Tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim tạo áp lực gây chèn ép tim, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể dẫn tới tình trạng suy tim và tử vong.

1. Tràn dịch màng tim là bệnh gì

2. Triệu chứng của bệnh tràn dịch màng tim

3. Nguyên nhân

4. Tác hại của bệnh tràn dịch màng tim

5. Điều trị bệnh tràn dịch màng tim

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh tràn dịch màng tim là gì?

Tràn dịch màng tim là sự tích tụ dịch trong lớp màng đôi, có cấu trúc như túi rỗng bao xung quanh tim. Khoảng không gian giữa 2 lớp màng tim bình thường chứa 1 lớp dịch mỏng. Khi màng tim bị tổn thương, quá trình viêm tại chỗ sẽ làm tăng lượng dịch trong khoang màng tim. Trong một số trường hợp, dịch có thể tăng lên mà không có hiện tượng viêm, như trong chảy máu sau chấn thương ngực.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tràn dịch màng tim

Người bệnh có thể gặp tràn dịch màng tim điển hình không triệu chứng, nhất là khi lượng dịch tăng từ từ. Trong các trường hợp tràn dịch màng tim có xuất hiện triệu chứng thì các dấu hiệu thường thấy là:

  • Khó thở, đặc biệt khi nằm
  • Đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái
  • Nặng ngực, tức ngực

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay khi bệnh nhân thấy đau ngực kéo dài trên vài phút, khó thở hay đau ngực khi thở, hoặc khi bị ngất không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng tim

Tràn dịch màng tim xảy ra khi dịch màng tim bị phong tỏa hoặc khi có sự xuất hiện của máu trong khoang màng tim (từ chấn thương ngực) và có thể dẫn tới viêm màng ngoài tim. Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể không xác định được.

Các yếu tố nguy cơ gây ra tràn dịch màng tim

  • Viêm màng ngoài tim sau phẫu thuật hoặc cơn đau tim
  • Bệnh tự miễn như bệnh Lupus ban đỏ hoặc viêm khớp dạng thấp
  • Khối u di căn như ung thư phổi, ung thư vú, u sắc tố melanin, ung thư bạch cầu, lymphôm không Hodgkin hay bệnh Hodgkin.
  • Ung thư màng ngoài tim
  • Xạ trị (nếu tim nằm trong vùng xạ trị)
  • Hóa trị
  • Chất độc trong máu không được lọc do suy thận
  • Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng
  • Chấn thương kín hoặc vết thương thấu ngực gần tim
  • Các loại thuốc điều trị cao huyết áp, lao, động kinh

4. Tràn dịch màng tim có nguy hiểm không?

Tràn dịch màng tim là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Tràn dịch màng tim chèn ép, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn khiến cho người bệnh gặp vấn đề về thở. Nếu dịch tích tụ với tốc độ chậm, khoang màng tim có thể co để thích nghi với lượng dịch bên trong. Tuy nhiên, lượng dịch quá lớn sẽ gây chèn ép tim làm các buồng tim không được đổ đầy máu.

Tình trạng này là hội chứng chèn ép tim cấp, gây lưu thông máu kém và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Chèn ép tim cấp có thể gây tử vong cho bệnh nhân nên cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay.

Biến chứng của tràn dịch màng tim là suy tim

Biến chứng của tràn dịch màng tim là suy tim

6. Điều trị bệnh tràn dịch màng tim

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ thăm khám nghi ngờ bạn bị tràn dịch màng tim, bạn có thể được yêu cầu thực hiện 1 số kiểm tra như sau:

1. Siêu âm tim

Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh tim. Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể thấy mức độ của tình trạng tràn dịch dựa vào khoảng không gian còn lại trong khoang màng tim. Siêu âm tim có thể cho thấy các bất thường chức năng tim dựa vào sự chèn ép tim.

Có 2 loại thường dùng là siêu âm tim qua thành ngực (thiết bị đặt lên thành ngực) và siêu âm tim qua thực quản (thiết bị được đưa vào qua nội soi dạ dày).

2. Điện tâm đồ (ECG)

Điệm tim ghi lại dòng điện đi qua tim khi tim hoạt động, Bác sĩ chuyên khoa dựa vào các hình dáng điện tâm đồ để chẩn đoán chèn ép tim cấp.

3. X-quang ngực

Bóng tim lớn hơn bình thường khi chứa lượng dịch lớn trong khoang màng tim.

4. Chụp cắt lớp điện toán (CT-scans)

5. Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Điều trị

Hướng xử trí tùy thuộc vào lượng dịch trong khoang màng tim nhiều hay ít, nguyên nhân và mức độ nguy cơ gây ra chèn ép tim cấp.

1. Điều trị giảm viêm

Nếu người bệnh không có chèn ép tim cấp hoặc không có nguy cơ rơi vào chèn ép tim cấp, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng viêm.

Điều trị tràn dịch màng tim

2. Khi điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc có khả năng người bệnh bị chèn ép tim, bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp ngoại khoa:

- Dẫn lưu dịch

- Mở ngực: Khi có chảy máu trong khoang màng tim, bệnh nhân cần được phẫu thuật cầm máu và được đặt dẫn lưu dịch vào trong ổ bụng để dịch được hấp thu qua màng bụng.

- Mở rộng khoang màng tim

- Cắt bỏ màng tim: Đây là phương pháp điều trị đối với bệnh nhân bị tràn dịch tái diễn nhiều lần dù đã được đặt dẫn lưu.

Bệnh tràn dịch màng tim rất nguy hiểm. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ ngay bằng cách đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín khi có các triệu chứng, tuyệt đối không tự ý điều trị. 

Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Khánh Vy

    Người nhà mình lúc đầu chỉ đau ngực, quặn lên, sau bị khó thở, mặt tái mét, tưởng là bị tim cấp tính. May ở gần phòng khám nên đưa qua kiểm tra thì bị tràn dịch màng tim. Bây giờ thì đã gần như sống bình thường trở lại. Cảm ơn các bác sĩ và y tá đã tận tâm.

    18/10/2017
  • Nguyễn Minh Dương

    Tôi cũng bị tràn dịch màng tim này. Tôi đã đi khám và được điều trị. Nay tôi đã có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Đỗ Tài

    Bị tràn dịch màng tim thì phải đưa đi cấp cứu ngay, không thì nguy cơ tử vong cao lắm. Gia đình tôi đã từng trải qua nên tôi biết.

    28/09/2017
Huỳnh ngọc nam (01/05/2019)
Chào bác sỹ, ba em đang bị ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối, tràn dịch màn tim và màn phổi, và đang được điều trị tại bệnh viện quốc tế gia định sài gòn, ba em mặc dù đang điều trị nhưng vẫn đang khó thở, đau ngực, e muốn hỏi liệu có cơ hội sống cho ba em không ạ. Em cảm ơn bác sỹ.
Hello Doctor (03/05/2019)
Chào bạn, gia đình nên tạo niềm vui cho bệnh nhân và tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Rất tiếc là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối nên rất khó để chữa khỏi bệnh.
Nguyễn Thuỳ trang (08/06/2018)
Thưa bác sĩ. Bạn tôi sn 95 . Dạo này thường hay thấy khó thở và thỉnh thoảng bị nhói tim . Bạn ấy đã về nước kiểm tra 2 nơi .1 là tại bv đa khoa quốc tế thì đc yêu cầu nhập viện ở lại để theo dõi khoảng 1 tuần . Và 2 là bv trên HN ( tôi chưa hỏi rõ là bv nào) nhưng kết quả sau khi khám là bị tràn dịch màng tim và bị dãn mạch cơ tim. Họ đã kê đơn và bạn t đã mua . Nhưng do còn trẻ là trụ cột của gđ hiện tại bạn tôi đag sinh sống và làm vc bên nhật bản ( 1 tuần là 7 ngày và 3 đêm 4 đêm đc nghỉ). Vậy theo bác sĩ trường hợp bạn của tôi cần điều trị theo phương pháp nào , chế độ ăn uống làm vc cần thay đổi như thế nào, có cách nào để giúp giảm đau mỗi khi bị nhói tim ko ạ ? Theo tư vấn của bác sĩ trên HN thì phải mổ ( tỉ lêij thành công1/10) . Rất mong nhận đc tin tốt lành từ bác sĩ . Tôi xin chân thành cảm ơn
Thị Ngọc Hân Huỳnh (13/04/2018)
Chồng em bị té xe được 1 tháng. Lúc đầu nặng nên nằm trên icu lầu 2 bv Chợ rẫy chữa trị. Bay giờ tình trạng khỏe hơn và được về nhà. Trong giấy ra viện để chuẩn đoán bệnh là tổn thương bụng, dưới và chậu ( Chấn thương bụng kín, dập gan, dập lách). Tổn thương tim có tràn máu màng tim. Viêm phổi do vi khuẩn khác ( streptococcus pneumoniae) suy thận cấp khác ( suy thận cấp hồi phục) cho em hỏi như vậy có nguy hiểm gì không. Em muốn biết rõ về tình trạng tim của chồng em ra sao thì em phải làm sao???
Nguyễn Thị Tuất (04/01/2018)
Chào bác sĩ, cho em hỏi bệnh tràn dịch màng tim được kết luận là tràn dịch màng tim ít thì có chữa khỏi dứt điểm được ko ah? mong bác sĩ tư vấn gium
Hello Doctor (05/01/2018)
Chào bạn Tuất, thường tràn dịch màng tim không phải tự nhiên mà bị. Vì vậy cần phải tìm được nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tìm là do gan, do bệnh kí sinh trùng hay do thận mới có thể điều trị dứt điểm được. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Chúc bạn mau khỏe.
Nguyễn xuân nguyên (11/12/2017)
Phẫu thuật hút dịch màng tim có khỏi được không bác sĩ, và có tràn dịch chở lại không ạ
Hello Doctor (16/12/2017)
Chào bạn Nguyên. Đối với phẫu thuật hay điều trị bất cứ một bệnh gì, không thể chắc 100% bệnh sẽ khỏi vì nó còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như mức độ bệnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật hút dịch màng tim được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm sẽ có tỉ lệ thành công cao. Sau khi hút dịch bệnh thường ít quay lại nhưng nếu nguyên nhân gây ra tràn dịch màng tim là do lao hoặc do tràn máu thì dễ có biến chứng về sau.
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...