Chán ăn là biểu hiện của bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Thời gian gần đây tôi thường xuyên cảm thấy chán ăn, không có hứng thú đối với việc ăn uống và cơ thể cực kì mệt mỏi. Tôi cũng không biết vì sao lại như thế. Liệu tôi có đang mắc bệnh không và làm sao để khắc phục tình trạng này, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng chán ăn. Chán ăn là một triệu chứng thường gặp nhưng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Để biết được nguyên nhân gây ra chứng chán ăn của mình, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Chứng chán ăn là gì?
Chán ăn (tên tiếng Anh là Loss Of Appetite) xảy ra khi bạn thấy giảm cảm giác muốn ăn. Các nguyên nhân có thể khiến bạn thấy chán ăn rất đa dạng, từ các bệnh tâm thần cho tới bệnh thực thể. Khi bạn chán ăn, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như sụt cân hay suy dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, vì vậy rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân đằng sau việc giảm sự thèm ăn và điều trị nó.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn
Có vô số nguyên nhân dẫn đến chán ăn. Trong hầu hết các trường hợp, sự thèm ăn có thể trở lại bình thường một khi bệnh lí nền được chữa trị.
Vi trùng
Chán ăn có thể gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi, nấm và các nhiễm trùng khác tại bất kì chỗ nào trên cơ thể. Nó có thể là hậu quả của một nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày tá tràng, nhiễm trùng da hay viêm màng não. Sau khi bệnh nền được điều trị đúng cách, sự thèm ăn sẽ trở lại.
Nguyên nhân về tâm lí
Có vô số nguyên nhân từ đa dạng các rối loạn tâm lí có thể gây chán ăn. Nhiều người lớn tuổi mất đi sự thèm ăn. Sự thèm ăn của bạn có xu hướng giảm khi bạn buồn, bị trầm cảm, hay lo lắng. Chán nản và căng thẳng cũng có sự liên hệ với việc giảm thèm ăn.
Các rối loạn ăn uống, như chán ăn tâm thần có thể là nguyên nhân. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần tự kiềm chế bản thân hoặc trải qua nhiều phương pháp để làm giảm cân. Người mắc chứng này đặc biệt sợ tăng cân. Chán ăn thần kinh có thể gây suy dinh dưỡng.
Bệnh lí y khoa
Các tình trạng bệnh lí sau có thể gây chán ăn:
- Bệnh gan mạn tính
- Suy thận
- Suy tim
- Viêm gan
- HIV
- Sa sút trí tuệ
- Suy giáp
Ung thư cũng có thể gây chán ăn, đặc biệt nếu nó tập trung ở một số vùng sau:
- Ruột
- Dạ dày
- Buồng trứng
- Tụy
Phụ nữ có thai cũng có thể chán ăn trong ba tháng đầu thai kì.
Thuốc
Một số thuốc hay chất ma túy cũng có thể làm bạn chán ăn. Các thuốc được kê theo toa bác sĩ bao gồm:
- Một số kháng sinh
- Thuốc giảm ho
- Thuốc an thần
- Thuốc hóa trị
3. Tác hại của chứng chán ăn
Nếu chán ăn gây ra bởi bệnh lí y khoa, tình trạng có thể trở nên tồi tệ nếu không được điều trị, và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như:
- Cực kì mệt mỏi
- Sụt cân
- Nhịp tim nhanh
- Sốt
- Khó chịu
Nếu việc chán ăn cứ kéo dài và bạn bị suy dinh dưỡng hay thiếu Vitamin và các chất điện giải, bạn có thể gặp các biến chứng gây nguy hiểm dẫn đến tử vong. Vì vậy, rất cần thiết đi gặp bác sĩ nếu bạn bị chán ăn và triệu chứng này không giảm sau một đợt bệnh cấp tính hoặc kéo dài nhiều tuần sau đó.
4. Biện pháp tự khắc phục và điều trị chứng chán ăn
Điều trị chán ăn tùy thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc siêu vi, bạn sẽ không cần điều trị cụ thể vì sự thèm ăn sẽ nhanh chóng trở lại khi nhiễm trùng được chữa khỏi.
Tự chăm sóc tại nhà
Nếu chán ăn là do tình trạng bệnh lí như ung thư hoặc bệnh mạn tính, có thể rất khó để kích thích sự thèm ăn. Tuy nhiên, việc ăn chung cùng với gia đình và bạn bè, nấu các món ăn bạn ưa thích, hoặc đi ăn ở nhà hàng có thể khuyến khích bạn muốn ăn hơn. Tập thể dục nhẹ có thể giúp tăng sự thèm ăn, hoặc bạn có thể tập trung chỉ ăn một bữa ăn lớn mỗi ngày, xen kẽ với những bữa ăn nhỏ.
Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ có thể giúp ích và giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn là các bữa ăn lớn. Để đảm bảo bạn đang được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bữa ăn nên có nhiều calo và đạm. Bạn cũng có thể thử uống các loại đạm dạng lỏng.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một cuốn nhật ký ghi lại những gì bạn ăn uống trong vài ngày tới một tuần. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá lượng chất dinh dưỡng bạn hấp thu và mức độ chán ăn của bạn.
Chăm sóc từ y tế
Trong buổi khám bệnh, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao và so sánh với thể trạng của dân số trung bình.
Bạn có thể được hỏi về tiền căn bệnh lí, các thuốc bạn đã dùng, và chế độ ăn của bạn. Hãy chuẩn bị cho các câu hỏi sau:
- Triệu chứng bắt đầu từ khi nào
- Mức độ nặng hay nhẹ
- Bạn đã sụt bao nhiêu kí
- Hoàn cảnh khởi phát triệu chứng
- Các triệu chứng đi kèm
Một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chán ăn:
- Siêu âm bụng
- Công thức máu
- Kiểm tra gan, tuyến giáp, chức năng thận
- Chụp X quang thực quản, dạ dày và ruột non
- CT scan đầu, ngực, bụng hay chậu
Trong một số trường hợp, bạn sẽ được kiểm tra thai nghén và tư vấn xét nghiệm HIV. Bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu để tìm ra dấu vết của việc sử dụng ma túy.
Nếu chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, bạn có thể được cung cấp các chất dinh dưỡng thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc uống để kích thích sự thèm ăn của bạn. Bác sĩ của bạn có thể mời bạn đến một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần hoặc nhân viên tư vấn nếu chán ăn là hậu quả của chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc sử dụng ma túy.
Chán ăn do thuốc gây ra có thể được điều trị bằng cách thay đổi liều hoặc đổi thuốc theo toa của bạn. Bạn không bao giờ nên tự ý thay đổi thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi bác sĩ khám ngay khi bạn bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên do. Rất cần thiết phải tìm đến bác sĩ nếu việc bạn chán ăn là hậu quả của trầm cảm, rượu bia, hay rối loạn ăn uống như chán ăn thần kinh.
Bạn Ngọc thân mến, bạn có thể áp dụng một số những biện pháp mà chúng tôi đưa ra. Trong trường hợp mà bạn vẫn tiếp tục cảm thấy chán ăn và sức khỏe suy sút, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn và sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi