Van 2 lá
Bệnh van 2 lá là một căn bệnh thường gặp trong các bệnh về tim mạch. Bệnh nếu không sớm được điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng của bệnh van 2 lá
3. Nguyên nhân gây ra bệnh van 2 lá
4. Biến chứng của bệnh van 2 lá
1. Bệnh van 2 lá là gì?
Trong bệnh van 2 lá, van 2 lá có vị trí ở giữa các buồng tim trái không hoạt động bình thường. Có các loại bất thường van 2 lá sau:
Hở van 2 lá
Trong bệnh cảnh này, các lá van không đóng chặt, làm máu trào ngược từ thất trái lên nhĩ trái. Nếu không điều trị, người bệnh có thể bị tổn thương cơ tim.
Đối với hở van 2, nguyên nhân thường thấy lá do sa van (lá van bị đẩy ngược vào nhĩ trái).
Hẹp van 2 lá
Hẹp van 2 lá là khi van 2 lá trở nên dày và cứng, không thể đóng khít các lá van lại được. 2 lá van không mở hoàn toàn làm giảm lượng máu từ nhĩ trái xuống thất trái.
Điều trị hẹp van 2 lá dựa vào tình trạng của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật để thay van.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh van 2 lá
Cũng như bệnh van 3 lá, một số trường hợp bệnh van 2 lá không biểu hiện triệu chứng trong nhiều năm. Tuy nhiên các triệu chứng thường gặp là:
- Tiếng tim bất thường (âm thổi)
- Mệt mỏi
- Khó thở khi vận động mạnh hay khó thở khi nằm
- Phù mắt cá
- Nhịp đập bất thường
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có âm thổi xuất hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh van tim, bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh van 2 lá
Tim của chúng ta có 4 van giúp máu lưu thông đúng hướng. Những van này bao gồm van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ. Mỗi van được cấu tạo từ các lá van đóng mở liên tục trong mỗi nhịp đập. Thỉnh thoảng, các van không đóng mở bình thường làm cản trở dòng máu lưu thông.
Đối với bệnh van 2 lá, van 2 lá ở giữa nhĩ trái và thất trái không hoạt động bình thường. Một số bệnh van tim là bệnh van bẩm sinh.
Hở van 2 lá có nhiều nguyên nhân, có thể có hở van 2 lá nguyên phát. Hở van 2 lá thường do sa van, là khi 2 lá van bị đẩy ngược vào nhĩ trái. Ngoài ra, bệnh ở thất trái có thể dẫn đến hở 2 lá thứ phát.
Hẹp van 2 lá thường do viêm khớp. Đây là biến chứng từ hậu nhiễm trùng Streptoccoccus.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh van 2 lá
Một số yếu tố khiến cho bạn có khả năng mắc bệnh van 2 lá cao hơn:
- Lớn tuổi
- Tiền căn nhiễm trùng
- Tiền căn bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim
- Tiền căn dùng 1 số loại thuốc
- Bệnh tim bẩm sinh
4. Biến chứng và tác hại của bệnh van 2 lá
Bệnh van 2 lá có những biến chứng như:
- Rung nhĩ
- Tăng áp phổi
- Huyết khối
- Suy tim
- Đột quỵ
5. Các phương pháp điều trị bệnh van 2 lá
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm sau:
Siêu âm tim: Trong xét nghiệm này, các sóng âm truyền trực tiếp đến tim từ thiết bị siêu âm qua thành ngực tạo nên ảnh động của tim. Xét nghiệm này cho phép tạo hình ảnh các cấu trúc tim, các van tim và dòng máu qua tim. Bác sĩ của bạn có thể thấy được áp lực phổi kèm theo. Siêu âm tim có thể giúp bác sĩ quan sát rõ các van tim và sự hoạt động của chúng. Bên cạnh siêu âm qua thành ngực còn có siêu âm qua nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào thực quản đi xuống ống tiêu hóa. Hình ảnh tim sẽ được nhìn thấy thông qua dạ dày. Phương pháp siêu âm tim này cho phép xem rõ hơn hình ảnh của van tim.
Điện tâm đồ (ECG): Các điện cực được gắn vào da của bạn giúp đo dòng điện tim tạo ra khi co bóp. Nhờ ECG, bác sĩ có thể phát hiện hội chứng lớn các buồng tim, bệnh tim và rung nhĩ bất thường.
Xquang ngực: Chụp X-quang giúp xác định độ lớn của tim và có thể chỉ ra 1 số bệnh van tim. Ngoài ra bác sĩ còn đọc được tình trạng của phổi.
Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Sử dụng từ trường và sóng âm để tạo nên hình ảnh chi tiết của tim, xét nghiệm này cho phép xác định mức độ tiến triển của bệnh.
Test thể chất và test tâm thần kinh: Các bài tập khác nhau giúp đo độ chịu đựng và kiểm tra sự đáp ứng của tim với hoạt động thể lực. Nếu bạn không thể tập thể thao có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng tương tư lên tim như đang vận động.
Phương pháp điều trị bệnh van 2 lá
Điều trị
Điều trị bệnh van 2 lá phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ giúp bạn theo dõi điều trị. Nếu bạn mắc bệnh van 2 lá, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bạn sẽ cần phải thay đổi cách sinh hoạt, uống thuốc điều trị triệu chứng. Bạn có thể cần thuốc chống đông máu đề phòng huyết khối nếu bạn có rung nhĩ.
Van 2 lá có thể được phẫu thuật sữa chữa hoặc thay thế ngay cả khi người bệnh không biểu hiện triệu chứng để phòng biến chứng và cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân cần phẫu thuật bệnh tim khác, bác sĩ có thể phẫu thuật van tim trong cùng lần phẫu thuật.
Phẫu thuật van 2 lá thường được thực hiện qua đường cắt ở ngực. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ xâm lấn ít nhất có thể để tạo vết cắt nhỏ nhất. Ở các nước tiên tiến, phẫu thuật van tim có thể thực hiện bằng cánh tay rô-bốt cho kết quả tốt hơn.
Phẫu thuật sửa chữa van 2 lá:
Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân chọn sửa chữa van nếu có thể vì đây là phương pháp bảo tồn van và chức năng van. Để khôi phục lá van, phẫu thuật viên tạo lỗ trên 1 lá van và khâu nối lại nếu van 2 lá bị hở, tách các lá van hẹp và thay dây chằng hỗ trợ van tim, hoặc cắt bỏ các mô van thừa để giúp các lá van khép kín. Phẫu thuật viên có thể thắt chặt vòng van hoặc thay thế bằng vòng van nhân tạo.
Phẫu thuật thay thế van 2 lá:
Nếu van 2 lá không thể sửa chữa, bác sĩ sẽ thay thế van tim của bệnh nhân. Khi thay van 2 lá, phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ van tổn thương và thay bằng van nhân tạo hoặc van tim động vật (bò, heo), van tim sinh học (từ mô của cơ thể). Van sinh học dễ bị thoái hóa và sẽ cần thay lại. Khi sử dụng van nhân tạo, bệnh nhân cần uống thuốc chống đông để tránh huyết khối.
Để việc điều trị bệnh van 2 lá được hiệu quả nhất, bạn hãy đi khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân
Khoa: Tim mạch
Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi