Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là bệnh ác tính, các tế bào biểu mô trong vòm họng bị biến đổi gen, tạo ra một khối u ở trong vòm họng người. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện điều trị sớm.

1. Ung thư vòm họng là gì

2. Triệu chứng của ung thư vòm họng

3. Tác hại của bệnh ung thư vòm họng

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng

5. Điều trị bệnh ung thư vòm họng

6. Phòng chống bệnh ung thư vòm họng

7. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh Ung thư vòm họng là gì?

Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm. Ung thư vòm họng là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. 

Ung thư vòm họng (tên tiếng Anh là Throat Cancer) dùng để chỉ những trường hợp khối ung thư phát triển ở vùng hầu họng, thanh quản hay lưỡi gà. Họng là một ống bằng cơ kéo dài từ sau mũi đến mức ngang cổ. Ung thư vòm họng thường bắt đầu từ những tế bào lót bên trong họng. Thanh quản có vị trí ngay bên dưới họng và cũng là vùng dễ phát triển ung thư. Thanh quản được cấu tạo bởi sụn và mang hai dây thanh âm. Khi bạn nói, hai dây thanh âm rung lên để phát ra tiếng. Ung thư vòm họng cũng có thể phát triển ở phần sụn gọi là nắp thanh môn, bộ phận có tác dụng như một cái nắp cho thanh quản. Ung thư lưỡi gà, một dạng khác của ung thư vòm họng, phát triển ở lưỡi gà là bộ phận nằm ở thành sau cổ họng.

Ung thư vòm họng  rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong ở căn bệnh này cao nếu không sớm được điều trị bệnh.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng

Các triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng có thể bao gồm:

Chảy máu cam:Dấu hiệu sớm nhất khi bị ung thư vòm họng là hiện tượng chảy máu cam. (Xem thêm về triệu chứng chảy máu cam tại đây)

Nghẹt mũi:Khi mới bị bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác nghẹt mũi, đau đầu. Ban đầu chúng ta chỉ thấy nghẹt một bên mũi nhưng khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt. Bạn nên hết sức cẩn thận nếu có triệu chứng này, tốt nhất nên tới bệnh viện kiểm tra khi có những biểu hiện lạ trên cơ thể. (Xem thêm thông tin về triệu chứng nghẹt mũi tại đây)

Ù tai và nghe kém: Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở tai với những dấu hiệu: ù tai, nghe kém, đau trong tai thì rất có thể bạn đag bị ung thư vòm họng.

Nổi hạch ở cổ: Theo khảo sát, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm tỷ lệ rất lớn, từ 40-85%. Do vòm họng ở người có cấu trúc mô bạch huyết đa dạng, chính vì vậy các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch cổ. 

Hội chứng nội sọ: Càng phát hiện bệnh muộn thì người bị ung thư vòm họng sẽ gây ra các hội chứng liên quan đến não và các dây thần kinh sọ như bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt… Do khối  u phát triển to vào trong não sẽ gây tăng áp lực nội sọ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, nôn ói, tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Di căn: Khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối thì sẽ có hiện tượng, tình trạng xâm lấn xuống vùng mũi - họng, khẩu cái, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù vô cùng nguy hiểm, … Bệnh ung thư vòm mũi họng còn có thể di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác. Khi bệnh đã di căn thì rất khó điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn.

Triệu chứng ung thư vòm họng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu xuất hiện một số triệu chứng lạ trên cơ thể như chảy máu cam, nghẹt mũi, ù tai, nghe kém thì tốt nhất bạn nên đến các bệnh viên chuyên khoa tai- mũi- họng để thăm khám, phát hiện bệnh để có thể điều trị kịp thời. Phần lớn triệu chứng của ung thư vòm họng không đặc hiệu cho ung thư, vì vậy bác sĩ sẽ kiểm tra những nguyên nhân thường gặp trước.

3. Tác hại của bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng gây khó khăn trong việc ăn uống, những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.  

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến người bệnh, mà trường hợp xấu nhất là tử vong.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Thần Kinh Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng xảy ra khi tế bào ở họng phát triển những đột biến trong bộ gen. Những đột biến gen này khiến cho tế bào sinh trưởng một cách mất kiểm soát và tiếp tục sống dù tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết theo chương trình. Những tế bào này tụ lại tạo thành một khối u trong họng của bệnh nhân.

Vẫn chưa rõ điều gì gây nên những đột biến gen khiến phát triển ung thư vòm họng. Nhưng các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các loại ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là từ dùng để chỉ chung những ung thư phát triển ở vùng hầu (ung thư hầu) hoặc từ khí quản (ung thư khí quản). Hầu và khí quản kết nối chặt chẽ với nhau, khí quản nằm bên dưới hầu.

Mặc dù đa số các bệnh ung thư vòm họng đều xuất phát từ cùng một số loại tế bào, các tên gọi chuyên biệt vẫn được dùng để phân biệt mỗi loại ung thư bắt nguồn từ cơ quan nào.

  • Ung thư tị hầu xuất phát từ phần mũi của hầu – phần hầu ngay đằng sau ổ mũi.
  • Ung thư khẩu hầu xuất phát từ phần miệng của hầu – phần hầu ngay đằng sau ổ miệng và bao gồm cả lưỡi gà.
  • Ung thư thanh hầu xuất phát từ phần thanh quản của hầu – phần hầu nằm thấp nhất và nằm trên thực quản, khí quản.
  • Ung thư thanh môn xảy ra ở dây thanh âm
  • Ung thư trên thanh môn xảy ra ở phần cao của khí quản và bao gồm những ung thư ở nắp thanh môn, một bộ phận bằng sụn có chức năng ngăn thức ăn rơi vào khí quản.
  • Ung thư dưới thanh môn xảy ra ở phần thấp của thanh quản, dưới hai dây thanh âm.

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng

Thói quen ăn cá muối khô từ tuổi nhỏ tửng chừng hư vô hại nhưng thực ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chúng ta bởi trong cá khô chứa nitrosamin, chất lâu ngày có thể gây ung thư vòm họng. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như dưa cà… cũng có nguy cơ gây ung thư cao.

Ăn nhiều cá khô có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng

Ăn cá muối khô từ nhỏ có thể gây ung thư vòm họng

Môi trường tiếp xúc bị ô nhiễm: Việc tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vòm họng.

Virus Epstein-barr: Gen của virut epstein- Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.

Thuốc lá, rượu bia: Rượu bia cũng được chế biến bằng khâu lên men và thuốc lá cũng là chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc nhiều bênh ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến nước bọt, ung thư vòm miệng, ung thư vòm họng,...

Rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng

Rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng

Yếu tố di truyền: Những người mà trong gia đình có người bị ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người mà gia đình không ai mắc bệnh.

Quan hệ tình dục bằng miệng: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quan hệ tình dục bằng miệng có thể dễ dàng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, bệnh sùi mào gà… Nếu không được chữa trị sớm hay chữa trị không dứt điểm, có thể gây biến chứng dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng

Chuẩn bị trước khi đi khám

Hãy đến khám bác sĩ ngay khi bạn có bất kì triệu chứng nào làm bạn lo lắng. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể bị ung thư hoặc một bệnh ở họng, bạn có thể được chỉ định đến một bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

Vì những cuộc thăm khám có thể khá chóng vánh trong khi thường lại có nhiều thông tin cần được khai thác, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Sau đây là các thông tin giúp bạn chuẩn bị, và những điều bác sĩ sẽ làm cho bạn.

Bạn có thể làm gì?

  • Chú ý tuân thủ những việc kiêng cử trước khi đến khám. Khi đặt lịch hẹn đến khám, hãy hỏi xem bạn có cần làm gì trước để chuẩn bị không, ví dụ như hạn chế chế độ ăn uống.
  • Viết lại những triệu chứng của bạn, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lí do đi khám bệnh của bạn.
  • Viết lại những thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm cả stress và những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Lên danh sách tất cả các loại thuốc, gồm cả vitamin và các thuốc bổ sung dinh dưỡng bạn đang dùng.
  • Nên dẫn theo một người bạn hoặc một người trong gia đình. Đôi khi rất khó để nhớ hết tất cả các thông tin cần trình bày với bác sĩ. Nên dẫn theo một người thân cận để giúp bạn bổ sung các thông tin bị thiếu.
  • Viết lại những câu hỏi muốn đặt cho bác sĩ.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp để chẩn đoán. Các phương pháp đó có thể là:

Kiểm tra vùng cổ: Đây là phương pháp trong kiểm tra ung thư vòm họng bằng cách kiểm tra hạch cổ từ bên ngoài thông qua việc nhìn và sờ ở vùng cổ, từ đó phán đoán xem người bệnh có bị ung thư vòm họng hay không.

Nội soi vòm họng: Nội soi vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản để kiểm tra ung thư vòm họng. Có thể thực hiện nội soi gián tiếp, nội soi trực tiếp hoặc nội soi ống để quan sát tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể có thể theo dõi những biến chứng có dấu hiệu di căn của ung thư. 

Bác sĩ có thể dùng một ống chiếu sáng đặc biệt (ống nội soi) để nhìn rõ hơn vùng hầu họng trong một thủ thuật gọi là nội soi. Một máy quay siêu nhỏ ở đầu tận của ống nội soi sẽ truyền hình ảnh lên màn hình giúp bác sĩ sẽ tìm những dấu hiệu bất thường bên trong cổ họng của bạn.

Một loại đèn soi khác (đèn soi khí quản) có thể được đưa vào thanh quản của bạn. Nó có ống kính phóng đại giúp bác sĩ kiểm tra dây thanh âm của bạn. Thủ thuật này gọi là nội soi khí quản.

Lấy mô xét nghiệm: Nếu tìm thấy những bất thường qua nội soi và qua soi phế quản, bác sĩ có thể đưa dụng cụ phẫu thuật qua ống soi và thu lấy một mẫu mô (sinh thiết). Mẫu mô được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Các xét nghiệm hình ảnh học: Xét nghiệm hình ảnh học, bao gồm X-quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), có thể giúp bác sĩ xác định giai đoạn của ung thư trên bề mặt họng và thanh quản.

  • Chụp Xquang: chụp Xquang một bên và chính giữa vòm họng có thể quan sát hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời xác định được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có thể giúp bác sĩ xác định mức độ xâm lấn của khối u trong vòm họng, tình trạng di căn hạch cổ.

Siêu âm: thường được dùng để xác định vị trí khối u, kiểm tra xem có hạch cổ hay không và có lây lan sang các bộ phận xung quanh không. 

Giai đoạn ung thư

Sau khi chẩn đoán xác định là ung thư vòm họng, bước tiếp theo là xác định giai đoạn của ung thư. Nhận biết giai đoạn ung thư sẽ giúp quyết định hướng điều trị.

Các giai đoạn của ung thư vòm họng được đánh số bằng chữ số la mã từ I đến IV. Mỗi loại ung thư vòm họng sẽ có những tiêu chuẩn phân định giai đoạn riêng. Nói chung, trong giai đoạn I ung thư vòm họng, chỉ có một khối u nhỏ nằm trong một vùng giới hạn của họng. Những giai đoạn trễ hơn là những trường hợp ung thư diễn tiến nhanh, với giai đoạn IV là ác tính nhất.

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng

Điều trị

Phương pháp điều trị của bạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như vị trí và giai đoạn của ung thư, loại tế bào bị ảnh hưởng, tổng trạng sức khỏe và ý muốn của bạn. Hãy bàn với bác sĩ của bạn về những lợi ích và nguy cơ của từng phương pháp điều trị. Bạn và bác sĩ có thể cùng đưa ra quyết định phương pháp nào là phù hợp nhất cho bạn.

Xạ trị

Xạ trị liệu dùng tia cao năng từ những nguồn như tia X và tia Proton để chiếu phóng xạ vào những tế bào ung thư để tiêu diệt chúng.

Xạ trị liệu có thể sử dụng máy lớn ở bên ngoài chiếu vào cơ thể  (tia phóng xạ từ bên ngoài), hoặc sử dụng những hạt đậu và dây phóng xạ nhỏ cấy vào bên trong cơ thể, gần vị trí ung thư (liệu pháp tia phóng xạ để gần).

Đối với ung thư vòm họng giai đoạn sớm, có thể chỉ cần xạ trị. Đối với những ung thư vòm họng tiến triển hơn, xạ trị có thể kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật. Đối với những ung thư  giai đoạn cuối, xạ trị có thể dùng để làm giảm bớt triệu chứng và khiến bệnh nhân dễ chịu hơn.

Hóa chất

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được dùng kết hợp với xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng. Một số thuốc hóa trị khiến tế bào ung thư nhạy cảm hơn với xạ trị. Nhưng kết hợp hóa trị và xạ trị làm tăng tác dụng phụ của mỗi phương phát điều trị đó. Hãy bàn với bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra cho bạn và liệu việc kết hợp hai phương pháp điều trị có tạo ra lợi ích nhiều hơn những tác dụng phụ đó không.

Phẫu thuật

Để quyết định loại phẫu thuật nào có thể sử dụng để điều trị trường hợp ung thư vòm họng của bạn phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn của ung thư. Gồm có các phương pháp sau:

  • Phẫu thuật cho giai đoạn sớm của ung thư vòm họng. Ung thư vòm họng giới hạn ở bề mặt của họng hay của dây thanh âm có thể điều trị phẫu thuật bằng nội soi. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi rỗng vào bên trong họng hay thanh quản của bạn và sau đó đưa các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng hoặc dao laser qua ống soi. Bác sĩ có thể dùng những dụng cụ này để nạo, cắt hoặc, nếu dùng laser, hóa hơi những ung thư trên bề mặt.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay hoàn toàn thanh quản. Đối với những khối u nhỏ, bác sĩ có thể cắt bỏ phần thanh quản bị ảnh hưởng bởi ung thư, để lại nhiều của thanh quản nhất có thể. Bác sĩ vẫn có thể bảo toàn được giọng nói và đường thở của bạn. Đối với khối ung thư lớn hơn và ở giai đoạn trễ hơn, có thể cần phải cắt bỏ hoàn toàn thanh quản. Khi đó khí quản sẽ đươc dẫn ra ngoài qua một lỗ khí trên cổ để thở (thủ thuật mở khí quản). Nếu khí quản bị cắt bỏ hoàn toàn, bạn có nhiều cách để lấy lại giọng nói. Bạn có thể đến gặp một bác sĩ bệnh học về giọng nói để học cách nói không cần thanh quản.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần vùng hầu họng. Đối với những khối ung thư vòm họng nhỏ có thể chỉ cần cắt bỏ ít phần của họng. Những chỗ bị cắt có thể được bồi lại để bạn có thể nuốt thức ăn bình thường.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nhiều phần họng hơn thường gồm cắt bỏ cả thanh quản. Bác sĩ có thể phục hồi lại vùng họng để giúp bạn nuốt được thức ăn như trước.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hạch ung thư (phẫu tích vùng cổ). Nếu ung thư vòm họng đã lan sâu vào các lớp bộ phận và cơ ở cổ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ một số hoặc tất cả các hạch lympho để kiểm tra xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không.

Phẫu thuật có những nguy cơ gồm chảy máu và nhiễm trùng. Những biến chứng khác có thể gặp, ví dụ như khó nói hoặc khó nuốt, có thể xảy ra tùy thuộc vào loại thủ thuật bạn được thực hiện.

Điều trị bệnh ung thư vòm họng bằng phẫu thuật

Liệu pháp điều trị trúng đích

Thuốc điều trị trúng đích dùng để điều trị ung thư vòm họng bằng cách lợi dụng những khiếm khuyết khiến tế bào tăng sinh mất kiểm soát. Đây là loại thuốc mới giúp ngăn cản tế bào ung thư tạo nên nguyên liệu cần thiết cho sự tăng trưởng và nhân lên tiếp tục. 

Khám và chữa trị ung thư Vòm họng tại Hello Doctor

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
  • Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
  • Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
  • Áp dụng bảo hiểm y tế 
  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

Hồi phục sau điều trị

Điều trị ung thư vòm họng thường để lại nhiều biến chứng, có thể cần đến chuyên gia để hỗ trợ phục hồi khả năng nuốt, ăn thức ăn cứng và nói chuyện. Trong và sau quá trình điều trị ung thư vòm họng, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn tìm hỗ trợ trong những việc sau:

  • Cách chăm sóc lỗ mở khí quản ở họng nếu bạn đã được khai khí quản
  • Khó ăn
  • Khó nuốt
  • Cứng và đau ở cổ
  • Khó nói chuyện

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về những tác dụng phụ có thể có và biến chứng của các phương pháp điều trị cho bạn.

Thay đổi lối sống và biện pháp chăm sóc tại nhà

Bỏ thuốc lá

Ung thư vòm họng có liên hệ chặt chẽ với việc hút thuốc lá. Không phải tất cả những người có ung thư vòm họng đều hút thuốc. Nhưng nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay bây giờ bởi vì:

  • Hút thuốc lá khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả
  • Hút thuốc lá khiến cơ thể khó hồi phục sau phẫu thuật hơn
  • Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc phải một bệnh ung thư khác trong tương lai.

Ngưng hút thuốc lá có thể rất khó khăn. Và thậm chí còn khó hơn khi bạn đang phải đối mặt với tình huống căng thẳng, như vừa được chẩn đoán mắc ung thư. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp, bao gồm dùng thuốc, sản phẩm thay thế nicotine và tham vấn.

Ngưng uống rượu

Rượu, đặc biệt khi kết hợp với hút hoặc nhai thuốc lá, làm gia tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng. Nếu bạn uống rượu, hãy ngưng ngay. Điều này có thể giúp làm giảm nghi cơ mắc phải một ung thư thứ hai. Ngưng uống rượu cũng có thể giúp bạn đáp ứng tốt với những điều trị của ung thư vòm họng.

6. Phòng chống bệnh ung thư vòm họng

Để phòng ngừa ung thư vòm họng thì bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.

Đặc biệt không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối… vì rất có hại cho sức khỏe.

Khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… thì bạn nên đi khám chuyên khoa Tai- Mũi- Họng sớm để được nội soi vòm, phát hiện bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Cứ 6 tháng 1 lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá tình hình sức khỏe bản thân.

Ung thư vòm họng nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Thư

    Ăn cá muối khô từ nhỏ mà cũng có thể bị ung thư vòm họng sao?

    05/10/2017
  • Nguyễn Đạt

    Bệnh ung thư vòm họng nếu phát hiện sớm vẫn có hy vọng nhé mọi người. Bác tôi cũng bị mắc căn bệnh này, tuy vẫn đang phải sử dụng thuốc nhưng bác tôi hiện nay vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...