Thiếu sắt có những triệu chứng gì, nên làm gì để khắc phục

Thiếu sắt có những triệu chứng gì, nên làm gì để khắc phục

Chào bác sĩ, tôi tên là Hoài, năm nay 28 tuổi. Tôi mới đi kiểm tra sức khỏe và bác sĩ bảo tôi bị thiếu sắt. Tôi rất băn khoăn không biết làm thế nào để nhận biết bản thân đang thiếu sắt và phải khắc phục ra sao. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. 

Trả lời: Chào bạn Hoài, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nếu bạn cần tư vấn hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được chia sẻ với bạn một số thông tin như sau: 

1. Thiếu sắt là gì

2. Biểu hiện của thiếu sắt

3. Nguyên nhân gây ra thiếu sắt

4. Cách tự chăm sóc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

 

1. Thiếu sắt là gì?

Sắt là một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Nó có mặt trong tất cả tế bào của cơ thể và làm rất nhiều nhiệm vụ. Sắt (có trong hồng cầu) mang oxy từ phổi đi khắp cơ thể, sắt cũng giúp các cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy. Sắt có mặt trong nhiều loại enzymes (men) và có mặt trong nhiều công việc của tế bào. Các enzymes giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ các phản ứng quan trọng xảy ra trong cơ thể chúng ta. Khi cơ thể không có đủ sắt, rất nhiều cơ quan bị ảnh hưởng.

Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng thường gặp nhất và dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Khi bị thiếu sắt, cơ thể không thể có đủ lượng oxy cần thiết do hồng cầu bị thiếu, kết quả là bạn bị mệt và khó thở. Dù tình trạng thiếu sắt này rất hay gặp, nhưng nhiều người lại không biết họ bị thiếu sắt do các triệu chứng của nó có thể rất nhẹ làm bạn không chú ý tới. Thiếu sắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và được điều trị bằng cách dùng bổ sung sắt.

Thiếu sắt là kết quả của việc thiếu hụt sắt dự trữ trong cơ thể. Tình trạng thiếu sắt cần phải được quan tâm vì nó có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới bà mẹ và thai nhi trong thai kì cũng như ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe của bạn.

>>>Bạn có thể xem thêm về tình trạng thiếu máu TẠI ĐÂY.

2. Biểu hiện của tình trạng thiếu sắt

Nếu cơ thể bị thiếu sắt trầm trọng, các cơ quan sẽ gặp vấn đề. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ xuất hiện khi thiếu máu thiếu sắt đã tiến triển. Nhiều người bị thiếu sắt nhưng không có bất kì dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cả. Do đó việc tầm soát thiếu sắt rất quan trọng trong các nhóm có nguy cơ cao.

Các triệu chứng thiếu sắt là: 

  • Cực kì mệt mỏi, yếu người
  • Da tái
  • Đau tức ngực, nhịp tim nhanh hoặc bị hụt hơi
  • Nhức đầu, chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu
  • Giảm năng suất học tập và làm việc
  • Nhận thức kém và kém phát triển lúc nhỏ
  • Khó duy trì thân nhiệt
  • Giảm miễn dịch
  • Viêm lưỡi

3. Nguyên nhân gây ra thiếu sắt

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt. Các nguyên nhân này gồm 2 nhóm chính:

Tăng tiêu thụ sắt: ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người bị mất máu do ra máu nhiều vào ngày hành kinh hoặc thường xuyên hiến máu hoặc đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa (nhạy cảm với thức ăn hoặc mắc giun móc)

  • Mất máu: phụ nữ có ngày hành kinh kéo dài hoặc ra máu nhiều ngày hành kinh có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt vì họ mất máu nhiều trong ngày hành kinh. Mất máu từ từ, kéo dài trong cơ thể do loét dạ dày, thoát vị hoành, poly đại tràng hoặc ung thư đại trực tràng có thể gây ra thiếu máu thiếu sắt. Tình trạng chảy máu ống tiêu hóa có thể gây ra do dùng thường xuyên các thuốc giảm đau.
  • Mang thai: nếu không bổ sung thêm chất sắt, tình trạng thiếu máu thiếu sắt sẽ xảy ra ở rất nhiều thai phụ do nguồn lưu trữ sắt của cơ thể được sử dụng tối đa để làm tăng thể tích máu cũng như được sử dụng để sản xuất hemoglobin cho bào thai.

Nguyên nhân gây ra thiếu sắt

Giảm hấp thu sắt: do chế độ ăn ít hoặc không có thịt, thiếu vitamin C (giúp hấp thu sắt dễ hơn), dùng thuốc hoặc các chất ngăn cản hấp thu sắt ở ruột non

  • Khẩu phần ăn thiếu sắt: cơ thể bạn lấy chất sắt thông qua thức ăn. Nếu bạn tiêu thụ quá ít chất sắt, sau một thời gian cơ thể có thể bị thiếu sắt. Các thực phẩm cung cấp chất sắt bao gồm các loại thịt, trứng, rau có màu xanh và thực phẩm giàu sắt khác. Để phát triển tốt và hoàn thiện, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần chất sắt trong khẩu phần của chúng.
  • Mất khả năng hấp thu chất sắt: chất sắt trong thức ăn được hấp thu vào trong máu ở ruột non. Các bệnh lý ở ruột non như bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten) ảnh hưởng tới khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột non. Nếu như 1 phần của ruột non được làm phẫu thuật bắc cầu hoặc cắt bỏ, nó có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu chất sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác.

Yếu tố nguy cơ bị thiếu sắt

Các nhóm dưới đây có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt:

  • Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai là nhóm nguy cơ thiếu sắt cao nhất do quá trình phát triển nhanh chóng và tăng nhu cầu sử dụng chất sắt.
  • Trẻ gái giai đoạn dậy thì và phụ nữ tuổi sinh đẻ có nguy cơ thiếu sắt do hành kinh.
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng tới 3 tuổi là nhóm tuổi thường bị thiếu sắt do tăng trưởng nhanh và không được cung cấp đủ chất sắt.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu sắt là những bé sinh non hoặc sinh nhẹ kí; bé được nuôi bằng sữa bò trước 12 tháng, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và sau tháng thứ 6 không được cho ăn dặm; trẻ được nuôi bằng sữa công thức không bổ sung sắt; trẻ từ 1 – 5 tuổi uống hơn 700 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành 1 ngày; trẻ bị nhiễm trùng mạn tính hoặc ăn uống kiêng khem.

4. Cách chăm sóc người bị thiếu sắt

Bị thiếu sắt nên ăn gì?

Để phòng ngừa nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt, hãy lựa chọn các loại thức ăn giàu sắt như:

  • Thịt đỏ, thịt heo và thịt gia cầm
  • Hải sản
  • Đậu
  • Các loại rau có màu xanh đậm
  • Hoa quả khô như nho khô và nho khô
  • Ngũ cốc bổ sung sắt, bánh mì
  • Đâu hòa lan

Ngoài cung cấp thực phẩm chứa nhiều sắt, bạn cũng nên tăng cường khả năng hấp thụ sắt bằng cách sử dụng các thực phẩm có nhiều vitamin C như:

  • Bông cải xanh
  • Bưởi, kiwi
  • Rau xanh
  • Cam, dâu, me, cà chua,…

Đối với các nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao đã đề cập ở trên, dưới đây là các khuyến cáo bổ sung sắt đầy đủ :

Trẻ sơ sinh

Nếu được, hãy nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 12 tháng và bắt đầu cho ăn dặm có bổ sung sắt từ tháng 4 – 6. Khi trẻ đã đủ 6 tháng, hãy cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn bổ sung vitamin C 1 lần/ngày để tăng cường khả năng hấp thụ sắt.

Nếu bạn không có đủ sữa cho con, hãy sử dụng sữa công thức có bổ sung sắt. Đừng cho trẻ uống sữa có ít chất sắt như sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành cho tới khi trẻ được ít nhất 12 tháng.

Nếu trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ kí hoặc không thể ăn 1 – 2 bữa ăn có bổ sung thức ăn chứa nhiều sắt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho uống bổ sung sắt.

Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi

Sau khi trẻ được 1 tuổi, cho trẻ uống 700 ml sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành 1 ngày. Sau khi trẻ được 2 tuổi, cho trẻ uống sữa ít béo hoặc không béo thay thế cho sữa nguyên kem và sữa bổ sung vitamin D là nguồn bổ sung canxi và vitamin tốt nhưng không bổ sung chất sắt.

Cho trẻ ăn khẩu phần ăn giàu chất sắt như bánh mì bổ sung hoặc ngũ cốc bổ sung sắt và thịt nạc, trái cây, rau củ quả và nước trái cây chứa nhiều vitamin C. Vitamin C giúp trẻ hấp thu sắt tốt hơn.

Trẻ gái tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi sinh đẻ

Ăn thực phẩm giàu chất sắt và các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và cá.

Phụ nữ mang thai

Ăn thực phẩm giàu chất sắt và các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C như thịt nạc đỏ, thịt gia cầm và cá, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung sắt.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn nằm trong nhóm có yếu tố nguy cơ cao đã kể trên, có thể đi khám bác sĩ để tầm soát việc thiếu sắt và được điều trị thiếu máu thiếu sắt nếu cần thiết.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng gì đã kể trên hoặc bạn cảm thấy bất thường và điều đó làm bạn lo lắng. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Thị Ngọc Trân

    Tôi cứ hay bị chóng mặt nên đi khám và bác sĩ cũng bảo là bị thiếu sắt. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình trạng của mình.

    06/10/2017
  • Tuyết Mai

    Tôi hay bị chóng mặt khi đứng lên thì không biết có phải thiếu sắt không nhỉ

    26/09/2017
  • Nguyễn Trường Dương

    Tôi bị thiếu sắt do đang mang thai nên thường xuyên bị mệt mỏi, chóng mặt khi đứng dậy. Tôi sẽ thử làm theo những lời khuyên của bác sĩ xem sao

    06/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung