Triệu chứng vàng da là dấu hiệu của những bệnh gì?
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi có hiện tượng bị vàng da. Tôi rất lo lắng không biết mình có bị làm sao không. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bạn không cần quá lo lắng vì rất có bạn đang có hiện tượng vàng da sinh lý. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về triệu chứng vàng da để bạn tham khảo và có biện pháp xử lý đối với tình trạng vàng da của mình nhé.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
1. Vàng da là gì?
Vàng da là thuật ngữ y khoa dùng để miêu tả tình trạng vàng da và vàng mắt. Vàng da không phải là một bệnh mà là một triệu chứng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Vàng da hình thành khi có quá nhiều bilirubin được tạo ra trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố có màu vàng được tạo thành do sự tiêu hủy của các hồng cầu ở gan. Bình thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin chung với các tế bào hồng cầu già.
Vàng da có thể là dấu chỉ điểm của bệnh nặng liên quan đến rối loạn chức năng của các tế bào hồng cầu, gan mật hay tụy.
2. Các biểu hiện của vàng da
Da hay mắt ánh vàng là biểu hiện rõ nhất của vàng da. Trong nhiều trường hợp nặng, phần tròng trắng của mắt có thể ngả sang màu nâu hoặc cam. Bạn cũng có thể có tiểu sậm màu và phân nhạt màu.
Nếu vàng da do nguyên nhân nhiễm virus viêm gan thì bạn có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi hay nôn ói. Một số người không nhận thấy rằng họ có bị vàng da, người bệnh chỉ thấy rõ khi họ vàng da và vàng cả mắt.
Nếu bạn chỉ bị vàng da thì có thể đó là do bạn có quá nhiều beta caroten trong cơ thể. Beta caroten là một chất chống oxi hóa được tìm thấy trong các thực phẩm như cà rốt, bí ngô và khoai lang.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng vàng da
Các tế bào hồng cầu già sẽ được chuyển đến gan và phá hủy tại đây. Bilirubin là sắc tố màu vàng được tạo thành sau khi các tế bào hồng cầu già bị phá hủy. Vàng da xảy ra khi gan không chuyển hóa bilirubin như bình thường.
Gan có thể bị phá hủy một phần và không thể thực hiện quá trình này. Thỉnh thoảng, bilirubin không thể đến đường tiêu hóa – nơi mà chúng sẽ được thải qua phân. Trong một số trường hợp khác, có thể do có quá nhiều bilirubin đến gan hay quá nhiều tế bào hồng cầu bị phá hủy.
Vàng da ở người lớn thường là dấu hiệu của:
- Nghiện rượu hay sử dụng chất cồn quá mức
- Nhiễm trùng gan
- Ung thư gan
- Xơ gan (tạo mô xơ trong gan, thông thường là do rượu)
- Sỏi đường mật (các sỏi cholesterol chứa các chất béo hay các sỏi sắc tố có thành phần bilirubin)
- Viêm gan (gan to và giảm khả năng hoạt động)
- Ung thư đường mật tụy
- Nhiễm kí sinh trùng ở gan, có thể làm tắc nghẽn đường mật
- Các bệnh lí về máu như thiếu máu tán huyết (sự thủng hay vỡ các hồng cầu dẫn đến giảm tế bào máu trong tuần hoàn, gây mệt mỏi và yếu)
- Tác dụng phụ khi dùng quá liều các thuốc ví dụ như acetaminophen (có trong paracetamol)
Vàng da cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở những trẻ sinh non. Sự tăng quá mức bilirubin có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh là do gan của chúng chưa phát triển hoàn thiện và chưa hoạt động đúng.
4. Điều trị chứng vàng da
Chẩn đoán
Bác sĩ đầu tiên sẽ lấy máu để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây vàng da. Xét nghiệm máu không chỉ đưa ra mức bilirubin hiện có trong cơ thể mà còn giúp tìm ra những của chỉ điểm của một số bệnh như viêm gan siêu vi.
Một số xét nghiệm khác có thể làm bao gồm:
- Test chức năng gan: một bộ xét nghiệm máu nhằm đánh giá mức protein và enzyme mà gan sản xuất để xem hoạt động của gan có bình thường còn tốt hay không.
- Đếm tế bào máu: để tìm xem có bằng chứng của thiếu máu tán huyết hay không
- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: bao gồm siêu âm bụng (dùng sóng tần số cao để đưa ra hình ảnh của các tạng trong ổ bụng) hay CT scan
- Sinh thiết gan: sẽ lấy một mẫu nhỏ ở mô gan để kiểm tra dưới kính hiển vi
Mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh chủ yếu được chẩn đoán qua xét nghiệm máu. Một mẫu nhỏ máu sẽ được lấy bằng cách chích nhẹ ở ngón chân trẻ sơ sinh. Bác sĩ nhi khoa sẽ yêu cầu điều trị nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ vàng da từ trung bình đến nặng.
Điều trị
Vàng da là một triệu chứng chứ không phải bệnh lí. Do đó cách điều trị mà bác sĩ đưa ra sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây vàng da. Bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân chứ không điều trị triệu chứng. Một khi đã điều trị thì da bạn sẽ gần như trở lại bình thường và tình trạng vàng da sẽ không còn.
Hầu hết vàng da ở trẻ sơ sinh có thể hết trong vòng 1-2 tuần. Vàng da mức độ trung bình sẽ được điều trị bằng phương pháp quang học tại bệnh viện hay ở nhà để loại bỏ bilirubin khỏi cơ thể.
Sóng quang học sẽ được hấp thụ qua da và máu của trẻ. Và ánh sáng sẽ giúp cơ thể của bé chuyển bilirubin thành chất thải và cần được loại bỏ. Nhu động ruột bình thường tạo ra phân có màu hơi xanh là tác dụng phụ thường gặp của phương pháp trị liệu này. Đây là do sự tăng bilirubin trong cơ thể. Phương pháp này còn dùng một miếng nhỏ phát quang sao cho giống với ánh nắng tự nhiên và được đặt lên da bé.
Nhiều trường hợp vàng da còn được điều trị bằng cách truyền máu hay thay máu để loại bỏ bilirubin.
Vàng da thường tự khỏi một khi nguyên nhân nền được điều trị. Bạn cần khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ vàng da có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng. Những trường hợp vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh thường có khuynh hướng tự khỏi mà không cần điều trị và cũng không gây ảnh hưởng đến gan sau này.
Bạn thân mến, với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, hy vọng bạn đã phần nào có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh vàng da. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của bé và theo dõi các dấu hiệu trong những ngày tiếp theo. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi