8 sai lầm mà người có bệnh lý tim mạch thường mắc phải

8 sai lầm mà người có bệnh lý tim mạch thường mắc phải

Rất nhiều người đang mắc các bệnh lý về tim mạch có những suy nghĩ sai lệch về căn bệnh của mình, từ đó dẫn tới những điều không mong muốn. Hãy thử xem bạn có đang mắc phải những sai lầm như vậy không nhé.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tim Mạch Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Nghĩ rằng tất cả các trường hợp bị đau tim là như nhau

Bạn có một người thân bị đau tim ngay cả khi họ có một lối sống rất lành mạnh và nghĩ rằng việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực không thể cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình. Hay một người bạn của bạn phải nghỉ việc do mắc bệnh tim và bạn cho rằng mình cũng sẽ phải nghỉ việc nếu mắc bệnh. Không, đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Cơ địa và yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của mỗi người là khác nhau. Cho nên bạn hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều trị và thực hiện các phương pháp giúp cải thiện tình trạng của mình.

2. Không điều chỉnh lối sống hiện tại

Học cách ăn uống điều độ và tốt cho sức khỏe hơn dường như là một thách thức cho nhiều người, đấy là chưa nói đến việc bỏ thuốc lá, hay tập thể dục thường xuyên hơn. Những thay đổi trên lại là giải pháp tốt nhất để mang đến cho bạn một sức khỏe tốt hơn.

Sau đây là một số thay đổi quan trọng có thể giúp bạn phòng ngừa một cơn đau tim tiếp theo, bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá
  • Tập thể dục đều đặn, theo lời hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe
  • Chọn và dùng các thực phẩm lành mạnh, cân bằng giữa lượng chất béo và calories
  • Kiểm soát cân nặng bản thân
  • Kiểm soát huyết áp tốt
  • Kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu
  • Kiểm soát lượng đường huyết hay bất kì tình trạng bất thường đường huyết nào khác
  • Thăm khám bác sĩ thường xuyên để biết rằng bạn đang phòng ngừa cơn đau tim trở lại tốt 

3. Giam cầm bản thân trong sự đau buồn và trầm cảm

Bạn có thể mất đi sức khỏe vốn có của mình hay khả năng thực hiện những điều quan trọng trong cuộc sống. Điều đó khiến bạn cảm thấy mất mát, hụt hẫng và buồn bã. Dĩ nhiên bạn cần có thời gian để chấp nhận điều đó, nhưng không có nghĩa là bạn chìm sâu trong đau khổ.

Bạn và gia đình cần phải trao đổi và hỗ trợ cùng nhau vượt qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau sau một cơn đau tim. Hãy giữ trong đầu suy nghĩ rằng điều đó sẽ mạng đến một tương lai tích cực hơn cho cuộc sống của bạn

Nếu như bạn không thể thoát ra được cảm giác đau buồn hay lo âu, đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý. Các bác sĩ của Hello Doctor có thể sẽ giúp ích được cho bạn trong vấn đề này, bạn chỉ cần gọi đến số 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.

4. Không uống thuốc điều trị

Không nên ngưng các thuốc điều trị bệnh tim mạch khi  không có sự cho phép của bác sĩ. Hãy nói chuyện với bác sĩ về lựa chọn của bản thân và loại thuốc nào là tốt nhất cho bạn. 

  • Có tác dụng tốt nhất cho tình trạng của bạn
  • Có ít tác dụng phụ nhất
  • Chi phí hợp lý nhất
  • Dễ sử dụng
  • Phù hợp với thời gian biểu của bạn

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là cách điều trị bệnh tim mạch tốt nhất

Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là cách điều trị bệnh tim mạch tốt nhất

5. Liên kết với gia đình

Hãy tưởng tượng rằng: nếu như bạn bỏ thuốc và mọi người trong nhà bạn cũng đồng loạt ngưng hút thuốc, thì đồng nghĩa với việc bạn đang giúp đỡ rất nhiều người. Cho nên đừng ngần ngại để thay đổi lối sống của bạn trước người thân và gia đình. Hãy nói với những người bạn yêu thương để họ ủng hộ và hỗ trợ cho bạn.

6. Giữ các nguyên tắc điều trị cũ

Trong nhiều trường hợp, việc điều trị của bác sĩ cho bạn vào vài năm trước cho đến nay đã không còn phù hợp vì có những thay đổi đáng kể về thuốc và phương pháp điều trị. Vậy nên hãy đến thăm khám và trao đổi với bác sĩ thường xuyên để tìm ra phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

7. Trì hoãn tập luyện

Bạn có thể lo sợ rằng việc tập luyện sẽ làm tim hoạt động quá tải, nhưng việc tập luyện thường xuyên có thể là điều tốt nhất để nâng cao sức khỏe tim mạch của bạn. Đây là điều cốt yếu với những ai đã trải qua một cơn đau tim và tập luyện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Hãy xây dựng một chế độ tập luyện phù hợp cho bản thân, dựa trên sức khỏe và sở thích của bạn. Tập luyện có thể giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, cholesterol trong máu, huyết áp và đường huyết. Một cách khác có thể nâng cao sức khỏe tim mạch tốt nhất  đó là  tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng tim mạch.

8. Ngần ngại trao đổi với bác sĩ

Bác sĩ  là người đồng minh tốt và luôn muốn giúp đỡ bạn trong việc chăm sóc sức khỏe, cho nên đừng ngần ngại thắc mắc và đặt ra câu hỏi về vấn đề tim mạch của bạn.

Nếu bạn đang mắc bệnh tim và cần được trợ giúp, hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi ngay theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch giỏi của chúng tôi.

Hello Doctor - Mang sức khỏe đến cuộc sống



Bác sĩ khám, điều trị

Phan Thị Kim Ngân

Thạc sĩ - Bác sĩ Phan Thị Kim Ngân

Khoa: Tim mạch

Nơi làm việc: Bệnh viện Viện Tim Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 18 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tim

2 phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch
Xét nghiệm máu sẽ cho biết một số thông tin gợi ý về tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Và một số chất khác trong máu giúp cho...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn hạnh (27/10/2019)
    Tôi vừa hết sốt, qua 1 đêm ngủ thấy tê cánh tay bên trái, ngực cảm giác khó chịu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Vậy có phải tim có vấn đề gì không a?

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung