Bị choáng váng là biểu hiện của bệnh gì?

Bị choáng váng là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi là Hằng, 55 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị choáng váng đột ngột khi đang đi bộ. Tôi không biết tôi mình mắc bệnh gì và rất lo lắng về tình trạng hiện tại. Tôi mong bác sĩ cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời:

Chào bác Hằng, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng choáng váng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Để bác có thể xác định được tình trạng hiện tại của mình bạn có thể liên hệ bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số những thông tin như sau:

1. Choáng váng là gì

2. Triệu chứng đi kèm với choáng váng

3. Nguyên nhân gây ra choáng váng

4. Xét nghiệm sàng lọc

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

 

1. Triệu chứng choáng váng là gì?

Choáng váng (tên tiếng Anh là lightheadedness) là tình trạng giảm lượng máu tới não đột ngột và không gây ra các tình trạng như thiếu máu cấp, đau tim, đột quỵ. Tuy nhiên, choáng váng có thể là triệu chứng bệnh lý của một tình trạng rối loạn sức khỏe khác và làm người bệnh tăng nguy cơ ngã quỵ.

Choáng váng còn có thể được hiểu là cảm giác loạng choạng, khi không đủ máu đến não và có thể kèm theo việc giảm tầm nhìn và mất thăng bằng.

Choáng váng xảy ra khi bác thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, làm tụt huyết áp đột ngột do thiếu máu lên não, từ đó khiến bác có cảm giác muốn té ngã. Ngoài ra tình trạng thiếu nước do bệnh hoặc dung nạp không đủ nước cũng có thể gây ra choáng váng. Và khi bác nằm hay ngồi trở lại, tình trạng này sẽ thuyên giảm.

2. Các triệu chứng thường đi cùng với choáng váng

Choáng váng có thể đi kèm với buồn nôn hay chóng mặt. Chóng mặt (dizziness) là cảm giác như mất thăng bằng gây ra do các vấn đề ở tai trong, não, tim hay do việc sử dụng thuốc. Theo Cleveland Clinic, 4 trên 10 bệnh nhận có tình trạng chóng mặt  nghiêm trọng cần được chăm sóc bởi các bác sĩ. Chóng mặt có thể nguy hiểm khi nó làm bác mất cảm giác thăng bằng và khiến bác muốn ngã quỵ.

Một dạng khác của chóng mặt đó là vertigo (là dạng chóng mặt có cảm giác như mọi thứ xung quanh đang quay vòng dù sự thực không phải như vậy). Vertigo khiến người bệnh có cảm giác ngả nghiêng, quay cuồng, lắc lư, hay trôi bồng bềnh. Đa số các trường hợp có vertigo là do các rối loạn ở tai, trong khi tai trong truyền tín hiệu đến não không tương thích với tín hiệu từ mắt và dây thần kinh giác quan.

Để biết rõ hơn về triệu chứng buồn nôn và chóng mặt, bác có thể xem tại:

Biểu hiện của choáng váng

3. Nguyên nhân gây ra choáng váng

Ngoài nguyên nhân thay đổi tư thế hay tình trạng thiếu nước, các nguyên nhân phổ biến gây ra choáng váng bao gồm:

  • Dị ứng
  • Thay đổi vị địa lý (ví dụ như từ vùng thấp sang vùng cao)
  • Cảm lạnh
  • Cảm cúm
  • Hạ đường huyết
  • Thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay chất kích thích
  • Thiếu nước do nôn ói, tiêu chảy, sốt hay các bệnh lý khác
  • Tình trạng thở nhanh sâu (hyperventilation)
  • Lo âu và căng thẳng

Trong một số trường hợp, choáng váng  có thể là tình trạng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Các vấn đề về tim, chẳng hạn như đau tim hay nhịp tim bất thường
  • Xuất huyết nội (chảy máu trong các cơ quan hay một hệ thống cơ quan)
  • Shock do giảm thể tích (có thể do mất máu nhiều)
  • Đột quỵ

4. Xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân

  • Công thức máu
  • Sinh hóa máu
  • Điện giải đồ
  • Điện tâm đồ
  • CT sọ não

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy nhờ sự can thiệp của y tế tức thời nếu bác bị mất máu nhiều và cảm thấy choáng váng. Tương tự với tình trạng choáng váng gây ra cùng với đau tim hay đột quỵ, nên điều trị tức thời. Và các triệu chứng cảnh báo bao gồm:

  • Xệ một nửa bên mặt
  • Buồn nôn
  • Áp lực hay đau ở ngực
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân
  • Ói mửa

Đừng tự lái xe một mình đến bệnh viên nếu như bác đang có các triệu chứng trên, thay vào đó hãy gọi cho xe cứu thương để được giúp đỡ.

Nếu tình trạng choáng váng đã diễn ra hơn một tuần và kèm theo chấn thương hay buồn nôn, bác hãy đến gặp bác sĩ. Đồng thời nhờ sự trợ giúp của y tế  nếu tình trạng của bạn ngày một tệ hơn.

Bác Hằng thân mến, với những thông tin mà bác cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng hiện tại của bác. Nếu tình trạng choáng váng kéo dài và có những triệu chứng cảnh báo chúng tôi đã nêu trên, bác nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bác đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Quân

    Tôi cũng hay bị choáng váng, đi khám bác sĩ bảo do uống rượu nhiều cho nên dẫn đến choáng váng. Bây giờ tôi đang cai rượu, tôi thấy đỡ hẳn không còn cảm thấy choáng váng nữa.

    22/01/2018
  • Lê Trọng

    Mỗi lần bị hạ đường huyết là tôi lại bị choáng váng, xây xẩm mặt mày. Sau khi bổ sung đường hết bị hạ đường huyết thì các triệu chứng này cũng hết.

    26/09/2017
Nguyễn Thị Phương (08/10/2019)
chào bác sỹ! Tôi năm nay 35 tuổi làm kế toán, gần đây tôi thường bị choáng váng thoảng qua nhưng lặp lại rất nhiều lần trong ngày tôi đã dùng thuốc piracetam800, taginba plus, magie b6 trong 5 ngày nhưng không đỡ choáng, sau đó tôi được tư vấn đổi sang uống betaserc 16mg, methycobal , nootropyl 800mg và vitamin b6 cũng 5 ngày nhưng vẫn không cải thiện tình trạng choáng. Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi.
dương văn liêm(12/06/2018)
thưa bác sĩ bác si chuẩn đoán xem tôi bi chiệu chứng bệnh gì. tự dưng tôi lại cảm thấy đầu bị choáng thỉnh thoảng buồn nôn mắt cảm thấy hoa mắt.nhờ bác sĩ chuẩn đoán hộ tôi xem co cần phải di khám bác sĩ không. cảm ơn bác sĩ
Hoàng Hải (07/06/2018)
Tôi 50 tuổi, di truyền huyết áp, đang bị hở van tim (đang dùng thuốc theo toa bác sĩ). Tôi tìm trên Google các triệu chứng tôi nhưng không thấy.
Mỗi lần HO hay HẮC XÌ là bị XÂY XẨM, CHOÁNG VÁNG khoảng 3-5 giây. Lúc trước bị nhẹ hoặc thưa thớt, thỉnh thoảng mới bị hoặc CHOÁNG nhẹ nhưng gần đây càng ngày càng nặng.
Mong bác sĩ tư vấn giúp. Xin cám ơn!
Lê Duy Hiển (22/01/2018)
Tôi năm nay 25 tuổi, dạo gần đây tôi cảm thấy choáng váng và đặc biệt là đi vệ sinh ra phân lỏng. Một ngày tôi phải vào nhà vệ sinh hơn chục lần. Vậy tình trạng hiện tại của tôi là gì thưa bác sĩ.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung