Rung thất

Rung thất

Rung thất là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, có thể làm cho người bệnh chết trong vòng vài giây. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây đột tử do tim.

1. Bệnh rung thất là gì

2. Triệu chứng của bệnh rung thất

3. Tác hại của bệnh rung thất

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rung thất

5. Điều trị bệnh rung thất

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rung thất là gi?

Rung thất là một rối loạn nhịp tim xảy ra khi có các xung động điện bất thường và tim đập nhanh, làm các buồng tâm thất không bơm được máu đi khắp cơ thể. Đôi khi rung thất bị kích hoạt bởi cơn nhồi máu cơ tim, làm cho huyết áp bị giảm xuống, không cung cấp máu cho các cơ quan sống còn được.

Điều trị cấp cứu bao gồm hồi sức tim phổi (CPR) và sốc tim bởi máy khử rung tim. Điều trị cho các yếu tố nguy cơ gây rung thất bao gồm dùng thuốc và sử dụng máy tạo nhịp tim cấy trong buồng tim.

>>>Bạn có thể xem thêm các dạng rối loạn nhịp tim khác tại RỐI LOẠN NHỊP TIM.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rung thất

Ngất xỉu là triệu chứng hay gặp nhất của rung thất

Các triệu chứng xuất hiện sớm

Tình trạng tâm thất đập quá nhanh (nhịp nhanh thất) có thể dẫn tới rung thất. Các triệu chứng của nhịp nhanh thất là:

Đau ngực, khó thở là những triệu chứng điển hình của bệnh rung thất

Đau ngực, khó thở là những triệu chứng điển hình của bệnh rung thất

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc ai đó đang có những triệu chứng trên, hãy tới trung tâm y tế gần nhất. Hãy làm theo các bước dưới đây:

  • Gọi cấp cứu
  • Nếu người đó ngất xỉu, hãy kiểm tra mạch của họ
  • Nếu không có mạch, bắt đầu hồi sinh tim phổi để duy trì lượng máu tới các cơ quan quan trọng cho tới khi được khử rung tim. Nhấn mạnh và nhanh lên vùng ngực của họ - khoảng 100 lần nhấn trong 1 phút. Nếu bạn chưa được huấn luyện cách hồi sinh tim phổi, bạn không cần thiết phải kiểm tra đường thở hay hồi sinh phổi.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh rung thất

Bệnh rung thất là một căn bệnh nguy hiểm. Triệu chứng phổ biến của bệnh rung thất là ngất xỉu, sẽ thật là nguy hiểm nếu như bệnh nhân đang tham gia giao thông hay đang thực hiện các hoạt động có thể xảy ra tai nạn. Ngoài ra, những triệu chứng khác của bệnh rung thất cũng khiến cho người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy yếu.

Bệnh rung thất nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, mà trường hợp xấu nhất là khiến người bệnh tử vong. 

4. Nguyên nhân gây râ bệnh rung thất

Để hiểu được rung thất là gì, hãy tìm hiểu một nhịp tim bình thường là như thế nào

Như thế nào là nhịp tim bình thường?

Khi tim đập, xung điện làm co cơ tim đi theo một con đường nhất định tới các phần khác của tim. Khi con đường dẫn truyền này bị chặn lại có thể gây ra nhịp tim bất thường (loạn nhịp).

Tim được chia ra bốn buồng. Mỗi bên tim có 2 buồng tim là buồng tâm nhĩ nằm ở trên và buồng tâm thất nằm ở dưới. Trong một nhịp tim, buồng nhĩ co và tống máu xuống buồng thất. Sự co cơ này bắt đầu khi nút xoang nằm ở buồng nhĩ phải truyền đi tín hiệu điện làm buồng nhĩ trái và nhĩ phải co.

Tín hiệu điện này sau đó đi vào giữa tim tới nút nhĩ thất nằm chính giữa con đường truyền điện từ nhĩ xuống thất. Từ nút này, tín hiệu điện đi xuống buồng thất, làm chúng co lại và tống máu tới các cơ quan của cơ thể.

Điều gì gây ra rung thất?

Nguyên nhân gây ra rung thất vẫn chưa thể biết được hoàn toàn. Nguyên nhân thường gặp nhất là do rối loạn hoạt động điện sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên hoặc do rối loạn hoạt động điện ở vùng cơ tim bị chết sau cơn nhồi máu cơ tim trước đó.

Trong một vài trường hợp, rung thất bắt đầu do cơn nhịp nhanh thất. Tình trạng nhịp nhanh này gây ra bởi một hoạt động điện bất thường ở một vùng nào đó trong buồng tâm thất.

Hầu hết cơn nhịp nhanh thất xảy ra ở những người có bênh tim trước đó như sẹo cơ tim hoặc tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim. Đôi khi cơn nhịp nhanh thất kéo dài ít hơn 30 giây và có thể không gây ra triệu chứng gì. Nhưng cơn nhịp nhanh thất có thể là dấu hiệu của một bệnh tim khác trầm trọng hơn. Nếu cơn nhịp nhanh thất kéo dài trên 30 giây, nó sẽ dẫn tới nhịp tim nhanh, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu không chữa trị, cơn nhịp nhanh thất sẽ dẫn tới rung thất. 

Đa số các trường hợp rung thất có liên quan tới một vài bệnh tim cụ thể.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rung thất

Các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ rung thất bao gồm:

  • Từng bị rung thất trước đó
  • Từng bị nhồi máu cơ tim trước đó
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh cơ tim
  • Tổn thương ảnh hưởng tới cơ tim như bị điện giật
  • Sử dụng các thuốc gây nghiện
  • Rối loạn điện giải như rối loạn Kali hoặc rối loạn Magne

5. Các phương pháp điều trị bệnh rung thất

Chẩn đoán

Rung thất luôn được chẩn đóan trong tình trạng khẩn cấp. Bác sĩ sẽ biết được bạn có đang bị rung thất hay không dựa vào:

  • Máy theo dõi nhịp tim: máy theo dõi nhịp tim sẽ đọc các tín hiệu điện làm tim bạn đập và cho thấy tim bạn có đập bình thường hay không
  • Kiểm tra mạch: trong cơn rung thất sẽ không có mạch

Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân rung thất

Để tìm ra nguyên nhân gây rung thất, bạn sẽ phải làm thêm các xét nghiệm khác như:

Đo điện tim (đo ECG): xét nghiệm này ghi lại các hoạt động điện tim của bạn thông qua các điện cực dán lên da của bạn. Các hoạt động điện được ghi lại dưới dạng sóng trên màn hình hoặc in ra trên giấy. Do vùng cơ tim bị tổn thương không dẫn điện một cách bình thường, ECG sẽ cho thấy được có cơn nhồi máu cơ tim đang xảy ra hay không.

Xét nghiệm máu: bác sĩ phòng cấp cứu sẽ lấy máu của bạn để xét nghiệm tìm sự hiện diện của các men tim cụ thể có trong máu nếu tim của bạn bị tổn thương do nhồi máu cơ tim.

Chụp Xquang ngực: cho phép bác sĩ kiểm tra hình dạng và kích thước của tim và các mạch máu lớn quanh tim.

Siêu âm tim: xét nghiệm này sử dụng sóng âm để xây dựng hình ảnh tim của bạn. Trong quá trình siêu âm tim, sóng âm được truyền trực tiếp tới tim và sau khi xử lí bác sĩ sẽ thấy được hình ảnh của tim bạn.

Chụp mạch vành: để xác định xem mạch vành của bạn có bị hẹp hay tắc hay không, thuốc cản quang sẽ được  bơm vào mạch thông qua ống nhỏ luồn trong động mạch đùi tới động mạch ở tim. Thuốc cản quang làm hiện các động mạch trên hình ảnh Xquang, bộc lộ các vùng bị tắc mạch.

Chụp CT hoặc MRI ngực

Phương pháp cấp cứu cho bệnh nhân bị bệnh rung thất

Phương pháp cấp cứu cho bệnh nhân bị bệnh rung thất

Điều trị

Điều trị cấp cứu rung thất tập trung vào việc khôi phục lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể càng sớm càng tốt để tránh tổn thương não và các cơ quan khác. Sau khi dòng máu đã được khôi phục, bạn sẽ phải điều trị để ngăn ngừa các cơn rung thất trong tương lai.

Điều trị cấp cứu

- Hồi sức tim phổi (CPR): giúp duy trì dòng máu khắp cơ thể bằng cách bắt chước hoạt động bơm máu của tim. Hồi sức tim phổi có thể được thực hiện bởi bất kì ai, kể cả các thành viên trong gia đình.

Trong trường hợp khẩn cấp, đầu tiên gọi cấp cứu, sau đó bắt đầu hồi sức tim phổi bằng cách nhấn mạnh và nhanh lên ngực của bệnh nhân – khoảng 100 lần nhấn trong 1 phút, để ngực phồng lên hoàn toàn giữa các lần nhấn. Trừ khi bạn đã được huấn luyện hồi sức tim phổi, đừng lo lắng về việc thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Hãy tiếp tục nhấn ngực cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi.

- Khử rung tim: một luồng điện được truyền xuyên qua thành ngực tới tim làm tạm thời ngưng tim và ngưng nhịp tim đang hỗn loạn. Nó làm nhịp tim bình thường trở lại.

Điều trị ngăn ngừa các cơn rung thất trong tương lai

Nếu bác sĩ biết được cơn rung thất của bạn là do sự thay đổi của cấu trúc tim như mô sẹo do nhồi máu cơ tim cũ, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc hoặc sử dụng các thiết bị y tế để giảm nguy cơ xuất hiện các cơn rung thất trong tương lai. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

- Dùng thuốc: bác sĩ có thể sử dụng nhiều loại thuốc chống loạn nhịp trong trường hợp khẩn cấp hoặc điều trị rung thất lâu dài.

- Máy khử rung tim: sau khi tình trạng của bạn ổn định, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng máy chống rung tim. Thiết bị này chạy bằng pin, được cấy vào cơ thể gần xương đòn trái của bạn. Một hay nhiều dây điện cực từ máy theo các tĩnh mạch về tim.

Máy khử rung tim sẽ theo dõi nhịp tim của bạn. Nếu nó phát hiện ra 1 nhịp quá chậm, nó sẽ kích 1 tín hiệu điện làm tim bạn đập y như máy tạo nhịp. Nếu nó phát hiện cơn nhịp nhanh thất hoặc rung thất, nó sẽ truyền 1 tín hiệu điện yếu hoặc mạnh để sốc tim bạn và đưa nhịp tim trở về bình thường. Máy khử rung tim có hiệu quả hơn thuốc chống loạn nhịp trong việc ngăn ngừa cơn loạn nhịp gây tử vong.

- Phẫu thuật nong mạch vành và đặt stent: phẫu thuật này được sử dụng để điều trị bệnh mạch vành nghiêm trọng. Trong phương pháp này, bác sĩ nới rộng đoạn động mạch bị tắt, làm cho máu chảy tới tim dễ dàng hơn. Nếu cơn rung thất gây ra bởi nhồi máu cơ tim, phẫu thuật này có thể làm giảm nguy cơ các cơn rung thất xuất hiện trong tương lai.

Bác sĩ luồn một ống thông nhỏ vào động mạch dưới chân tới đoạn đông mạch bị tắc ở tim. Ống thông này được trang bị một quả bóng đặc biệt có thể phình ra để nới rộng đoạn động mạch bị tắc. Cùng lúc đó, một giá đỡ (stent) bằng kim loại được đặt vào trong động mạch để giữ nó mở rộng lâu dài, khôi phục dòng máu tới tim. Phẫu thuật nong mạch vành có thể được làm cùng lúc với kĩ thuật chụp mạch vành.

- Phẫu thuật bắt cầu động mạch: là một kĩ thuật khác để cải thiện dòng máu tới tim. Trong cuộc phẫu thuật này, bác sĩ sẽ khâu các tĩnh mạch hoặc động mạch vào với nhau đi qua động mạch bị tắc hoặc bị hẹp, khôi phục dòng máu tới tim. Điều này có thể cải thiện lượng máu tới nuôi tim và giảm nguy cơ xuất hiện rung thất.

Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được khám và chữa bệnh một cách toàn diện nhất, giúp điều trị hoàn toàn căn bệnh của mình.

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thu Thủy

    Bị bệnh này có nguy hiểm lắm không bác sĩ

    05/10/2017
  • Nguyễn Văn Phương

    Gia đình tôi có người mắc phải căn bệnh này và đã đưa đi cấp cứu kịp thời. Bệnh này thấy có triệu chứng là đưa đi viện luôn thôi.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...