Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là loại bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của tuyến tụy. Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các tế bào ngoại tiết.
2. Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy
3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến tụy
4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tụy
5. Điều trị bệnh ung thư tuyến tụy
6. Phòng chống bệnh ung thư tuyến tụy
1. Bệnh ung thư tuyến tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy tên tiếng Anh là Pancreatic Cancer, bắt đầu ở các mô của tuyến tụy - một cơ quan trong bụng bạn nằm ngang theo sau phần dưới của dạ dày. Tụy cung cấp các enzym hỗ trợ cho tiêu hóa và các hooc môn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Ung thư tụy thường lan nhanh đến các cơ quan lân cận. Nó hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn đầu của nó. Nhưng đối với những người có u tuyến tụy hoặc tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tụy, một số bước kiểm tra có thể giúp phát hiện sớm vấn đề.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy
Vàng da, vàng mắt: là triệu chứng hay găp ở bệnh nhân ung thư tuyến tụy do ảnh hưởng bởi một chất thải của gan tên là bilirubin. Chất này thường đi xuống ruột non thông qua ống mật chủ. Nếu khối u phát triển trong tuyến tụy sẽ bám vào ống dẫn mật và ngăn cản bilirubin đi tới ruột, làm tăng hạm lượng bilirubin trong cơ thể. Dư thừa quá nhiều chất này sẽ khiến chúng ta bị vàng da, vàng mắt và ngứa ngáy tay chân.
Đau lưng: khi khối u phát triển trong tuyến tụy, nó sẽ bám vào rễ thần kinh và gây đau ở vùng lưng. Cơn đau có thể ngắn hoặc dai dẳng, ổn định hoặc thất thường, chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng trên, khi chúng ta ngồi thẳng lưng, đau lưng nhiều hơn khi bệnh nhân ăn uống.
Giảm cân: trước khi phát hiện khối u ở tuyến tụy khoảng 6 - 8 tháng bệnh nhân thường chán ăn, thấy no do hoạt động sản xuất enzyme tiêu hóa của tuyến tụy bị suy giảm, bệnh nhân sẽ giảm cân nhanh và nhiều, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Khi bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh, vàng da, vàng mắt, đau lưng thì bạn nên đến trung tâm y tế sớm nhất để khám bệnh. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM
Kinh nghiệm: 21 năm
3. Tác hại của bệnh ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh tiến triển nhanh và khiến cho người bệnh suy yếu đi trông thấy. Ung thư tuyến tụy đem đến cho người bệnh nhiều đau đớn, mệt mỏi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ di căn và lan nhanh sang các cơ quan lân cận khác dẫn đến người bệnh bị tử vong.
4. Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh ung thư tuyến tụy có thể kể đến như là: thừa cân, lười vận động, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tuổi tác, bệnh đái tháo đường…
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư tuyến tụy
Di truyền: Theo số liệu thống kê thì có khoảng 5-10% người mắc ung thư tụy có người thân của họ từng bị bệnh ung thư này.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, và là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư dạ dày. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người nhiễm khuẩn Hp có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.
Tuổi tác: Ung thư tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 50 đến 80. Gần 50% người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở độ tuổi 75 trở lên.
Bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân đái tháo đường có thể không nhất thiết dễ bị ung thư tuyến tụy hơn, nhưng hai căn bệnh này có mối liên quan với nhau.
Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích độc hại, là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng,... trong đó có ung thư tuyến tụy.
Những người thừa cân và lười vận động: Những người thừa cân, béo phì dễ có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy hơn. Những người thường xuyên vận động cũng giảm đến một nửa nguy cơ so với những người lười vận động.
Do chế độ ăn, uống: Chế độ ăn giàu chất béo và thịt (đặc biệt là thịt chế biến sẵn hay thịt xông khói) đã được chứng minh là có mối liên hệ với ung thư tuyến tụy trên động vật.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tụy
Chẩn đoán
Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán cơ bản được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân có các triệu chứng vàng da, đau bụng, chướng bụng. Với siêu âm, có thể đồng thời phát hiện UT tuyến tụy vừa có thể phát hiện các khối u ở gan và khối u ngoài ống mật.
Chụp CT: Chụp CT cắt lớp từng tầng mỏng ở tuyến tụy và quét tăng cường đóng vao trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư tụy. Phương pháp này thường được tiến hành sau khi siêu âm phát hiện hoặc nghi ngờ có tổn thương ở tuyến tụy.
Nội soi mật tụy ngược dòng (ERTC): Đây là thủ thuật cho phép bác sĩ kiểm tra các ống dẫn mật và các ống tụy được thực hiện phổ biến nhằm khảo sát tổn thương nghi ngờ ở ống mật hoặc tuyến tụy.
Nội soi siêu âm (EUS): Nội soi siêu âm có ưu điểm phát hiện ra những tổn thương nhỏ, từ đó cải thiện đáng kể tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán phát hiện sớm.
Kim nhỏ chọc hút tế bào (FNA): Đây là phương pháp có hiệu quả đặc biệt cao trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Điều trị ung thư tuyến tụy bằng phương pháp phẫu thuật
Điều trị
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy giúp loại bỏ khối u và có thể loại bỏ một phần đầu tuyến tụy, một phần mật và ống mật để đảm bảo xóa bỏ các tế bào ác tính. Sau đó các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nối các phần còn lại của tuyến tụy, dạ dày và ruột để đảm bảo chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị kết hợp với phẫu thuật được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện để tiêu diệt tế bào ung thư bằng chùm tia năng lượng cao. Xạ trị thường được áp dụng trong trường hợp tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy. Phương pháp này cũng được kết hợp với hóa trị trong liệu trình điều trị ung thư tuyến tụy.
Hóa trị: Sử dụng thuốc và hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư, phương pháp hóa trị được sử dụng kết hợp với xạ trị sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát.
Liệu pháp miễn dịch: phương pháp này được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tụy bằng cách tăng cường các tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh, để chúng tự nhận biết, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.
6. Phòng bệnh ung thư tuyến tụy
Không hút thuốc lá: Khói thuốc và những hóa chất có chứa bên trong khói thuốc có thể xâm nhập vào máu, gây tổn thương tụy và hình thành nên bệnh ung thư tuyến tụy. Chính vì vậy không hút thuốc là là một trong những phương pháp đầu tiên để phòng bệnh ung thư tuyến tụy hiệu quả.
Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Theo khảo sát thì những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn những người khác. Do đó, bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý nhằm giảm bệnh ung thư tuyến tụy.
Chế độ ăn uống khoa học: Để phòng ung thư tuyến tụy thì bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất như các loại hạt, trái cây, rau quả, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua, táo, cam, chuối...
Tránh tiếp xúc với hóa chất: Ngoài ra bạn cũng hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những môi trường có chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu và hóa chất khác để giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.
Bệnh ung thư tuyến tụy là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và tiến triển nhanh, chính vì vậy mà ngay khi thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám ngay để sớm có biện pháp xử lý kịp thời. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 nếu bạn cần được hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Khoa: Ung thư
Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 34 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi