Ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến trong các loại bệnh ung thư. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ nam giới mắc ung thư trực tràng cao hơn nữ giới, độ tuổi mắc bệnh phổ biến là 70-80 tuổi.
1. Bệnh ung thư trực tràng là gì
2. Triệu chứngung thư trực tràng
3. Tác hại củaung thư trực tràng
4. Nguyên nhân gây ra bệnhung thư trực tràng
5. Điều trị bệnhung thư trực tràng
6. Phòng chốngung thư trực tràng
1. Bệnh ung thư trực tràng là gì?
Trực tràng là đoạn cuối của ruột già. Nó bắt đầu ở phần cuối của đại tràng và kết thúc ở phần đầu của hậu môn. Ung thư bên trong trực tràng (ung thư trực tràng) và ung thư bên trong đại tràng (ung thư đại tràng) thường được gọi chung là "ung thư đại trực tràng".
Mặc dù ung thư đại tràng và ung thư trực tràng tương đối giống nhau nhưng cách điều trị của chúng lại khác nhau. Điều này hầu hết là bởi vì trực tràng nằm trong một không gian hẹp, nó không tách biệt mấy so với các cơ quan và cấu trúc lân cận bên trong đáy chậu. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn trực tràng là rất khó và phức tạp. Liệu pháp điều trị bổ sung là cần thiết trước hoặc sau phẫu thuật - hoặc cả hai - để giảm nguy cơ tái phát của ung thư.
Trong quá khứ, hiếm có bệnh nhân ung thư trực tràng sống lâu sau khi phẫu thuật, kể cả với phương pháp điều trị đặc biệt. Nhờ vào các cải tiến trong cách điều trị trong vòng 30 năm trở lại đây, ung thư trực tràng bây giờ đã có thể chữa khỏi.
Ung thư trực tràng là một loại ung thư bắt đầu từ trực tràng. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, ung thư trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng
Các triệu chứng thông thường bao gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện, như tiêu chảy, táo bón hay các nhu động ruột xuất hiện nhiều hơn
- Phân có màu đen hay đỏ (máu)
- Phân có mủ
- Đi phân ít
- Đau bụng
- Nhu động ruột gây đau
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Cảm giác đầy bụng
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Dễ mệt mỏi
Đau bụng dai dẳng là triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng
Dấu hiệu bất thường khi đại tiện: Một số dấu hiệu có thể cảnh báo bạn đang bị ung thư trực tràng như số lần đại tiện tăng lên đột ngột, phân lỏng, luôn có cảm giác phân ra không hết, hay cảm thấy có nhu cầu đi vệ sinh. Bạn cần hết sức lưu ý khi gặp dấu hiệu bất thường này.
Đi đại tiện có lẫn máu trong phân: Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh ung thư trực tràng. Triệu chứng phân biệt đó là máu chảy ra dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân, máu tươi hoặc lẫn theo phân có màu sậm, kèm theo dịch nhầy.
Bụng chướng, có ợ hơi: Các triệu chứng ung thư trực tràng như cảm giác bị đầy hơi chướng bụng thường xuyên dẫn đến đau, co thắt ở ruột. Bên cạnh đó còn thấy nhiều bất ổn ở hệ tiêu hóa như đau bụng, giảm khả năng ăn uống, cơ thể thiếu chất, sút cân nhưng không hiểu lý do.
Đau bụng dai dẳng: Bị đau bụng thì khó có ai nghĩ rằng đó là dấu hiệu bị ung thư trực tràng. Bụng bị đau có thể là biểu hiện của các chứng rối loạn hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, dạ dày. Nhưng nếu thấy đau bụng mà có kèm hiện tượng đại tiện nhiều lần thì cảnh giác có khối u ung thư bên trong bụng. Nếu phát hiện khối u sớm chúng ta có thể loại bỏ chúng và phòng tránh các nguy cơ gây hại về sau.
Phát hiện có khối u đại tràng, trực tràng: Hầu hết những căn bệnh ung thư đều có hiện tượng phát triển khối u ác tính. Nếu có khối u trực tràng bệnh nhân có thể tự phát hiện bằng cách sờ nắn bụng sẽ phát hiện ra.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi có các dấu hiệu như đau bụng dai dẳng, ợ hơi, bụng chướng, đi đại tiện có máu lẫn trong phân thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám, phát hiện bệnh kịp thời để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng là căn bệnh hết sức nguy hiểm đối với người mắc phải:
- Ung thư trực tràng khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi về sinh, thậm chí đại tiện ra máu
- Ung thư trực tràng khiến cho người bệnh phải chịu đựng những căn đau dai dẳng khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi và không tập trung tinh thần để làm những việc khác được.
- Ung thư trực tràng khiến cho sức khỏe người bệnh giảm sút rõ rệt, khiến cho họ dễ mắc phải những căn bệnh khác.
- Ung thư trực tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến di căn và khiến người bệnh tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào bình thường ở trực tràng xuất hiện nhiều lỗi sai trong DNA. Phần lớn các trường hợp đều không rõ nguyên nhân.
Tế bào bình thường tăng sinh có trật tự để duy trì chức năng cơ thể ổn định. Nhưng một khi DNA của tế bào bị lỗi và trở thành ung thư, tế bào cứ tiếp tục tăng sinh - kể cả khi không cần tạo tế bào mới. Hậu quả là các tế bào tích tụ dần và hình thành khối u.
Theo thời gian, tế bào ung thư xâm lấn và phá hủy các mô lành kế cận. Và tế bào ung thư còn có thể di căn tới các vị trí khác trong cơ thể.
Đột biến gen di truyền gia tăng khả năng ung thư đại trực tràng. Có các gia đình, đột biến gen truyền từ cha mẹ sang con cái, điều này làm gia tăng khả năng ung thư đại trực tràng. Các đột biến này liên quan rất ít đến ung thư. Đoạn gen liên quan với ung thư làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, chứ không gây ra bệnh.
Có 2 hội chứng ung thư đại trực tràng do gen đã được nghiên cứu kĩ là:
- Ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp (Hereditary nonpolyposis colorectal cancer - HNPCC). HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng cũng như các ung thư khác. Người có HNPCC thường bị ung thư đại tràng trước 50 tuổi.
- Polyp đại trực tràng tuyến di truyền (Familial adenomatous polyposis - FAP). FAP là đột biến hiếm, nó gây ra sự tăng sinh hàng ngàn polyp trong bề mặt lót đại tràng và trực tràng. Người có FAP có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng trước 40 tuổi.
FAP, HNPCC và các hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền hiếm khác có thể được tầm soát bằng các xét nghiệm kiểm tra gen. Nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư đại tràng, hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh không.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư trực tràng
Đặc tính và lối sống là các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ ung thư trực tràng cũng như ung thư đại tràng. Chúng bao gồm:
Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư trực tràng càng lớn. Theo số liệu nghiên cứu thì ung thư trực tràng phổ biến nhất ở tuổi 50 trở lên.
Béo phì: Ngoài việc gây ra bệnh về tim mạch, những người béo phì còn có nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư trực tràng thì nguy cơ bạn mắc bệnh này lớn hơn so với những người mà gia đình không có ai mắc căn bệnh này.
Tiền sử bệnh của cá nhân: một số nghiên cứu chỉ ra rằng người mắc tiểu đường loại III cũng có nguy cơ mắc ung thư trực tràng. Nếu bạn đã từng bị ung thư trực tràng, ung thư đại tràng hay polyp tuyến, bạn có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng trong tương lai.
Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Nếu bạn ăn nhiều thịt đỏ và đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên rán hay hút thước lá, uống nhiều rượu bia… có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
Ít vận động thể lực: Thiếu vận động thể lực sẽ dẫn đến sức đề kháng của con người yếu, có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn người bình thường.
Hút thuốc: Người hút thuốc tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Rượu: Thường xuyên uống nhiều hơn 3 ly rượu 1 tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Xạ trị: Xạ trị trực tiếp ngay vùng bụng để chữa các ung thư khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng
Chẩn đoán
Ung thư trực tràng thường được chẩn đoán khi bác sĩ cho làm kiểm tra tìm nguyên nhân xuất huyết trực tràng hay thiếu máu do thiếu sắt. Nội soi đại tràng là thủ tục chính xác nhất. Khi nội soi, bác sĩ dùng 1 ống nhỏ, dẻo có gắn máy quay (máy nội soi) để quan sát bên trong đại tràng và trực tràng.
Thỉnh thoảng ung thư trực tràng không có triệu chứng rõ ràng. Họ chỉ biết mình mắc ung thư trực tràng khi làm nội soi - vì vậy, nội soi trực tràng được khuyến cáo cho người 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh.
Trong khi nội soi có thể lấy mẫu mô ở những chỗ nghi ngờ có bệnh. Phân tích mẫu mô trong phòng thí nghiệm góp phần cho chẩn đoán bệnh.
- Nội soi trực tràng: Bệnh nhân sẽ được làm sạch ruột, các bác sỹ tiến hành đưa một ống nội soi mềm vào sâu bên trong hậu môn khoảng 20-25 cm. Trong trường hợp phát hiện khối u thì sinh thiết sẽ được tiến hành để xác định bệnh.
- Chụp X-Quang đại trực tràng: Mục đích của phương pháp này là thông qua kết quả hình ảnh nhằm phát hiện những tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại trực tràng một cách tổng quát nhất. Khi phát hiện những tổn thương còn nhỏ các bác sỹ sẽ tiến hành phun khí bari kép cho khoang ruột để tiến hành chụp hình ảnh so sánh để có kết quả chính xác hơn.
- Siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, CT cắt lớp: Phương pháp này có khả năng đánh giá tình trạng khối u đã di căn hay chưa từ đó các bác sỹ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Xác định kháng nguyên carcinoebryonic-CEA: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và được đánh giá là phương pháp quan trọng nhất trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
Xác định giai đoạn của ung thư trực tràng
Khi được chẩn đoán ung thư trực tràng, kế tiếp là xác định giai đoạn của bệnh. Biết ở giai đoạn nào sẽ giúp tìm cách điều trị thích hợp. Các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh được dùng trong xác định giai đoạn của ung thư trực tràng:
- Xét nghiệm máu toàn phần (Complete blood count - CBC): xét nghiệm này cho biết số lượng các tế bào trong máu. Nó cho biết số lượng hồng cầu có thấp không (thiếu máu), và liệu có khối u gây mất máu không. Nồng độ bạch cầu cao là dấu hiệu nhiễm trùng, là yếu tố nguy cơ nếu có khối u phát triển trên thành của trực tràng.
- Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (Carcinoembryonic antigen - CEA): đôi khi ung thư sản xuất ra các chất - gọi là chất đánh dấu ung thư, có thể được phát hiện trong máu. Ví dụ như kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA), sẽ có nồng độ cao hơn ở người mắc ung thư đại trực tràng so với người bình thường. Kiểm tra CEA rất hữu ích khi muốn biết đáp ứng của bệnh nhân với cách điều trị.
- Xét nghiệm hóa học (Chemistry panel): Xét nghiệm này đo số lượng các chất hóa học trong máu. Nồng độ bất bình thường có thể cho thấy ung thư đã di căn tới gan. Nồng độ cao các chất khác có thể cho thấy vấn đề với các cơ quan khác, như thận.
- Chụp cắt lớp phần ngực (CT): phương pháp này giúp xác định liệu ung thư trực tràng đã di căn chưa, ví dụ tới gan và phổi.
- Chụp cộng hưởng từ phần chậu (MRI): chụp MRI cung cấp hình ảnh chi tiết của cơ, cơ quan và các mô xung quanh khối u ở trực tràng. Nó còn cho thấy hạch bạch huyết gần trực tràng và các lớp khác nhau của thành trực tràng.
Các giai đoạn của ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng có thể ở 1 trong 5 giai đoạn (giai đoạn 0 tới giai đoạn 4). Các giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Tế bào ung thư trên bề mặt lót trực tràng (biểu mô), thỉnh thoảng trong polyp.
- Giai đoạn I: Khối u lan xuống dưới lớp biểu mô, đôi khi xuyên qua thành trực tràng.
- Giai đoạn II: khối u lan xuống/lan qua thành trực tràng, đôi khi lan tới và xâm lấn các mô lân cận.
- Giai đoạn III: khối u xâm lấn hạch bạch huyết gần đó, cũng như cấu trúc và mô ngoài thành trực tràng.
- Giai đoạn IV: khối u di căn tới các cơ quan hoặc hạch bạch huyết ở xa.
Xác định giai đoạn có thể bao gồm phân tích mẫu mô từ khối u. Khối u cấp thấp có xu hướng tăng sinh và di căn chậm. Trái lại, khối u cấp cao tăng sinh và di căn nhanh, nên cần phương pháp điều trị triệt để hơn.
Điều trị ung thư trực tràng bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị bệnh
Ung thư trực tràng thường cần nhiều hơn một cách điều trị, còn gọi là đa phương pháp. Nhìn chung thì các phương pháp cũng giống khi điều trị các bệnh ung thư khác. Chúng bao gồm:
Phẫu thuật
Để cắt bỏ khối u là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư trực tràng. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u trực tràng và các hạch lân cận. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể nối lại những phần còn lành của trực tràng.
Lựa chọn phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như:
- Giai đoạn và cấp độ của bệnh
- Vị trí khối u
- Kích cỡ khối u
- Tuổi
- Sức khỏe
- Bệnh sử
- Mong muốn của bệnh nhân sau khi đã tìm hiểu kĩ
Vài thủ thuật hay được dùng trong ung thư trực tràng:
- Phẫu thuật cắt bỏ ổ bụng đáy chậu và thủ thuật mở đoạn cuối đại tràng (Abdominoperineal resection with end colostomy)
Phẫu thuật cắt bỏ ổ bụng đáy chậu (APR) là cơ hội cao nhất loại bỏ khối u nằm gần chỗ thắt hậu môn. Ung thư ở vị trí này, bác sĩ phẫu thuật phải loại bỏ cả khối u và eo thắt. Nếu không thì sẽ tăng khả năng mắc ung thư lại.
Sau phẫu thuật, phân sẽ không thể đi qua hậu môn. Thủ thuật mở đoạn cuối đại tràng nối đoạn cuối đại tràng (dính với trực tràng trước khi phẫu thuật) với chỗ mở ở phần bụng dưới. Phân sẽ đi vào 1 cái túi ở chỗ mở.
- Nối đại tràng-hậu môn (Coloanal anastomosis)
Thủ thuật giữ lại eo thắt hậu môn này là 1 lựa chọn khi khối u nằm trên eo thắt ít nhất 0.39 inch (1 cm). Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ trực tràng và đủ các mô xung quanh. Phần còn lại của đoạn cuối đại tràng sẽ tạo thành 1 cái túi nối với đại tràng. Ngoài ra, đoạn cuối đại tràng có thể nối trực tiếp với hậu môn.
- Phẫu thuật cắt bỏ phần trước dưới (Low anterior resection)
Thủ thuật này cũng giữ lại hậu môn, tiến hành khi khối u nằm ở phần trên trực tràng. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u và xung quanh các mô khỏe mạnh, để lại phần dưới trực tràng. Đoạn cuối đại tràng sẽ được nối với phần còn lại của trực tràng.
- Cắt bỏ cục bộ
Cắt bỏ cục bộ loại bỏ khối u, dọc theo rìa của mô khỏe mạnh và phần thành trực tràng dưới khối u. Kĩ thuật này thường được dùng với ung thư giai đoạn 1, sau khi quan sát mẫu mô cho thấy không có di căn.
Không giống với các thủ thuật đã nêu, cắt bỏ cục bộ không bao gồm loại bỏ hạch bạch huyết. Thay vào đó, mẫu mô bị cắt bỏ được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để bảo đảm rằng không có dấu hiệu cho thấy khối u phát triển nặng hơn. Nếu có dấu hiệu nào phải tiến hành kiểm tra theo quy chuẩn.
- Phẫu thuật mở rộng hơn
Người bị ung thư trực tràng liên quan với bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hay ung thư đại trực tràng do gen cần phẫu thuật với nhiều thủ thuật nâng cao hơn so với các thủ thuật được nêu. Hóa trị là cần thiết trước hoặc sau phậu thuật.
Hóa trị liệu
Là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được sử dụng để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau phẫu thuật, để kiểm soát sự phát triển của khối u hoặc để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Tia xạ trị liệu
Còn được gọi là phương pháp phóng xạ, sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ trị liệu là phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng nhất cho các bệnh nhân ung thư trực tràng.
Liệu pháp sinh học
Các liệu pháp sinh học được sử dụng để sửa chữa, kích thích hoặc tăng cường chức năng chống lại ung thư tự nhiên của hệ thống miễn dịch. Có thể điều trị bằng liệu pháp sinh học trước khi phẫu thuật, đơn độc hoặc phối hợp với hóa trị liệu hoặc tia xạ trị liệu. Hầu hết các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp sinh học được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Liệu pháp kết hợp
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho ung thư trực tràng giai đoạn II và III là sự kết hợp giữa xạ trị và hóa trị trước khi tiến hành phẫu thuật. Hướng tiếp cận này cũng áp dụng cho ung thư trực tràng giai đoạn I mà có nguy cơ tái phát cao.
Lợi ích của liệu pháp hóa-xạ trị trước khi phẫu thuật gồm:
- Tăng đáp ứng xạ trị nhờ vào tác động của hóa trị lên tế bào ung thư
- Giảm kích thước khối u
- Hạ thấp giai đoạn ung thư trong một số trường hợp
- Cơ hội cao hơn cho phẫu thuật giữ lại hậu môn
- Giảm nguy cơ tái phát
Khoảng thời gian trung bình giữa hóa-xạ trị trước phẫu thuật và phẫu thuật là 6 tuần. Sau phẫu thuật, phần lớn bệnh nhân sẽ làm thêm hóa trị để tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại.
Ung thu trực tràng giai đoạn IV
Vài phương pháp điều trị dùng cho giai đoạn II và III có thể phù hợp cho cả giai đoạn IV. Dù vậy, theo định nghĩa, ung thư trực tràng giai đoạn IV là khi khối u đã di căn sang chỗ khác, thường là gan.
Trong một số trường hợp, khối u di căn có thể xuất hiện ở gan trong khi khối u nguyên thủy vẫn còn ở trực tràng và các hạch bạch huyết gần đó. Nếu vậy, bác sĩ sẽ khuyên nên cắt bỏ cả khối u nguyên phát và khối u ở gan cùng lúc.
Trường hợp khác, khối u nguyên phát có thể lan sang các cơ quan gần trực tràng, như tử cung và buồng trứng, trước khi di căn tới gan. Khi đó, phẫu thuật phức tạp và tái sắp xếp các cấu trúc chậu hông có thể tiến hành.
Khám và chữa trị ung thư Trực tràng tại Hello Doctor
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp.
- Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
- Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà
6. Phòng chống bệnh ung thư trực tràng
Giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ là một trong những phương pháp quan trọng để phòng bệnh ung thư trực tràng. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn. Nên ăn các loại thực phẩm luộc, hấp, hầm...
Tăng cường thực phẩm có tác dụng phòng ung thư như nấm hương, hành tây, tỏi, quả khế, măng tây… Hạn chế ăn thịt đỏ như bò bít tết, hamburger và thịt heo. Đây chính là nguyên nhân gây nguy cơ cao mắc các chứng bệnh ung thư, bao gồm ung thư trực tràng.
Đặc biệt, nên hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói. Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ ăn thịt đỏ không quá 3 lần/ tuần hoặc ít hơn nếu có thể. Kiêng ăn gia vị cay, không hút thuốc lá, uống rượu.
Tích cực luyện tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại những tác nhân gây ung thư trực tràng
Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện sớm nhất những căn bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư trực tràng để từ đó tìm ra biện pháp điều trị kịp thời.
Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi