Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được, đặc trưng bởi hành động phải đi lại liên tục của bệnh nhân.

1. Hội chứng chân không yên là gì

2. Triệu chứng của hội chứng chân không yên

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên

4. Tác hại của hội chứng chân không yên

5. Điều trị hội chứng chân không yên

6. Phòng chống hội chứng chân không yên

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy

☎ Gọi Tư vấn Bác sĩ: 19001246

1. Hội chứng chân không yên là gì? 

Hội chứng chân không yên (tên tiếng Anh là Restless legs syndrome - RLS), hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hoặc bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED). Đây là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống khiến người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.

Hội chứng chân không yên thường xảy ra vào buổi tối hoặc đêm trong khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.

Hội chứng chân không yên có thể khởi bệnh ở bất cứ độ tuổi nào và sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày và gây khó khăn cho đi lại.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của hội chứng chân không yên

Chính sự thôi thúc phải di chuyển tạo ra tên bệnh “hội chứng chân không yên”. Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu bắt đầu khi nghỉ: Cảm giác đó thường bắt đầu sau khi nằm hay ngồi một thời gian dài như khi lái xe, đi máy bay hay trong rạp chiếu phim.
  • Được xoa dịu khi cử động: Cảm giác gây ra do hội chứng chân không yên giảm đi khi cử động như khi kéo giản, rung chân, nhịp chân hay bước đi. 
  • Các triệu chứng tệ hơn vào buổi chiều tối: Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào buổi tối.
  • Co giật chân vào ban đêm:  Hội chứng chân không yên có thể liên quan đến các tình trạng khác, thường gặp nhất là tình trạng gọi là cử động chi theo chu kì khi ngủ, khiến cho chân co giật và đá, có thể xảy ra suốt đêm khi ngủ.

Người bệnh thường diễn tả hội chứng chân không yên với các triệu chứng là cảm giác bất thường, khó chịu ở chân và bàn chân, đa số là ở cả hai bên của cơ thể. Ít phổ biến hơn nhưng có thể có các cảm giác ấy ở chân.

Các cảm giác thường xảy ra ở các chi, chứ không phải ở da, được diễn tả như:

  • Cảm giác bị cào cấu
  • Cảm giác ghê rợn
  • Bị kéo chân
  • Cảm giác nhói
  • Đau
  • Ngứa

Theo bác sĩ thần kinh Nguyễn Đình Tùng (bệnh viện Chợ Rẫy) thì độ nghiêm trọng của triệu chứng thường thay đổi. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể biến mất một thời gian, sau đó trở lại. Dù không quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng của chân không yến khiến cho người bệnh khó chịu, mất ngủ, vì vậy nên điều trị bệnh sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chân không yên

Cảm giác khó chiu ở chân là triệu chứng của hội chứng chân không yên

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Người bị bệnh hiếm khi đi khám do họ ít khi cảm thấy lo lắng về bệnh. Một số bác sĩ thường lầm các triệu chứng của bệnh này với tình trạng kích động, căng thẳng, mất ngủ hay chuột rút cơ. Nhưng hội chứng chân không yên đã nhận được sự chú ý từ giới truyền thông và cộng đồng y học trong nhiều nămqua, khiến cho mọi người nhận thức được tình trạng này. Nếu bạn nghĩ mình bị hội chứng chân không yên hoặc nghi ngờ khi có các triệu chứng, hãy đặt khám với các chuyên gia thần kinh. 

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng chân không yên

Thông thường nguyên nhân của bệnh không được tìm ra. Các nhà khoa học nghi ngờ tình trạng này là do mất cân bằng chất đô pa min trong não, chất này có tác dụng gửi tính hiệu để cử động các cơ.

Di truyền

Đôi lúc hội chứng chân không yên xảy ra trong gia đình, đặc biệt là khi tình trạng bắt đầu sau 50 tuổi. Các nhà khoa học đã xác định được vị trí nhiễm sắc thể nơi gene liên quan đến hội chứng chân không yên.

Mang thai

Thai kì và các thay đổi về hormone có thể làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ bị bệnh lần đầu trong suốt thời gian thai kì, đặc biệt trong ba tháng cuối. Mặc dù vậy, các dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất sau khi sinh.

Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên có thể phát triển ở bất kì tuổi nào thậm chí trong thời thơ ấu. Rối loạn xảy ra tăng theo tuổi và xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Hội chứng chân không yên thường không liên quan đến các tình trạng y khoa đáng lưu ý và nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bệnh này đôi lúc đi kèm với các tình khác như là:

  • Bệnh thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh ở chân và tay đôi lúc là do các bệnh mạn tính như tiểu đường và nghiện rượu.
  • Thiếu sắt: Dù chưa dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt co thể gây ra hay làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Nếu bạn có tiền sử xuất huyết dạ dày hay ruột, trải qua những chu kì kinh nguyện nặng nề hay hiến máu nhiều lần, bạn có thể có thiếu sắt.
  • Suy thận: Nếu bạn bị suy thận, bạn cũng có thể bị thiếu sắt cùng với thiếu máu. Khi thận không hoạt động đúng cách, lượng sắt trong máu sẽ có thể giảm. Việc này cùng các thay đổi hóa học khác trong cơ thể có thể gây ra hoặc làm tệ hơn hội chứng chân không yên.

4. Tác hại của hội chứng chân không yên

Mặc dù hội chứng chân không yên không dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng, các triệu chứng có thể thay đổi từ không có ảnh hưởng gì tới tại ra các khó chịu rất rõ ràng. Một số người bệnh cảm thấy khó nằm yên hoặc ngủ.

Hội chứng chân không yên nghiêm trọng có thể ảnh hướng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể gây ra bệnh trầm cảmMất ngủ có thể dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày, nhưng bệnh thường không ngăn bạn có các giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

5. Các phương pháp điều trị hội chứng chân không yên 

Mục tiêu của việc điều trị hội chứng chân không yên là làm giảm triệu chứng để bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể điều trị bằng các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Các phương pháp điều trị cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ. 

Thiền có thể giúp bạn đối phó với hội chứng chân không yên

Thiền có thể giúp bạn đối phó với hội chứng chân không yên

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống bằng một số cách đơn giản có thể giúp điều trị các triệu chứng của hội chứng chân không yên.

Thử tắm bồn và massages: Ngâm nước ấm và xoa bóp hai chân có thể giúp các cơ thư giãn.
Chườm ấm hay mát: Nhiệt độ nóng và lạnh hay dùng xen kẽ hai thứ trên có thể giảm bớt cảm giác khó chịu ở chân.

Thử các kĩ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga: Căng thẳng có thể sẽ làm nặng hơn hội chứng chân không yên. Học cách nghỉ ngơi đặc biệt trước khi ngủ.

Ngủ đầy đủ: Mệt mỏi sẽ làm tệ hơn hội chứng chân không yên, thế nên việc có một giấc ngủ tốt rất quan trọng. Tốt nhất là có một nơi ngủ mát mẻ, im lặng và thoải mái, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ. Một số người bị hội chứng chân không yên cảm thấy đi ngủ trễ và dậy trễ ngày hôm sau sẽ giúp họ ngủ đủ hơn.

Tập thể dục: Tập thể dục vừa phải và thường xuyên để giảm các triệu chứng nhưng đừng tập quá mức và tập quá trễ trong ngày, điều này có thể làm các triệu chứng tệ hơn.

Tránh caffeine: Đôi lúc giảm bớt caffeine có thể có ích. Tránh có loại sản phẩm chứa caffeine bao gồm chocolate và các thức uống chứa caffeine (cà phê, trà, nước ngọt) trong vài tuần có thể thấy hiệu quả.

Biện pháp khắc phục

Hội chứng chân không yên thường là một tình trạng kéo dài. Sống chung với bệnh bao gồm cả việc phải tìm đối đầu thích hợp với bạn, như là:

  • Chia sẻ với người khác về tình trạng của bạn: Cho mọi người biết các thông tin hội chứng chân không yên sẽ giúp các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp giúp họ hiểu hơn khi thấy bạn phải đi lại ngoài hành lang, ngồi ở cuối rạp chiếu phim hay đi qua đi lại nhiều lần trong ngày.
  • Đừng cưỡng lại nhu cầu di chuyển: Nếu bạn bị thôi thúc phải đi, chống lại điều đó sẽ làm các triệu chứng tệ hơn.
  • Ghi lại nhật kí ngủ: Ghi lại các loại thuốc men và phương cách giúp hay cản trở bạn chống lại tin hội chứng chân không yên và trao đổi thông tin ấy với bác sĩ.
  • Tìm sự giúp đỡ: Một nhóm hỗ trợ những người có tin hội chứng chân không yên. Tham gia nhóm, những điều bạn biết không chỉ sẽ giúp bạn mà còn có thể giúp nhiều người khác.  

6. Phòng chống hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt tốt kết hợp với một số bài luyện tập phù hợp. Đồng thời, bạn cần thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn hãy liên hệ đến số phòng khám của chúng tôi 1900 1246 nếu cần được tư vấn thêm và đặt lịch khám với bác sĩ điều trị 

Thông tin hữu ích nên đọc:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phương Anh

    Mình có anh bạn cứ đến nhà bạn gái là mắc bệnh chân không yên, oằn tà là văn, rung đùng đùng, ha ha.

    16/10/2017
  • Nguyễn Ngoc Trang

    Tôi thấy mình có các biểu hiện của hội chứng này nên đã đi khám. Lúc đầu bác sĩ nói còn không hiểu nó là bệnh gì. Được đứa bạn chia sẻ cho bài viết này nên tôi đã đọc và hiểu rõ hơn về căn bệnh mình đang mắc phải.

    05/10/2017
  • Nguyễn Như

    Tôi đang mang thai tháng thứ 4 và cũng có những biểu hiện của bệnh này, không biết là nên làm như thế nào nữa

    29/09/2017
  • Văn Lê Hà Thương

    Nhờ bài viết tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

    22/09/2017
  • Nguyễn Huy Toàn

    Vợ tôi mang thai và cũng gặp phải hội chứng này, nhìn cô ấy trằn trọc mất ngủ mà tôi thương quá. Tôi có đưa vợ tôi đi khám và bác sĩ kê một số loại thuốc cho vợ tôi. Cô ấy hiện cũng đã đỡ hơn. Tôi muốn tham khảo thêm các biện pháp chăm sóc khác để giúp vợ tôi mau chóng thoát khỏi hội chứng này.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

trang (17/08/2019)
Chào bác sĩ. E cũng cảm thấy bị cách đây được mấy tháng. Cảm giác của e là cô lúc dau ở bóng chần. Cô lúc buồn buồn như con gì bố ở bóng chan ma cái câu k duoc. Lieu đây cô phải là triệu chứng của bệnh nội trên k a. E cần kho chịu do làm e chan chọc kho ngủ. Nhiều lúc còn sở không giam ngu. E ca!m on bác si
Dong le (05/05/2018)
Ai đã từng bị và tưng chữa hội chứng chân không yên chia se dùm em phương pháp và chỗ khám bệnh này vơi.e thật sự hoang mang và mệt mỏi...lh 01234883683
Trần mạnh Cường (23/02/2018)
Tôi năm nay 70 tuổi tôi bị hội chứng chân tay không yên đã 10 năm lúc đầu thỉnh thoảng mới gây mất ngủ vào nửa đêm triệu chứng tăng dần đến năm 2016 nghe bạn mách bảo tôi dùng thuốc Sifrol 0,25 ngày 1 viên đến nay bệnh có chiều hướng gia tăng tôi tăng thêm liều thuốc có được không giới hạn của liều thuốc là bao nhiêu .Có gây hại gì không...
Hello Doctor (02/03/2018)
Chào bác Cường, nếu bác đã 70 tuổi thì trước khi tăng liều bác nên đi khám bác sĩ để xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và độ lọc cầu thận có chịu nổi liều cao hơn không.
Trần mạnh Cường (12/03/2018)
Tôi muốn được bác sĩ trực tiếp khám bệnh và tư vấn cho tôi có được không ?
Đặng Ngọc Trâm (15/01/2018)
Tôi cũng bị căn bệnh này mấy tháng nay rồi. Nó thật sự khiến tôi cảm thấy khó chịu. Gần như trong một ngày tôi phải đứng lên đi lại rất nhiều, bởi như vậy tôi mới cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt là vào buổi đêm, nó khiến tôi không thể nào ngủ được.
Hello Doctor (16/01/2018)
Chào bạn Trâm, bạn nên đi khám để khắc phục tình trạng này. Nếu để kéo dài, bạn sẽ gặp những hệ lụy của hội chứng này như mất ngủ, sức khỏe suy giảm, cơ thể mệt mỏi,...

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết hội chứng chân không yên
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng của hội chứng chân không yên thường là sẽ có cảm giác khó chịu ở bắp chân, đùi, bàn...
Nguyên nhân của hội chứng chân không yên là gì
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hội chứng chân không yên chủ yếu là do sự mất cân bằng của các chất truyền dẫn thần kinh - chất gửi tín hiệu điều...
Phương pháp điều trị hội chứng chân không yên
Điều trị
Điều trị hội chứng chân không yên có thể dùng các biện pháp khác nhau, mục đích cách làm là giảm các triệu...
Biện pháp phòng chống chứng chân không yên
Phòng chống
Biện pháp phòng chống chứng chân không yên hữu hiệu nhất chính là những thói quen sinh hoạt chuẩn mực và kết hợp với các...