Phình động mạch
Phình động mạch là một bệnh về mạch máu khá điển hình và phổ biến. Chứng phình động mạch có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể và rất khó để phát hiện ra bệnh.
2. Triệu chứng của bệnh động mạch
4. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch
1. Bệnh phình động mạch là gì?
Phình động mạch (Aneurysm) là thành mạch máu có một khối phồng ra hoặc căng tròn như quả bóng bất thường. Phình động mạch có thể vỡ, gây xuất huyết nội và thường dẫn đến tử vong. Bệnh thường không có triệu chứng, vì vậy có thể bạn không biết mình mắc chứng phình động mạch ngay cả khi chúng lớn.
Một số phình mạch nhỏ ít có nguy cơ vỡ. Bác sĩ sẽ đánh giá kích thước, vị trí và hình dạng của phình mạch, và tiền sử của bản thân và gia đình, để xác định nguy cơ vỡ. Sau đó bác sĩ sẽ so sánh nguy cơ đó với rủi ro điều trị và quyết định có nên kiểm soát hay điều trị phình mạch hay không.
Chứng phình mạch có thể xảy ra bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là:
- Phình động mạch chủ: xảy ra trong động mạch lớn dẫn máu từ tim
- Phình động mạch não: xảy ra trong não
- Phình động mạch khoeo: xảy ra ở chân, phía sau đầu gối
- Phình động mạch mạc treo: xảy ra trong ruột
- Phình động mạch lách: xảy ra trong động mạch ở lá lách
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phình động mạch
Chứng phình động mạch có thể phát triển chậm trong nhiều năm và thường không có triệu chứng. Phình động mạch xảy ra gần bề mặt da có thể đau và bao gồm sưng phù với một ổ đập bất thường nhìn thấy được.
Nếu phình động mạch giãn nhanh hoặc vỡ, các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:
- Đau
- Da lạnh
- Chóng mặt
- Buồn nôn và nôn
- Nhịp tim nhanh
- Sốc
- Huyết áp thấp
Các bác sĩ có thể chụp mạch máu, chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm để chẩn đoán phình mạch.
3. Tác hại của bệnh phình động mạch
Phình động mạch là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh có các triệu chứng khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, sức khỏe suy yếu. Bệnh phình động mạch có thể dẫn đến nhiều biến chứng, mà vỡ khối phình là biến chứng nặng và nguy hiểm nhất. Khối phình vỡ có thể gây tử vong do tình trạng mất máu cấp.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch
Bất kỳ điều kiện nào làm cho thành động mạch suy yếu cũng có thể dẫn đến phình động mạch. Các nguyên nhân phổ biến nhất là xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Các vết thương sâu và nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến phình mạch. Hoặc có thể bạn được sinh ra với sự suy yếu của một trong các thành động mạch.
Phình mạch máu não
5. Điều trị bệnh phình động mạch
Phình động mạch vỡ là trường hợp cấp cứu y tế. Gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu bạn đã được chẩn đoán có phình mạch vỡ, hãy phối hợp chặt chẽ với bác sĩ. Tùy thuộc vào kích cỡ và vị trí của nó, bạn có thể cần kiểm tra định kỳ để theo dõi bất kỳ thay đổi nào của phình mạch.
Một số phình mạch có thể cần phẫu thuật để củng cố thành động mạch với stent. Trong trường hợp phình mạch có dạng hình túi, có thể làm thủ thuật cuộn thắt để đóng túi phình.
Để giảm nguy cơ phình mạch, thực hiện các bước sau để thúc đẩy mạch máu khỏe mạnh:
- Kiểm soát huyết áp cao
- Ăn uống lành mạnh
- Hoạt động thể dục thường xuyên
- Bỏ hút thuốc
- Quản lý được căng thẳng, lo âu
Để điều trị bệnh phình động mạch, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor qua số điện thoại 1900 1246, bạn sẽ được khám chữa toàn diện bệnh của mình với nhiều bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi