Đau hạ sườn trái là dấu hiệu cảnh báo bạn có thế đang mắc bệnh
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi tên là Ngân. Thời gian gần đây tôi có dấu hiệu bị đau hạ sườn trái phía trước, sau đó có lan ra ra sau lưng. Vậy bác sĩ có thể giải thích cho tôi hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra triệu chứng đau hạ sườn trái được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Ngân, Hello Doctor cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có lẽ câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để giúp bạn và những người khác có cái nhìn cụ thể hơn về triệu chứng đau hạ sườn trái, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
Bạn có thể click vào thông tin bạn muốn tham khảo:
- Đau hạ sườn trái là bệnh gì
- Nguyên nhân đau hạ sườn trái
- Biện pháp tự chăm sóc
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
- Biện pháp điều trị đau hạ sườn trái
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Đau hạ sườn trái là bệnh gì?
Vùng bụng được chia ra thành 9 phần là: hạ sườn trái, hạ sườn phải, thượng vị, hông trái, hông phải, rốn, hố chậu phải, hố chậu trái và hạ vị. Vùng hạ sườn trái gồm các cơ quan sau: tá tràng, tụy, lách, đại tràng góc lách, ruột non, đuôi tụy, thận trái, niệu quản trái, tuyến thượng thận trái và đáy phổi trái. Bất kì vấn đề nào ở các cơ quan trên đều có thể gây ra cơn đau ở hạ sườn trái (đau hạ sườn trái có tên tiếng anh là Left Upper Quarrant Pain).
Hầu hết mọi người đều từng bị đau bụng ít nhất một lần trong đời. Cơn đau bụng có thể thay đổi cường độ từ nhẹ tới nặng và có thể diễn tiến liên tục hoặc tới rồi đi. Cơn đau bụng mà bạn gặp có thể là cơn đau bụng cấp tính hoặc mãn tính, kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau hạ sườn trái
Các nguyên nhân gây đau hạ sườn trái được chia thành hai nhóm chính là nguyên nhân cấp tính và nguyên nhân mạn tính.
Nguyên nhân cấp tính gây ra đau hạ sườn trái
- Tổn thương các cơ thành bụng làm bạn cảm thấy đau khi chạm vào và khi cử động cơ thể.
- Các bệnh liên quan tới xương sườn như gãy xương sườn, viêm sụn sườn hay tràn khí màng phổi làm cơn đau tăng lên khi hít vào, khi ho hoặc khi cử động thành ngực hoặc chèn ép lên vùng bị ảnh hưởng.
- Viêm tụy cấp ngoài việc gây đau bụng vùng hạ sườn trái còn có thể gây ra các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn và sốt.
- Các bệnh lý về lách như nhồi máu lách, áp xe lách hay vỡ lách.
- Các rối loạn về thận trái hoặc niệu quản trái như sỏi thận trái, áp xe thận trái, ung thư thận,… gây đau hạ sườn trái và làm đổi màu nước tiểu.
- Các bệnh lý ở phổi hoặc màng phổi trái.
- Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, gây đau hạ sườn trái hay vùng thượng vị đột ngột, kéo dài cỡ vài phút hoặc lâu hơn, đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, đánh trống ngực, lo âu.
- Áp xe dưới cơ hoành.
Nguyên nhân mạn tính gây ra đau hạ sườn trái
-Ứ hơi đại tràng góc lách: tình trạng này xảy ra khi bạn bị táo bón hay không dung nạp lactose, dị ứng lactose, bệnh Celiac hay hội chứng ruột kích thích, hơi trong lòng ruột bị ứ lại ở phần đại tràng chạy ngang lách và gây ra hội chứng ứ hơi trong lách. Hội chứng này có các triệu chứng sau: đau hạ sườn trái tăng lên khi ăn và giảm khi xì hơi hay khi đi đại tiện. Cơn đau có thể rất nghiêm trọng và có thể có các tính chất gần giống với cơn nhồi máu cơ tim hay viêm màng phổi. Nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể là do nhu động của phần đại tràng góc lách.
-Hội chứng ruột kích thích.
- Viêm ruột già mãn tính hầu như chỉ ảnh hưởng tới những người từ 60 tuổi trở lên. Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm đau hạ sườn trái hoặc đau bụng dưới, tiêu chảy có lẫn máu và sốt nhẹ.
- Bệnh lý thận/niệu quản mạn tính.
- Lách to: các bệnh lý máu mạn tính như bệnh bạch cầu mạn hay ung thư hạch có thể gây ra lách to, phát hiện dễ dàng bằng cách thay khám. Những người có lách to thường cảm thấy đau ở vùng hạ sườn trái, ăn mau no và các triệu chứng của bệnh nền như bị mệt mỏi và da xanh xao, tái nhợt do thiếu máu. Các bệnh lý nhiễm trùng mạn tính như bệnh sốt rét cũng có thể làm cho lách to.
- Viêm tụy mạn và ung thư tụy.
- Các bệnh lý dạ dày mạn tính như viêm dạ dày mạn, loét dạ dày và ung thư dạ dày có thể gây đau hạ sườn trái, buồn nôn, ợ hơi, đầy hơi, ăn mau no, chán ăn, đau bụng trong lúc ăn hoặc sau khi ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Các rối loạn về tuyến thượng thận trái gây ra các triệu chứng như đau hạ sườn trái hoặc đau hông trái, mệt mỏi, đờ đẫn, hay quên, phù toàn thân, mất nước, thay đổi huyết áp.
3. Biện pháp tự chăm sóc
Để phòng ngừa đau bụng hạ sườn trái, dưới đây là những mẹo nhỏ bạn nên thực hiện:
- Ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám, ăn ít thịt đỏ, chất béo từ động vật
- Uống nước đủ 8 ly nước/ngày hay 2 – 2,5 lít nước/ngày
- Tập thể dục hằng ngày
- Ăn ít mỗi bữa và ăn nhiều bữa trong ngày
- Theo sát chế độ điều trị
- Tránh nằm ngay sau khi ăn
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng mà không thể di chuyển hay cử động cơ thể hoặc nếu bạn không thể ngồi yên được hay có được tư thế thoải mái.
Nếu bạn có các triệu chứng sau xuất hiện cùng lúc với đau bụng, hãy tới các cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ:
- Sốt
- Đi cầu ra máu
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Vàng da
- Bụng gồng cứng khi bạn chạm vào
- Bụng chướng
Những thông tin khác có thể hữu ích cho bạn:
Bạn Ngân thân mến, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn có thể đã có cái nhìn tổng quan về triệu chứng đau hạ sườn trái. Bạn có thể đặt khám bác sĩ giỏi tại Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi rất sẵn lòng được giúp cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Tôi có đi siêu âm nhưng không ra bệnh gì cả. Dạo gần đây nó trở nên đau hơn. Tôi phải làm sao ạ