ căn bệnh này có thể chữa khỏi hẳn được không ạ. Mong bác sĩ sớm phản hồi cho tôi.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...