Phình mạch máu não
Phình mạch máu não là tình trạng các mạch máu não phình lên bất thường, có thể gây ra vỡ mạch, dẫn đến đột quỵ do chảy máu não. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần điều trị ngay khi có triệu chứng.
Liên hệ đặt khám với bác sĩ qua số 1900 1246
1. Bệnh phình mạch máu não là gì
2. Triệu chứng của bênh phình mạch máu não
3. Tác hại của bệnh phình mạch máu não
4. Nguyên nhân gây ra bệnh phình mạch máu não
5. Biến chứng của bệnh phình mạch máu não
6. Điều trị bệnh phình mạch máu não
7. Phòng chống bệnh phình mạch máu não
1. Bệnh phình mạch máu não là gì?
Phình mạch máu não có tên tiếng Anh là Brain Aneurysm, là tình trạng các mạch máu não phình lên bất thường, giống như hình ảnh quả mâm xôi đính vào các cành cây.
Đa số tình trạng vỡ do phình mạch máu não xảy ra ở khoang giữa lớp màng bao quanh não (màng nhện) và não bộ.
Một khi bệnh nhân có tình trạng rách mạch máu não do phình, can thiệp y khoa là điều cần thiết vì nó đe dọa rất lớn tới tính mạng của người bệnh.
Đối với trường hợp phình mạch máu não chưa dẫn đến vỡ mạch thì việc điều trị nhằm bảo tồn mạch máu vẫn có tính khả thi nhất định trong một số trường hợp.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phình mạch máu não
Tùy từng loại phình mạch máu não mà có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
Phình mạch máu não biến chứng vỡ mạch
Các triệu chứng đặc trưng của phình mạch máu não biến chứng vỡ mạch là cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, cấp tính, có thể người bệnh đang trải qua cơn đau đầu khó chịu nhất từ trước tới nay.
- Đau đầu đột ngột và cấp tính
- Buồn nôn, ói mửa
- Cứng cổ
- Mờ mắt
- Nhạy cảm với ánh sang
- Co giật
- Sụp mí mắt
- Mất tỉnh táo
- Mất ý thức
Phình mạch máu não biến chứng rò mạch
Trong một số trường hợp, mạch máu bị phình rò ra một lượng máu không đáng kể, tình trạng này chỉ gây ra triệu chứng đau đầu đột ngột và cấp tính.
Tuy nhiên phần lớn khi phình mạch máu não và có tình trạng rò mạch sẽ dẫn đến biến chứng nặng hơn là rách mạch như trên.
Phình mạch máu não không biến chứng
Trường hợp này có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nếu chỗ phình không đáng kể, tuy nhiên nếu mạch máu bị phình lớn quá mức sẽ gây chèn ép các tế bào não và thần kinh, dẫn đến:
- Đau vùng dưới và sau mắt
- Giãn đồng tử
- Hiện tượng nhìn đôi hay thay đổi thị lực
- Tê, yếu hay dị cảm 1 bên mặt
- Sụp mí mắt
Lưu ý trên lâm sàng:Nếu bạn và những người sống chung có tình trạng đau đầu bất chợt và cấp tính, mất ý thức và co giật, hãy cấp cứu càng sớm càng tốt.
3. Tác hại của bệnh phình mạch máu não
Theo bác sĩ Nguyễn Tường Vũ, phình mạch máu não là căn bệnh khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Điều đáng lo ngại nhất của phình mạch máu não là khi mạch máu não bị nứt hoặc vỡ ra, có thể gây tai biến mạch não hoặc tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh phình mạch máu não
Thành mạch bị mỏng đi là nguyên nhân dẫn đến phình mạch máu não. Các đoạn mạch phân nhánh do có cấu trúc yếu hơn nên dễ gây ra tình trạng phình mạch so với các đoạn mạch khác.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì đâu ở hệ thống mạch máu não, nhưng phổ biến nhất là hệ thống mạch vùng đáy não.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh phình mạch máu não
Có nhiều yếu tố làm suy yếu thành mạch máu và tăng nguy cơ dẫn đến phình mạch máu não. Điển hình là tình trạng này xảy ra ở người lớn nhiều hơn ở trẻ em, nam nhiều hơn nữ.
Các yếu tố nguy cơ theo thời gian
- Lớn tuổi
- Hút thuốc
- Tăng huyết áp
- Xơ cứng động mạch
- Lạm dụng chất kích thích, dùng cocain thường xuyên
- Chấn thương vùng đầu
- Lạm dụng chất có cồn
- Nhiễm trùng huyết
- Suy giảm estrogen sau thời kỳ mãn kinh
Các yếu tố nguy cơ từ lúc mới sinh
- Các rối loạn theo di truyền về liên kết tế bào: như hội chứng Ehlers-Danlos, làm suy yếu thành mạch.
- Bệnh thận đa nang: rối loạn có tình di truyền này làm tăng thể tích dịch trong thận, đồng thời làm áp lực cho mạch máu dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
- Hẹp động mạch chủ: phần động mạch lớn này cung cấp máu giàu oxy từ tim đến khấp cơ thể.
- Dị tật mạch máu não: là tình trạng dòng máu giữa động và tĩnh mạch máu não có sự gián đoạn do bất thường ở cấu trúc liên kết hai hệ thống này.
- Tiền sử gia đình: Bố mẹ, hay anh chị em có tình trạng phình mạch máu não trước đó.
5. Biến chứng của bệnh phình mạch máu não
Một khi phình mạch máu não gây biến chứng vỡ, quá trình chảy máu chỉ diễn ra trong một vài giây. Nó có thể gây ra tổn thương trực tiếp cho các tế bào não cạnh nơi mạch vỡ, gây tổn thương hoặc chết tế bào, bên cạnh đó còn làm tăng áp lực nội sọ. Nếu việc tăng áp lực này diễn tiến nặng hơn, việc cung cấp máu và oxy cho não sẽ gián đoạn, nguy cơ mất ý thức và dẫn đến tử vong là hoàn toàn có thể xảy ra.
Các biến chứng khi phình mạch máu não bị vỡ bao gồm:
- Xuất huyết tái diễn: Khi phình mạch máu đã có biến chứng vỡ mạch trước đó, nguy cơ lặp lại tình trạng xuất huyết là có thể, thậm chí còn gây ra tổn thương trầm trọng hơn với tế bào não.
- Co thắt mạch: Tình trạng nảy diễn ra sau khi biến chứng vỡ mạch xuất hiện, mạch máu tại chỗ tổn thương có thể bị chích hẹp, làm giảm lượng máu tới não, gây tình trạng đột quỵ cấp ,làm tổn thương hoặc gây chết tế bào não.
- Tràn dịch não: Hậu quả của biến chứng vỡ mạch do phình mạch máu não là gây ra hiện tượng xuất huyết dưới màng nhện (đa số), hiện tượng này có thể làm tắt dòng đối tuần hoàn của dịch não tủy.
- Giảm nồng độ natri máu trong não: Khi có tình trạng xuất huyết dưới màng nhện do phình vỡ mạch máu não, cân bằng của ion Natri trong máu sẽ mất đi, gây ra tổn thương ở vùng hải mã (hypothalamus) ở dưới nền sọ. Khi nồng độ Natri trong máu giảm đột ngột, các tế bào não sẽ phình lên vả bị tổn thương đáng kể.
6. Điều trị bệnh phình mạch máu não
Chuẩn bị khi đi gặp bác sĩ
Theo bác sĩ Nguyễn Đình Tùng, thông thường bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu não khi đã có biến chứng vỡ và phải can thiệp cấp cứu. Tuy nhiên, việc chẩn đoán có thể khả thi khi bệnh nhân làm các xét nghiệm hình ảnh và cận lâm sàng khác. Một khi kết quả cận lâm sàng cho bệnh nhân biết họ có tình trạng phình mạch máu não, việc kiểm tra với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh là điều cần thiết.
Để hiệu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân nên chuẩn bị một số câu hỏi sau:
- Tôi đang có tình trạng phình mạch máu não ở vị trí nào? Kích thước ra sao?
- Có phải kết quả cận lâm sang phản ánh đúng tình trạng của tôi hiện tại, và có biến chứng vỡ mạch khi nào ?
- Liệu pháp nào là cần thiết ngay lúc này ?
- Khi nào tôi sẽ làm các xét nghiệm và kiểm tra tiếp theo ?
- Điều gì là cần thiết để tôi có thể làm giảm nguy cơ vỡ mạch máu não hay không?
Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi sau để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho họ, như:
- Bạn có hút thuốc không ?
- Bạn dung nhiều bia rượu không ?
- Bạn có sử dụng chất kích thích không ?
- Bạn có đang điều trị cao huyết áp, mỡ máu hay các bệnh tang nguy cơ tim mạch hay không ?
- Trong gia đình bạn có ai bị tình trạng tương tự không ?
>>> Bạn có thể hẹn khám trực tiếp 2 chuyên gia thần kinh Hello Doctor Nguyễn Tường Vũ và Nguyễn Đình Tùng theo số điện thoại: 1900 1246 hoặc hotline 0962 16.16.44.
Chẩn đoán
Khi bệnh nhân có cơn đau đầu đột ngột và cấp tính hay các triệu chứng khác cho thấy có nguy cơ vỡ mạch máu não, bệnh nhân sẽ được kiểm tra để xem có tình trạng xuất huyết dưới màng nhện (subarachoid hemorrhage) hay không, hoặc nguy cơ đột quỵ (stroke).
Nếu có tình trạng xuất huyết, đội ngũ cấp cứu sẽ xác định xem nguyên nhân chính là do phình mạch máu não hay không.
Đối với các triệu chứng liên quan đến phình mạch mãu não chưa vỡ như đau sau mắt, thay đổi thị lực hay dị cảm 1 bên mặt. Sẽ có những kiểm tra chung cho tất cả bệnh nhân.
Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
CT scan: Là chẩn đoán hình ảnh đầu tiên để xác định tình trạng xuất huyết não có tồn tại hay không, xét nghiệm này cung cấp cho bác sĩ hình ảnh hai chiều của thiết diện não từ trên xuống hoặc ngược lại. Hoặc có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT kèm bơm thuốc cản quang ( CT angiography) nhằm kiểm tra tình trạng mạch máu não của bệnh nhân.
Xét nghiệm dịch não tủy: Khi bệnh nhân có tình trạng xuất huyết dưới màng nhện (subarachoid hemorrhage), dịch não tủy sẽ có sự xuất hiện của hồng cầu. Bác sỉ sẽ chỉ định xét nghiệm này nếu bệnh nhân có các dấu hiệu vỡ mạch máu não nhưng trên CT scan không có bất thường.
Chọc dò tủy sống (lumbar puncture) là thủ thuật nhằm lấy dịch não tủy từ cột sống của bệnh nhân để thực hiện các kiểm tra dịch não tủy.
Cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng âm để tạo ra hình ảnh hai chiều lẫn 3 chiều về não bộ. Cộng hưởng từ có cản quang có thể giúp bác sĩ nhận biết được tình trạng phình vỡ mạch máu não.
XQ mạch máu não: Bác sỉ sẽ dung một đoạn ống thon và mềm, gọi là catheter) luổng vào một đoạn mạch máu lớn ( đa số là động mạch đùi ) , catheter sẽ qua tim và đi đến khắp các mạch máu ở não
Chẩn đoán hình ảnh này nhằm cung cấp thêm thông tin thêm về tình trạng của hệ thống mạch máu não, kể cả sự tồn tại của phình vỡ mạch. Tuy nhiên thường không đặc hiệu và chỉ đi kèm theo các xét nghiệm chẩn đoán khác để có cái nhìn trực quan hơn về tình trạng bệnh.
- Bố mẹ hay anh chị em có biến chứng vỡ do phình mạch máu não, đặt biệt trong gia đình hai thế hệ có người mắc bệnh này.
- Các rối loạn bẩm sinh có nguy cơ dẫn đến phnih2 mạch máu não.
Điều trị bệnh
Bao gồm hai phương pháp:
- Thắt túi phình (Surgical Clipping): Bác sĩ phẩu thuật sẽ mổ hở nhằm bộc lộ được phần mạch máu có chỗ phình, sau đó dùng một vật nhỏ bằng kim loại (clip) thắt vùng eo chỗ phình ngăn dòng máu chảy vào.
- Nút chỗ phình mạch bằng coil (Endovascular coiling): Là phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn so với thắt túi phình, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn catheter vào động mạch (thường là động mạch đùi) dến phân mạch máu phình .Tiếp theo, bác sĩ sẽ luồn thêm một dây kim loại đặc biệt, xuyên qua catheter khi đã được đặt vào đoạn mạch phình, tạo thành một cuộn kim loại (coil) trong phần phình và hạn chế dòng máu lưu thong qua coil.
Phương pháp điều trị mới khả thi cho bệnh phình mạch máu não là việc dùng một đoạn ống kim loại nhằm ngăn không cho máu chảy vào chỗ phình, còn được gọi là flow diverter, nhằm điều trị trong trường hợp chỗ phình quá lớn tiềm ẩn nguy cơ vỡ mạch nếu dung các biện pháp phẫu thuật khác.
Phẫu thuật viên và bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ bàn bạc và đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, dựa vào tính chất, vị trí và kích thước của chỗ phình, sức chịu đựng của bệnh nhân với cuộc phẫu thuật và các yếu tố khác.
Điều trị bằng thuốc cho các trường hợp vỡ mạch máu não do phình nhằm điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
- Thuốc giảm đau nhằm làm giảm tình trạng đau đầu cho bệnh nhân.
- Chặn kênh Calci (Calium Channel Blockers): nhằm hạn chế ion calci đến tế bào đích ở thành mạch, giảm nguy cơ gây biến chứng co thắt mạch (vasospasm) dẫn đến vỡ mạch.
- Can thiệp phòng ngừa tình trạng thiếu máu não gây đột quỵ: Bằng việc tiêm thuốc làm tăng huyết áp (vasopressor) làm tăng lượng máu đến não.
- Một phương pháp can thiệp khác linh động hơn là đặt ống thong mạch (angioplasty) bằng cách dung catherter mở thông chỗ mạch máu não cần thiết. Catherter cũng có thể được phủ thuốc giãn mạch nhằm tăng lượng máu tới não.
- Thuốc chống co giật: Sử dụng cho các trường hợp đã có biến chứng vỡ mạch.
- Phẫu thuật shunt và catherter điều chỉnh dịch não tủy: nhằm giảm áp lực cho não do tăng lương dịch trong não bao gồm dịch não tủy và máu do biến chứng vỡ mạch. Catherter thường được đặt ở não thất (ventricles) ở não hay ở cột sống nhằm dẫn lượng dịch thừa ra ngoài. Biện pháp dùng shunt kèm valve đóng nhằm dẫn lượng dịch quá mức ở não vào khoang màng bụng làm giảm áp lực cho não
- Liệu pháp phục hồi: tình trạng tổn thương não do xuất huyết dưới màng nhện cần đến vật lý trị liệu, tập nói để phục hồi chức năng cho bệnh nhân.
Thắt túi phình (surgical clipping) và nút chỗ phình mạch (endovascular coiling) được sử dụng để phòng ngừa biến chứng về sau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro trong phẫu thuật vẫn cần được cân nhắc.
Sự phối hợp của phẫu thuật viên và bác sĩ chuyên khoa thần kinh sẽ giúp bệnh nhân tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp.
- Kích thước, vị trí và tính chất của chỗ phình mạch
- Độ tuổi và tổng trạng
- Tiền căn gia đình
7. Phòng chống bệnh phình mạch máu não
Nếu bệnh nhân bị phình mạch máu não chưa biến chứng, những lời khuyên sau đây sẽ giúp họ giảm thiểu biến chứng vỡ mạch:
- Không hút thuốc và lạm dụng chất kích thích: Nếu có hãy tìm đến bác sĩ nhằm tư vấn phương pháp cai thuốc.
- Ăn uống hợp lý và luyện tập điều độ: Thay đổi khẩu phần ăn hằng ngày và luyện tập giúp làm giảm huyết áp. Cùng theo dõi nghe tư vấn từ bác sĩ.
- Hạn chế caffeine: Sử dụng caffeiene có thể gây ra tăng huyết áp.
- Không gắng sức: nếu gắng sức nhiều sẽ gây nên tình trạng tăng huyết áp.
Để điều trị bệnh phình mạch máu não, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi