Xuất huyết não
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu nằm trong não bị vỡ ra khiến máu chảy vào các nhu mô não. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não.
Để được điều trị hiệu quả, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.Sau đây là một số thông tin về xuất huyết não:
2. Triệu chứng của bệnh xuất huyết não
3. Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết não
4. Điều trị bệnh xuất huyết não
5. Phòng chống bệnh xuất huyết não
1. Bệnh xuất huyết não - chảy máu não là gì?
Xuất huyết não hay còn gọi là xuất huyết nội sọ (ICH), là một loại đột quỵ xảy ra khi máu đột nhiên tràn vào mô não, dẫn đến tổn thương não. Khi máu từ tổn thương kích thích các mô não sẽ gây ra phù não, máu tập trung thành một khối gọi là tụ máu. Tình trạng này làm tăng áp lực lên các mô xung quanh và giết chết các tế bào não.
Hiện tượng chảy máu có thể xảy ra bên trong, giữa và màng bao bọc não, giữa các lớp màng não hay giữa hộp sọ và phần bao ngoài của não.
Theo bác sĩ thần kinh Nguyễn Tường Vũ, xuất huyết này cần điều trị ngay lập tức. Hầu hết người mắc bệnh sẽ bị thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nào đó nhưng một số người lại có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Biến chứng của bệnh có thể bao gồm đột quỵ, mất chức năng não. Bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong dù được điều trị kịp thời.
>>>Để hiểu rõ hơn về tình trạng đột quỵ, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh xuất huyết não
Khi bị xuất huyết não, bệnh nhân sẽ đột ngột bị.
- Liệt nửa người bên trái hoặc bên phải: Người bệnh giảm hoặc mất vận động ở 1 nửa bên thân trái hoặc phải.
- Liệt nửa mặt: liệt cùng bên hoặc khác bên so với liệt nửa thân, các nếp nhăn bên liệt mờ hơn bên lành, dễ chảy nước dãi ở bên liệt,…
- Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, hoặc có thể không nói được,…
- Rối loạn về nuốt: nuốt khó, nuốt dễ bị sặc, không nhai được …
- Rối loạn cơ tròn: đại tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu, không đi đại tiện được …
- Rối loạn nhận thức: lú lẫn, lơ mơ, thờ ơ, suy giảm trí nhớ …
- Rối loạn hô hấp: dễ bị suy hô hấp, tụt lưỡi, sặc tắc đờm …
- Rối loạn phản xạ: giảm hoặc tăng phản xạ gân xương ở bên liệt.
Liệt nửa mặt là triệu chứng của bệnh xuất huyết não
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu người thân của bạn đột nhiên xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên thì cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Được chữa trị càng sớm càng giảm thiểu những hậu quả xấu mà căn bệnh gây ra cho người bệnh.
3. Những nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết não
Xuất huyết não do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Chấn thương đầu: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não ở những người dưới 50 tuổi.
- Tăng huyết áp: Tình trạng mạn tính này làm suy yếu thành mạch máu. Nếu không điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến xuất huyết não.
- Chứng phình động mạch: Đây là sự suy yếu thành mạch máu, có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.
- Mạch máu bất thường (dị dạng động tĩnh mạch): Sự suy yếu các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện lúc mới sinh và chỉ có thể chẩn đoán được khi bệnh xuất hiện triệu chứng.
- Bệnh mạch máu dạng bột: Đây là sự bất thường của các thành mạch máu, đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết trước khi gây ra xuất huyết nặng.
- Rối loạn đông máu: Hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm có thể làm giảm số lượng tiểu huyết cầu.
- Bệnh gan: Tình trạng này có liên quan đến chảy máu nghiêm trọng nói chung.
- U não.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não, chẳng hạn như:
- Bệnh tim, ví dụ như tăng huyết áp;
- Giới tính: bệnh xuất huyết não xảy ra ở đàn ông thường xuyên hơn phụ nữ;
- Tuổi tác: bệnh xuất huyết não xảy ra phổ biến hơn ở người trẻ tuổi và trung niên Mỹ gốc Phi và Nhật Bản.
4. Các phương pháp điều trị bệnh xuất huyết não
Chẩn đoán bệnh
Bác sĩ có thể xác định phần nào của não bị ảnh hưởng dựa trên các triệu chứng. Bác sĩ có thể đề nghị một loạt các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT để phát hiện xuất huyết nội hoặc máu tụ hoặc phương pháp MRI. Phương pháp khám thần kinh hoặc khám mặt có thể giúp phát hiện được phù dây thần kinh thị giác. Chọc dò tủy sống thường không được thực hiện, vì phương pháp này có thể gây nguy hiểm và làm cho bệnh tình trở nặng hơn.
Người bị xuất huyết não cần được thăm khám và chăm sóc chu đáo
Điều trị bệnh
Theo bác sĩ thần kinh Nguyễn Đình Tùng, điều trị xuất huyết não phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và mức độ bệnh. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nhằm làm giảm phù và ngăn ngừa chảy máu. Tùy thuộc vào vị trí các cục máu đông, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút theo hướng dẫn của quang tuyến. Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định trong điều trị xuất huyết não.
Bạn sẽ cần được điều trị dài hạn để khắc phục triệu chứng do tổn thương não. Tùy thuộc vào các triệu chứng, điều trị có thể bao gồm vật lý trị liệu, tập nói và một số liệu pháp khác.
5. Phòng ngừa bệnh xuất huyết não
- Điều trị tăng huyết áp: nghiên cứu chỉ ra rằng 80% bệnh nhân xuất huyết não có tiền sử tăng huyết áp. Bạn cần phải kiểm soát huyết áp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc;
- Không hút thuốc;
- Hãy cẩn thận với một số chất như cocaine vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não;
- Lái xe cẩn thận và thắt dây an toàn; nếu bạn đi xe máy, hãy luôn đội mũ bảo hiểm;
- Kiểm soát bệnh tiểu đường;
- Duy trì lối sống lành mạnh
Bệnh xuất huyết não là một căn bệnh nguy hiểm và cần phải được chữa trị ngay khi phát hiện ra các triệu chứng. Để được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi