Phương pháp điều trị hội chứng chân không yên
Điều trị hội chứng chân không yên có thể dùng các biện pháp khác nhau, mục đích cách làm là giảm các triệu chứng của chân không yên để bạn có giấc ngủ ngon.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
Điều trị chứng chân không yên
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh thông qua những thông tin bạn mô tả triệu chứng, khám lâm sàng và khám thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu nhằm loại trừ các nguyên nhân khác, chẳng hạn như thiếu sắt. Nếu bệnh nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi về giấc ngủ và các triệu chứng của bạn.
Mục tiêu của việc điều trị hội chứng chân không yên là làm giảm triệu chứng để bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể điều trị bằng các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Người bệnh nên tránh sử dụng caffeine, thuốc lá và rượu để hiệu quả điều trị được cao hơn.
Các phương pháp điều trị hội chứng chân không yên không dùng thuốc khác bao gồm:
- Massage chân
- Duy trì thói quen đi ngủ tốt
- Tắm nước nóng, chườm nước đá hoặc miếng dán nóng cho chân
- Thuốc có thể có hiệu quả trong điều trị hội chứng chân không yên, tuy nhiên hiệu quả của thuốc ở mỗi người là không giống nhau. Trên thực tế, thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh ở bệnh nhân này nhưng lại làm trầm trọng thêm triệu chứng ở người khác. Trong những trường hợp khác, có loại thuốc chỉ có tác dụng tạm thời và sau đó sẽ mất dần hiệu quả. Vì thế có thể bác sĩ cần phải thử vài lần để tìm được loại thuốc điều trị tốt nhất.
Mặc dù không có cách chữa trị hội chứng chân không nghỉ nhưng các phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp kiểm soát tình trạng này, làm giảm các triệu chứng và cải thiện giấc ngủ. Lưu ý rằng bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định cuả bác sĩ.
Xem thêm Nguyên nhân của hội chứng chân không yên là gi để biết những nguyên nhân gây ra chứng chân không yên để có các biện pháp điều trị thích hợp.
Liên hệ với Hello Doctor nếu bạn cần hỗ trợ, chúng tôi luôn sẵn sàng để giúp đỡ bạn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi