Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - HP

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori - HP

Nhiễm khuẩn HP là việc mà vi khuẩn Helicobacter pylori tồn tại âm thầm, lâu dài trong dạ dày bệnh nhân như một phần của hệ sinh thái dạ dày. HP kết hợp với một số tác nhân gây hại cho dạ dày.

1. Nhiễm khuẩn HP là gì

2. Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn HP

3. Tác hại của bệnh nhiễm khuẩn HP

4. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn HP

5. Điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP

6. Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn HP

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

1. Helicobacter pylori là gì? Bệnh nhiễm khuẩn HP là gì?         

Helicobacter Pylori là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori'' được được hai bác sỹ người Australia là Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy khoảng 1980. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp thường tồn tại âm thầm và lâu dài trong dạ dày bệnh nhân như một phần của hệ sinh thái dạ dày. Chúng hiếm khi sinh ra độc tính gây nên các biểu hiện cấp tính. Thông thường vi khuẩn Hp trong dạ dày sẽ phối hợp với các tác nhân khác như căng thẳng, stress, bia rượu và gây ra các bệnh dạ dày.

Trong niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp sẽ sản sinh ra catalase. Đây là chất khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy. Mất đi lớp bảo vệ tại niêm mạc cùng với những ảnh hưởng do axit dạ dày gây ra có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày tiến triển xấu hơn.

Về lâu dài, vi khuẩn Hp có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư dạ dày ở bệnh nhân. Đây chính là mối nguy hại lớn nhất mà loại vi khuẩn này gây ra.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn HP

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn HP

Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn Hp không có triệu chứng gì. Tuy nhiên cũng có một số biểu hiện cho thấy bạn đã vị nhiễm khuẩn HP như đau bụng, buồn nôn. chán ăn, ợ nhiều,... Khi thấy bản thân có các dấu hiệu sau, bạn rất có thể bị nhiễm khuẩn HP:

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào khiến bạn lo lắng. 

Bạn cần đi khám ngay nếu thấy: 

  • Đau bụng nghiêm trọng hoặc dai dẳng
  • Khó nuốt
  • Phân có dính máu hoặc đen
  • Ói mửa

3. Tác hại của bệnh nhiễm khuẩn HP

Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP gặp phải những triệu chứng khiến cho họ mệt mỏi, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cũng như sự tập trung cho công việc.

Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như:

4. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn HP

Những nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn HP đó là:

  • Lây nhiễm từ thành viên trong gia đình
  • Nơi tập trung đông người, gia đình đông con
  • Vệ sinh, y tế phòng dịch kém
  • Nhiễm vi khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn HP

H. pylori thường gặp ở trẻ em. Yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori có liên quan đến điều kiện sống ở tuổi thơ của mỗi người, chẳng hạn như:

  • Sống trong gia đình đông người. Bạn có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn nếu bạn sống trong nhà với nhiều người khác.
  • Sống mà không có nguồn cung cấp nước sạch đáng tin cậy. Có nguồn cung cấp nước sạch và nước uống đáng tin cậy giúp giảm nguy cơ nhiễm H. pylori.
  • Sống ở một nước đang phát triển. Những người sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống chưa cao có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn.
  • Sống với người bị nhiễm H. pylori. Nếu người bạn sống cùng với H. pylori, bạn cũng có khả năng có H. pylori

5. Điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP

Chuẩn đoán

Theo bác sĩ Đỗ Huy Thạch, các xét nghiệm và biện pháp được sử dụng để xác định xem bạn có nhiễm H. pylori hay không:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra hơi thở
  • Kiểm tra phân
  • Nội soi đại trực tràng

Điều trị bệnh

Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần phải sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp diệt trừ được H. pylori do phát triển khả năng kháng thuốc đặc biệt. Nhiễm khuẩn H. pylori thường được điều trị với ít nhất hai loại kháng sinh khác nhau cùng một lúc để giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển kháng lại một kháng sinh đặc hiệu. Bác sĩ cũng sẽ kê toa hoặc giới thiệu một loại thuốc ngăn ngừa acid, để giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

Bạn nên trải qua thử nghiệm đối với H. pylori ít nhất bốn tuần sau khi điều trị. Nếu xét nghiệm cho thấy việc điều trị không thành công, bạn có thể trải qua một đợt điều trị khác với sự kết hợp khác nhau của thuốc kháng sinh.

Lưu ý rằng: Chú ý rằng việc điều trị bệnh HP không dễ dàng, chính vì vậy mà bạn nên tìm đến những bác sĩ chuyên khoa và có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh.

6. Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn HP

Để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp, bạn cần chủ động tiến hành các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh chỗ ở
  • Cách lý người bệnh
  • Kiểm tra vi khuẩn Hp khi có các dấu hiệu bệnh dạ dày
  • Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp 

Tham khảo thêm những thông tin hữu ích sau đây:

Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Thúy

    Tôi dạo này hay có cảm giác buồn nôn và đau bụng. Ban đầu tôi không để ý lắm, nhưng càng ngày tôi càng cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Thế là tôi mới đi khám, bác sĩ bảo tôi nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, sau thời gian điều trị tôi đã khỏi bệnh. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Nguyễn Hòa

    Làm sao để phát hiện được bệnh này ạ, thường thì mọi người không có thói quen khám định kì

    28/09/2017
  • Nguyễn Hoàng Thùy

    Cảm ơn đã cung cấp thông tin về bệnh ạ

    26/07/2017
  • Hương

    Thông tin khá chi tiết. Bác sĩ nhiệt tình tư vấn

    14/06/2017
Mai huỳnh thắng (29/05/2018)
viêm dạ dày H.PYLORI (-) là gì ạ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori HP
Triệu trứng
Triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) không rõ ràng. Một số gặp phải các dấu hiệu, biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, sút...
Nguyên nhân của bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP) đến từ việc lây nhiễm khuẩn HP từ các thành viên gia đình hoặc do vệ sinh, y tế phòng...
Cách điều trị chữa bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter pylori
Điều trị
Cách điều trị chữa bệnh nhiễm khuẩn HP tốt nhất là đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám  và lập phác đồ điều trị nhằm...
Các biện pháp phòng chống bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori
Phòng chống
Các biện pháp phòng chống bệnh nhiễm khuẩn H. pylori HP cần được tiến hành một cách chủ động, tránh những việc tạo cơ hội cho vi khuẩn H. pylori...