Thiếu máu là dấu hiệu của bệnh gì, biểu hiện và cách chữa trị

Thiếu máu là dấu hiệu của bệnh gì, biểu hiện và cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Ngân. Gần đây tôi có đi khám định kỳ và bác sĩ có bảo tôi bị thiếu máu. Tôi ăn uống rất đầy đủ và sinh hoạt điều độ nên việc bị thiếu máu khiến tôi khá bất ngờ. Liệu tôi có đang mắc bệnh gì không, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Ngân, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thiếu máu là tình trạng mà khá nhiều người mắc phải. Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể bao gồm cả những nguyên nhân bệnh lý, nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ gặp bác sĩ theo số 1900 1246. Để bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng mà mình mắc phải, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Thiếu máu là gì?

2. Biểu hiện của thiếu máu

3. Nguyên nhân gây ra thiếu máu

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Điều trị thiếu máu

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

 

1. Thiếu máu là bệnh gì?

Thiếu máu (tên tiếng Anh là Anemia) là tình trạng khi cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô đầy đủ. Bị thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu.

Có nhiều loại thiếu máu, mỗi loại lại có nguyên nhân gây bệnh riêng. Thiếu máu có thể là tạm thời hay dài hạn và bệnh có thê ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Hãy gặp bác sĩ khi bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu bởi vì đay có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nghiêm trọng.

Việc điều trị thiếu máu có nhiều mức độ từ cách  uống các chất bổ sung đến việc phải tiến hành các quá trình điểu trị y khoa. Bạn có thể phòng ngừa một số loại thiếu máu bằng cách ăn một chế độ ăn khỏe mạnh và đa dạng.

2. Biểu hiện của triệu chứng thiếu máu

Các triệu chứng của thiếu máu khá đa dạng, chúng phụ thuộc vào loại, nguyên nhân, độ nghiêm trọng của thiếu máu và các vấn đề sức khỏe đáng chú ý như xuất huyết, viêm loét, các vấn đề về kinh nguyệt hay ung thư.  

Cơ thể có thể tự bù rất tốt trong các giai đoạn đầu của thiếu máu. Nếu thiếu máu nhẹ hay phát triển từ từ trong một thời gian dài, bạn có thể không thấy bất kì triệu chứng nào.

Các biểu hiện thường gặp của đa số loại thiếu máu bao gồm:

Biểu hiện của người bị thiếu máu

Một số triệu chứng khác sẽ có liên hệ với một số loại thiếu máu cụ thể.

Thiếu máu thiếu sắt

Người bị thiếu máu thiếu sắt có thể có thêm các triệu chứng sau:

  • Thèm ăn các chất lạ như giấy, đá hay đất (tình trạng này gọi là dị thực)
  • Cong phần trước của ngón tay (móng lõm)
  • Đau trong miệng do có vết nứt ở các góc

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau kiểu thần kinh (cảm giác đau như châm chit ở bàn tay hay bàn chân)
  • Mất xúc giác
  • Dáng đi loạn choạng và khó đi lại
  • Tay chân vụng về và cứng
  • Mất trí

Thiếu máu do nhiễm độc chì mạn tính

Nhiễm độc chì mạn có thể có các triệu chứng sau:

Thiếu máu do sự phá hủy tế bào hồng cầu mạn tính

Thiếu máu do phá hủy hồng cầu mạn tính có các triệu chứng bao gồm:

  • Vàng da (da và mắt)
  • Nước tiểu nâu hoặc đỏ
  • Loét chân
  • Chậm lớn ở trẻ em
  • Các triệu chứng sỏi mật

Thiếu máu hồng cầu hình kiềm

Các triệu chứng của thiếu máu hồng cầu hình liềm bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Dễ bị nhiễm khuẩn
  • Chậm lớn và phát triển ở trẻ em
  • Các cơn đau nghiêm trọng thường ở khớp, bụng và các chi

Thiếu máu do sự phá hủy hồng cầu đột ngột

Các triệu chứng của thiếu máu gây ra bới sự phá hủy hồng cầu đột ngột có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nước tiểu nâu hoặc đỏ
  • Vàng da (chỉ vàng da)
  • Các vết bầm nhỏ dưới da
  • Động kinh
  • Triệu chứng suy thận

3. Nguyên nhân gây ra thiếu máu

Các nguyên nhân khác nhau có thể gây ra thiếu máu bao gồm:

Không cung cấp đủ nhu cầu sắt

- Tăng nhu cầu: trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyêt, phụ nữ có thai, cho con bú…

- Cung cấp thiếu: ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn uống của người nghiện rượu, người già

- Cơ thể giảm hấp thu sắt: viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột, do thức ăn làm giảm hấp thu sắt: tannin, phylat trong chè, cà phê, nước uống có ga…

Thiếu máu thiếu sắt

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khắp thế giới. Thiếu máu thiếu sắt gây ra bới sự thiếu sắt trong cơ thể bạn. Tủy xương cần sắt để tạo hemoglobin (một phần hồng cầu). Không có lượng sắt thích hợp, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hồng cầu.

Không bổ sung sắt, thiếu máu thiếu sắt xảy ra ở rất nhiều thai phụ. Bệnh cũng có thể gây ra bởi mất máu như do các kì kinh ra máu quá nhiều, loét, ung thư hay do thường xuyên dùng các thuốc không cần kê toa như thuốc giảm đau.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu

Thiếu máu do thiếu vitamin

Ngoài sắt, cơ thể cần folate và vitamin B12 đề sản xuất hồng cầu. Chế độ ăn thieeys các chất này và các chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.

Hơn thế nữa, một số người ăn đủ vitamin B12 nhưng cơ thể lại không có khắ năng xử lý vitamin. Việc này dẫn tới thiếu máu do thiếu vitamin hay còn gọi là thiếu máu ác tính.

Thiếu máu do các bệnh mạn

Một số bệnh như ung thư, HIV/AIDS, viêm phổi, bệnh thận, bệnh Crohn và các bệnh viêm nhiễm mạn tính khác có thể tác dộng đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Thiếu máu do suy tủy

Hiếm gặp nhưng thiếu máu do nguyên nhân này đe dọa đến tính mạng, khi xảy ra cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân suy tủy bao gồm nhiễm khuẩn, một số thuốc, các bệnh tự miễn và tiếp xúc với các hóa chất.

Thiếu máu do bệnh tủy xương

Một số bệnh như bệnh như bệnh bạch cầu (leukemia) và xơ tủy nguyên phát (myelofibrosis) có thể gây thiếu máu vì bệnh tác động đến tạo hồng cầu của tủy xương. Các tác động các các loại ung thư và rối loạn giống ung thư này có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

Thiếu máu tán huyết

Nhóm thiếu máu này phát triển khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh hơn sự tạo máu của tủy xương. Một số bệnh máu tăng sự phá hủy hồng cầu. Bạn có thể bị di truyền một bệnh thiếu máu tán huyết hay bạn có thể tự mắc bệnh ở bất kì giai đoạn nào của cuộc đời.

Bệnh hồng cầu liềm

Bệnh di truyền và đôi lúc là một tình trạng  tán huyết di truyền rất nghiêm trọng. Bệnh gây ra bởi sự biến đổi hình dạng của hemoglobin khiến cho các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường (hình cái liềm). Các hồng cầu bất thường này chết sớm, kết quả là thiếu hồng cầu.

Các thiếu máu khác

Một vài loại thiếu máu khác có thể kể đến như thiếu máu thalassemia và thiếu máu do sốt rét.

Yếu tố nguy cơ bị thiếu máu

Các yếu tố nguy cơ của thiếu máu bao gồm:

Chế độ ăn thiếu một số vitamin: Có chế độ ăn thiếu một số chất như sắt. vitamin B12 và folate tăng nguy có thiếu máu.

Các rối loạn tiêu hóa: Một số rối loạn về tiêu hóa tác động đến việc haaso thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non như bệnh Crohn hay không dung nạp gluten có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu.

Kinh nguyệt: Thông thường, một số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao thiếu máu thiếu sắt hơn đàn ông và các phụ nữ đã mãn kinh. Bởi vì trong các kì kinh họ sẽ bị mất hồng càu.

Mang thai: Nếu mang thai mà không bổ sung các loại vitamin và acid folic, sẽ có nguy cơ thiếu máu.

Bệnh mạn tính: Nếu bị mắc các bệnh ung thư, suy thận hoặc các bệnh mạn khác, bạn có nguy cơ cao bị thiếu máu. Các bệnh trên có thể dẫn đến việc thiếu hụt hồng cầu. Lâu ngày, sư mất máu mạn tính từ các ổ loét hay các nguồn khác có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt  trong cơ thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có tiền sử thiếu máu di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tương tự.

Tuổi: người trên 65 tuổi có nguy cơ thiếu máu cao hơn.

Các yếu tố khác: Tiền sử mắc một số nhiễm khuẩn, bệnh về máu và bệnh tự miễn, nghiện rượu, tiếp xúc hóa chấy hay dùng một số thuốc có thể tác động đến hồng cầu dẫn đến thiếu máu.

4. Xét nghiệm sàng lọc và kiểm tra

- Xét nghiệm xác định mức độ và tính chất thiếu máu: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit giảm, hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

- Xét nghiệm đánh giá mức độ thiếu sắt: sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, transferrin tăng, khả năng gắn sắt toàn thể tăng, độ bão hòa transferrin giảm.

- Xét nghiệm tìm nguyên nhân: soi dạ dày, soi đại tràng, siêu âm ổ bụng, tìm kí sinh trùng đường ruột (trứng giun móc trong phân), CD55, CD59 (chẩn đoán đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm).

5. Điều trị thiếu máu

Thường sẽ phụ thuộc chủ  yếu và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Thuốc 

  • Bổ sung sắt và axit folic là 2 lựa chọn hang đầu trong điều trị triệu chứng thiếu máu
  • Một số loại thuốc điều trị đặc hiệu 

Dinh dưỡng

  • Ăn các thức ăn bổ sắt, bổ máu như thịt bò, rau củ, hào, thịt gà, các loại đậu, tàu hủ..
  • Hạn chế rượu bia, không uống thuốc lá.
  • Ăn uống các thức ăn có nhiều vitamin C, vì vitamin C sẽ hỗ trợ giúp cơ thể hơn tăng khả năng hấp thu sắt nhiều

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trao đổ với bác sĩ nếu bạn có các yếu tố nguy cơ thiếu máu hay ghi nhận các triệu chứng thiếu máu bao gồm:

  • Mệt kéo dài, khó thở, tim đập nhanh, da tái hay bất kì các triệu chứng nào của thiếu máu, tìm đến chăm sóc khẩn cấp ngay khi có bất kì vấn đề về thở hay thay đổi nhịp tim.
  • Ăn kiêng khem hay ăn thiếu các vitamin và khoáng chất
  • Các chu kì kinh quá nhiều hay quá dài
  • Các triệu chứng như loét, viêm dạ dày, có máu trong phân hay đi cầu phân đen, trĩ hay ung thư đại trực tràng.
  • Tiếp xúc với các môi trường có chì 
  • Thiếu máu di truyền trong gia đình hay khi muốn hỏi ý kiến về vấn đề di truyền khi muốn mang thai.
  • Phụ nữ muốn mang thai sẽ được bác sĩ đề nghi sử dụng các chất bổ sung đặc biệt như fotate trước khi mang thai. Các chất bổ sung này cần thiết cho cả mẹ và con.

Trong trường hợp này bạn Ngân không cần quá lo lắng do bạn mới đi khám sức khỏe định kỳ. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị mà chúng tôi đưa ra. Nếu bạn vẫn còn cảm thấy lo lắng thì bạn có thể đi khám bác sĩ để xác định xem mình có bị bệnh hay không. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Kim Thoa

    Đứng lên thường bị sa sẩm mặt mày thì có phải thiếu máu không bác sĩ

    29/09/2017
  • Gia Huy

    Bị thiếu máu thì có thể uống sắt bổ sung. Tuy nhiên không nên uống thuốc một cách vô tội vạ nha mọi người.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung