Bị chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Bị chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hằng, năm nay 29 tuổi. Con gái tôi năm nay 4 tuổi và gần đây cháu có hiện tượng bị chảy máu cam. Một tuần nay cháu bị chảy máu cam 3 lần. Gia đình tôi đang rất lo lắng, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Hằng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chảy máu cam là một hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu chảy máu cam xảy ra thường xuyên thì gia đình nên lưu ý. Để giúp đỡ cho bạn Hằng, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin về triệu chứng chảy máu cam như sau:

1. Chảy máu cam là gì?

2. Nguyên nhân gây ra chảy máu cam

3. Biện pháp tự chăm sóc

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

 

1. Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam được định nghĩa là một cơn xuất huyết cấp từ lỗ mũi, khoang mũi, hay hầu mũi. Nó hiếm khi gây tử vong, nhưng đôi khi có thể khiến cho các bậc phu huynh lo lắng quá mức khi con họ mắc phải. Hầu như các trường hợp chảy máu cam đều là lành tính, tự khỏi, và khởi phát tự nhiên, nhưng một số có thể có bị tái phát. Một vài nguyên nhân hiếm gặp cũng đã được ghi nhận.

Chảy máu cam được chia làm hai loại, chảy máu cam phía trước hay chảy máu cam phía sau, dựa trên vị trí khởi phát xuất huyết. Hiện vẫn chưa có thống kê chính xác về tần suất của chảy máu cam, vì đa phần bệnh đều tự giới hạn, tự khỏi, và do đó, không được báo cáo. 

2. Nguyên nhân gây ra chảy máu cam

Nguyên nhân của chảy máu cam có thể được chia thành nguyên nhân khu trú (chấn thương, kích thích niêm mạc, dị dạng vách mũi, viêm, khối u), nguyên nhân hệ thống (rối loạn đông máu, xơ cứng động mạch, giãn mao mạch xuất huyết do di truyền) và vô căn. Các chấn thương khu trú là nguyên nhân thường gặp nhất, theo sau đó là chấn thương mặt, viêm mũi hay viêm xoang và tiếp xúc với không khí khô quá lâu. Đối với trẻ em, các nguyên do thường là các kích thích khu trú hay nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguy cơ mắc phải chảy máu cam cao hơn trên với những bệnh nhân có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, cao huyết áp, ung thư máu ác tính, bệnh đông máu, hoặc như đã đề cập, giãn mao mạch xuất huyết do di truyền. Ngoài ra, chảy mau cam thường hay xảy ra với những người lớn tuổi hay những người sống ở vùng thời tiết lạnh giá. 

Nguyên nhân gây ra chảy máu cam

Chảy máu cam phía sau từ động mạch bướm-khẩu cái bên trái

Nhìn chung, chảy máu cam có thể được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

3. Biện pháp tự chăm sóc khi bị chảy máu cam

Một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để tự xử lý tình trạng chảy máu cam của mình:

  • Giữ bình tĩnh.
  • Ngồi thẳng và hơi khom người ra phía trước.
  • Hơi đưa đầu ra trước. Vì ngửa đầu ra sau sẽ khiến bạn nuốt phải lượng máu vừa được xuất tiết.
  • Kẹp và giữ hai bên cánh mũi bằng ngón trỏ và ngón cái trong vòng 10 phút để tạo áp lực trực tiếp lên mạch máu đang chảy trong mũi, nhằm cầm máu. Hãy đảm bảo rằng bạn không thả lỏng hai mũi trong khoảng thời gian đó.
  • Khạc ra hết lượng máu trong miệng. Vì nuốt máu có thể khiến bạn có phản xạ nôn.
  • Kỹ thuật này sẽ hiệu quả với phần lớn những cơn chảy máu mũi.

Khi máu đã ngừng chảy:

  • Cố gắng phòng tránh những kích thích với hai mũi như hắt xì, hỉ mũi trong vòng 24 giờ.
  • Chườm đá không giúp phòng ngừa chảy máu.
  • Tiếp xúc với không khí khô có thể khiến tình trạng chảy máu tái diễn. Làm ẩm không khí bằng máy xông hơi hay máy giữ ẩm sẽ khắc phục được vấn đề trên. Một lựa chọn khác là đặt một cái chảo chứa đầy nước gần một nguồn nhiệt, như bộ tản nhiệt, điều đó sẽ khiến cho nước được bay hơi và làm ẩm không khí.
  • Chất bôi trơn hay gel có thể giúp cho mô được hồi phục nhanh hơn và giữ ẩm niêm mạc mũi.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy liên hệ bác sĩ nếu bạn đã trải qua những điều sau:

  • Chảy máu tái diễn nhiều lần
  • Chảy máu ở những cơ quan khác ngoài mũi, như máu trong nước tiểu hay phân
  • Dễ bị bấm tím
  • Bạn bị chảy máu cam và phải dùng những loại thuốc chống đông máu
  • Bạn bị chảy máu cam và đang có những bệnh nền có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu như bệnh gan, bệnh thận hay bệnh ưa chảy máu 
  • Bạn bị chảy máu cam và đang trong giai đoạn hóa trị.

Hãy nhập viện ngay lập tức nếu:

  • Bạn vẫn chảy máu dù đã kẹp chặt mũi trong từ 10 đến 20 phút
  • Cơn chảy máu tái diễn khiến bạn mất nhiều máu dù trong thời gian ngắn
  • Cảm thấy chóng mặt, như muốn ngất xỉu
  • Tim đập nhanh hay khó thở
  • Nôn ra máu
  • Nổi ban đỏ hay nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C
  • Nếu bác sĩ phụ trách có chỉ định nhập cấp cứu.

Bạn Hằng thân mến, khi con bạn bị chảy máu cam, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra và theo dõi cháu. Nếu tình trạng chảy máu cam của cháu vẫn tiếp diễn, hãy đưa cháu đi khám bác sĩ bởi rất có thể cháu đang gặp phải một vấn đề gì đó về sức khỏe. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Duy Nam

    Em trai tôi năm nay 14 tuổi. Nó cũng hay bị chảy máu cam. tôi và gia đình không biết phải xử lý ra sao. Sau khi đọc bài viết này và thử áp dụng những biện pháp ở trên cho em ý. Tôi thấy rất hiệu quả. Cảm ơn bác sĩ

    22/02/2018
  • Nguyễn Thị Bích

    Hồi bé mùa hè tôi cũng hay bị chảy máu cam, đến khi lớn lên thì không thấy triệu chứng này nữa.

    26/09/2017
Phạm Thành Hưng (22/02/2018)
Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi nhớ có một lần hồi bé do bị thằng bạn đá bóng trúng mũi cho nên bị chảy máu cam. Đây là một kỷ niệm tôi không thể quên được. Từ đó đến nay tôi chưa bị thêm một lần nào cả.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung