Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ

Bệnh phình động mạch có thể phát triển bất cứ nơi nào dọc theo động mạch chủ. Phình động mạch chủ có thể gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe nguời bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh phình động mạch chủ là gì

2. Triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ

3. Tác hại của bệnh phình động mạch chủ

4. Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ

5. Điều trị bệnh phình động mạch chủ

6. Phòng chống bệnh phình động mạch chủ

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh phình động mạch chủ là gì?

Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất của cơ thể, xuất phát từ tim và chia các nhánh, có vai trò đem máu đi nuôi các bộ phận của cơ thể. Từ tim đi ra, một đoạn của động mạch chủ ở trên ngực được gọi là động mạch chủ ngực. Đoạn tiếp theo của động mạch chủ đi xuống bụng gọi là động mạch chủ bụng. Phình động mạch chủ xảy ra khi thành một đoạn của động mạch này bị suy yếu dẫn đến giãn động mạch, lớn hơn 50% đường kính bình thường. Đoạn nào của động mạch chủ cũng có thể bị phình. Mặc dù vậy, tần suất gặp ở động mạch chủ bụng là nhiều nhất (~70%).

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ

Chứng phình động mạch chủ thường phát triển chậm và thường không có triệu chứng, vì thế người bệnh khó phát hiện. Một số chứng phình động mạch sẽ không bao giờ vỡ. Nhiều người bắt đầu với phình nhỏ và ổn định, mặc dù có mở rộng theo thời gian. Một số chứng phình động mạch chủ từ từ mở rộng, tăng ít hơn 1,2 cm/năm. Một số trường hợp mở rộng với tốc độ nhanh hơn, làm tăng nguy cơ bóc tách và vỡ động mạch. 

Phình động mạch chủ có thể có một số triệu chứng như:

  • Cảm giác mạch đập gần rốn, nếu chứng phình động mạch xảy ra ở bụng.
  • Đau ở vùng bụng hoặc ngực.
  • Đau lưng.

Chứng phình động mạch chủ có thể phát triển bất cứ nơi nào dọc theo động mạch chủ, tuy nhiên hầu hết xảy ra ở vùng bụng và được gọi là chứng phình động mạch chủ bụng. Chứng phình động mạch xảy ra trong một phần của động mạch chủ ở cao hơn trong ngực được gọi là chứng phình động mạch chủ ngực.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu rơi vào một trong những trường hợp sau bạn cũng cần lưu ý việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn đề phòng những diễn biến xấu do chứng phình động mạch chủ gây ra.

  • Bất cứ ai tuổi 60 và lớn hơn, những người có yếu tố nguy cơ cho việc phát triển một phình động mạch chủ nên xem xét việc kiểm tra thường xuyên cho tình trạng này. 
  • Đàn ông tuổi từ 65 – 75, người đã từng hút thuốc cần phải kiểm tra chứng phình động mạch chủ bụng bằng cách sử dụng siêu âm bụng.
  • Đàn ông tuổi 60 và nhiều hơn với một lịch sử gia đình có phình động mạch chủ bụng cũng nên xem xét kiểm tra.
  • Nếu có một lịch sử gia đình của phình động mạch chủ, có thể bác sĩ khuyên nên siêu âm thường xuyên để kiểm tra chứng phình động mạch chủ.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Tác hại của bệnh phình động mạch chủ

Bệnh phình động mạch chủ là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân:

  • Bệnh phình động mạch chủ khiến bạn có khả năng bị bóc tách và vỡ động mạch.
  • Bệnh phình động mạch nếu không được chữa trị sẽ gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp xấu nhất có thể khiến cho người bệnh tử vong.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh phình động mạch chủ

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây chứng phình động mạch. Ở nhiều trường hợp chứng phình động mạch là bẩm sinh do 1 số khiếm khuyết từ bên trong của thành động mạch. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ gây nên chứng phình động mạch cũng đã được xác định:

  • Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phình động mạch. Trong đó tăng huyết áp được xem là nguyên nhân lớn nhất gây các chứng phình động mạch. 
  • Bệnh xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến sự hình thành của một số chứng phình động mạch.
  • Mang thai thường liên quan đến sự hình thành túi phình động mạch lách.

Nguyên nhân gây ra phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ xảy ra khi thành một đoạn của động mạch này bị suy yếu dẫn đến giãn động mạch, lớn hơn 50% đường kính bình thường

5. Các phương pháp điều trị bệnh phình động mạch chủ

Chẩn đoán

Một số phương pháp kiểm tra để chẩn đoán một chứng phình động mạch bao gồm:

  • CT scan
  • Siêu âm

Điều trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào kích thước và vị trí của động mạch bị phình. Bệnh nhân phình động mạch nên đi khám thường xuyên để xác định mức độ phình động mạch của mình.

Điều trị bệnh phình động mạch chủ

Phẫu thuật có thể được cân nhắc lựa chọn khi chứng phình động mạch chủ có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng

Phẫu thuật có thể được cân nhắc lựa chọn khi chứng phình động mạch chủ có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chọn phương pháp này, bác sĩ sẽ phải theo dõi tình trạng phình động mạch bằng siêu âm định kỳ, thông thường là 6 đến 12 tháng và người bệnh sẽ phải nhập viện ngay khi có cảm giác đau bụng hoặc đau lưng– là dấu hiệu vị trí phình sẽ vỡ.

Trong điều trị bệnh, có một thủ thuật đơn giản hơn gọi là Nội soi động mạch (endovascular) nhằm điều trị chứng phình động mạch. Các bác sĩ sử dụng một ống tổng hợp đính kèm vào phần cuối của một ống thông, đưa thông qua động mạch lớn ở chân sau đó luồn lên thành động mạch chủ đến vị trí phình. Thời gian phục hồi cho những trường hợp nội soi mạch ngắn hơn những người có phẫu thuật mở.

6. Phòng chống bệnh phình động mạch chủ

Kiểm soát huyết áp cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, bỏ thuốc lá và kiểm soát nồng độ Cholesterol trong máu ở mức giới hạn sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ phình động mạch và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của nó.

Để việc điều trị bệnh phình động mạch được hiệu quả, bạn nên điều trị với những bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm. Vui lòng liên hệ đặt khám với bác sĩ Hello Doctor để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hồ Hoàng Long

    Thấy những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh này, nếu giả sử họ bỏ thuốc thì chắc là giảm nguy cơ nhỉ.

    16/10/2017
  • Nguyễn Thị Hoa

    Mẹ tôi mắc bệnh phình động mạch chủ nhưng tôi chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết đã giúp tôi hiểu rõ hơn về bệnh và cả cách điều trị. Cảm ơn.

    05/10/2017
  • Nguyễn Hoài Anh

    Chị tôi cũng được kết luận mắc phải căn bệnh này và bác sĩ yêu cầu phẫu thuật. Đến nay chị ấy đã đỡ rất nhiều và đang trong quá trình phục hồi. Mọi người khi thấy có dấu hiệu của bệnh thì tốt nhất là cũng nên đi khám nhé.

    28/09/2017
  • Vũ Quân

    Không biết bệnh phình động mạch chủ này có di truyền không, bởi vì tôi có chị gái cũng mắc căn bệnh này. Thôi thì cứ phải phòng bệnh trước cho chắc.

    12/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...