Cách chăm sóc và điều trị cho người bị sốt

Cách chăm sóc và điều trị cho người bị sốt

Sốt là tình trạng mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đối phó với tình trạng này như thế nào. Những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Sốt là gì

2. Nguyên nhân gây ra sốt

3. Điều trị sốt tại nhà

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

5. Phòng ngừa sốt

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Sốt là gì?

Sốt hay còn gọi là tình trạng nhiệt độ của cơ thể cao hơn so với bình thường. Sốt có thể diễn ra trên cả trẻ em và người lớn. Nhiệt độ tăng trong thời gian ngắn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, sốt cao có thể là triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm cần được nhận sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Việc nhận ra bạn có bị sốt hay không nhằm giúp bạn được điều trị và theo dõi thích hợp. Nhiệt độ bình thường của cơ thể thường khoảng 98,6 °F, hoặc 37 °C. Tuy nhiên, mức nhiệt này có thể thay đổi chút ít và cũng dao động tùy thuộc vào thời gian trong ngày. Chúng có xu hướng thấp hơn vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều và tối. Các yếu tố khác, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt hoặc tập thể dục cường độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ của cơ thể.

Để kiểm tra nhiệt độ cơ thể, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đặt vào miệng, hậu môn hoặc nách.

- Nhiệt kế đặt vào miệng phải đặt dưới lưỡi trong ba phút.

- Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế miệng để đặt vào nách rồi đọc. Chỉ cần kẹp nhiệt kế vào nách rồi đặt tay lên ngực nhằm giữ chặt nhiệt kế. Chờ 4-5 phút rồi lấy nhiệt kế.

- Nhiệt kế đặt hậu môn có thể được sử dụng để đo nhiệt độ cơ thể ở trẻ sơ sinh. Để làm điều này, thoa một lượng nhỏ gel bôi trơn lên đầu kim loại. Sau đó, cho bé nằm sấp và nhẹ nhàng nhét nhiệt kế vào hậu môn của bé sâu khoảng 3 cm (1 inch). Giữ nhiệt kế ổn định trong ít nhất ba phút.

Trẻ nhỏ sốt khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 100.4 °F, hoặc 38 °C. Trẻ em sốt khi nhiệt độ của chúng vượt quá 99,5 °F, hoặc 37,5 °C. Còn người trưởng thành sốt khi nhiệt độ của họ vượt quá 99 đến 99,5 °F, hoặc 37,2 đến 37,5 °C.

Tùy thuộc vào nguyên nhân của sốt, các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm:

Dấu hiệu và biểu hiện của tình trạng sốt

Nhiệt độ tăng cao, đau đầu, run, vã mồ hôi,... là dấu hiệu của tình trạng sốt

2. Những nguyên nhân gây ra sốt

Sốt xảy ra khi một vùng của não bộ được gọi là vùng hạ đồi tăng điểm chuẩn của nhiệt độ cơ thể lên. Khi điều này xảy ra, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh và mặc thêm quần áo hoặc cơ thể bắt đầu run để tạo nhiệt cho cơ thể. Cuối cùng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.

Có rất nhiều tình trạng khác nhau có thể khởi phát sốt. Một số nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn bao gồm: cúm, cảm lạnh thông thường và bệnh viêm phổi.
  • Sau một số loại tiêm chủng như bạch hầu hoặc uốn ván (ở trẻ em).
  • Mọc răng (ở trẻ sơ sinh).
  • Một số bệnh gây viêm, bao gồm bệnh viêm khớp dạng thấpbệnh Crohn.
  • Cục máu đông.
  • Say nắng nặng.
  • Ngộ độc thực phẩm.
  • Một số loại thuốc, kể cả kháng sinh.

3. Tự điều trị sốt tại nhà

Điều trị sốt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Một cơn sốt nhẹ mà không kèm theo các triệu chứng khác thường không cần điều trị y tế. Uống nước và ngủ thường là đủ để đánh bật được cơn sốt.

Khi sốt kèm theo các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như khó chịu hoặc mất nước, các cách hữu ích để điều trị sự tăng nhiệt độ cơ thể là:

  • Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái nơi người bệnh nghỉ ngơi 
  • Lau người bằng nước ấm
  • Uống thuốc hạ sốt
  • Uống nhiều nước

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Sốt nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sốt có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị kịp thời.

Nên đi khám bác sĩ ngay khi:

- Thân nhiệt vượt quá mức bình thường và kéo dài.

- Tỏ ra không hiệu quả với các biện pháp tự chăm sóc.

- Kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau đầu dữ dội
  • Sưng cổ họng 
  • Da phát ban, đặc biệt là nếu nổi ban da nặng hơn
  • Nhạy cảm với ánh sáng trắng
  • Cứng cổđau cổ
  • Nôn kéo dài
  • Lơ mơ hoặc kích động
  • Đau bụng
  • Tiểu đau 
  • Yếu cơ

Bác sĩ có thể sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm. Điều này sẽ giúp họ xác định nguyên nhân gây sốt và cách điều trị hiệu quả.

Cấp cứu ngay khi:

5. Phòng ngừa sốt

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân lây nhiễm là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa sốt. Các tác nhân lây nhiễm thường khiến cho thân nhiệt tăng lên. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp giảm bớt sự phơi nhiễm của bạn:

- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, và sau khi tiếp xúc với nhiều người.

- Dạy cho con bạn biết cách rửa tay đúng cách. Hướng dẫn chúng để rửa cả mặt trước và mặt sau của mỗi tay bằng xà phòng và rửa kỹ bằng nước ấm.

- Luôn mang nước rửa tay hoặc khăn giấy kháng khuẩn. Chúng có thể có ích nếu bạn không có xà bông và nước.

- Tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt. Vì như vậy virus và vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể hơn và gây nhiễm trùng.

- Che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi. Đồng thời cũng dạy con làm như vậy.

- Tránh dùng chung ly, tách và dụng cụ ăn uống với người khác.

Nếu bạn không thể sử dụng các biện pháp thông thường để hạ sốt, nên đưa người bệnh đi khám bác sĩ ngay. Không nên để tình trạng sốt kéo dài. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Dương

    Sốt cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh viêm, cho nên nếu thấy sốt hơn 2 ngày thì tốt nhất đưa người đó đi khám bác sĩ.

    04/12/2017
  • Mai Huyền

    Nếu trẻ em mà sốt cao thì tốt nhất cứ đưa khám bác sĩ mọi người ạ, để ở nhà nguy hiểm lắm

    04/12/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung