Hay quên

Hay quên

Bệnh hay quên có thể xảy ra do tổn thương các vùng não đảm nhận việc ghi nhớ. Không giống như chứng mất trí nhớ tạm thời, chứng hay quên có thể xảy ra vĩnh viễn.

Hay quên cần được điều trị sớm để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn trong cuộc sống. Liên hệ bác sĩ điều trị 0886006167

1. Bệnh hay quên là gì

2. Triệu chứng của bệnh hay quên

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hay quên

4. Tác hại của bệnh hay quên

5. Điều trị bệnh hay quên

6. Phòng chống bệnh hay quên

1. Bệnh hay quên là gì?

Chứng hay quên (tên tiếng Anh là Amnesia) là chứng bệnh làm người ta bị mất trí nhớ về các sự kiện, thông tin và các trải nghiệm. Mặc dù việc quên mất bản thân là ai là một chi tiết thường gặp trên phim truyền hình và điện ảnh nhưng trên thực tế, chứng hay quên không làm người bệnh quên mất bản thân mình.

Thay vào đó, người bị bệnh thường còn rất minh mẫn và sáng suốt nhưng họ lại gặp vấn đề trong việc ghi nhớ thông tin mới và hình thành những kí ức mới.

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho chứng hay quên nhưng các kĩ thuật giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tâm lý có thể giúp người bị chứng hay quên và người thân trong gia đình họ đối phó với nó.

Đọc thêm:

Chứng hay quên ở người già

Chứng hay quên ở người trẻ

Chứng hay quên sau sinh

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh hay quên

Chứng hay quên chia ra làm 2 nhóm chính:

  • Nhóm mất khả năng lưu giữ thông tin mới đi kèm với chứng hay quên mới bắt đầu gần đây (chứng hay quên về trước)
  • Nhóm mất khả năng nhớ lại các sự kiện trong quá khứ và các thông tin quen thuộc trước đây (chứng hay quên về sau)

Hầu hết những người mắc chứng hay quên có vấn đề với trí nhớ tạm thời, họ không thể lưu giữ các thông tin mới trong đầu. Các kí ức gần đây bị mất trong khi các kí ức xa hơn không bị ảnh hưởng. Một vài người có thể nhớ các trải nghiệm từ thời thơ bé hoặc biết tên các vị lãnh đạo trong quá khứ nhưng không có khả năng nhớ được tên của lãnh đạo hiện tại hoặc nhớ được bây giờ là tháng mấy hoặc sáng nay ăn gì.

Các kí ức bị mất không ảnh hưởng tới trí thông minh, hiểu biết chung, nhận thức, sự chú ý, phán đoán, nhân cách hoặc nhân dạng. Những người mắc chứng hay quên thường có thể hiểu được những từ được viết, nói và có thể học các kĩ năng như đi xe đạp hoặc chơi piano. Họ cũng có thể nhận biết được họ đang mắc một rối loạn trí nhớ.

Chứng hay quên không giống như chứng mất trí nhớ. Chứng mất trí nhớ bao gồm trí nhớ bị mất và các vấn đề nhận thức quan trọng khác làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Dấu hiệu của sự lãng quên cũng là triệu chứng thường gặp của suy giảm nhận thức mức độ nhẹ, nhưng trí nhớ và các vấn đề nhận thức khác của chứng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ không nghiêm trọng như ở chứng mất trí nhớ.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hay quên

Triệu chứng của chứng hay quên

Các dấu hiệu khác

Tùy thuộc nguyên nhân gây ra chứng hay quên, các triệu chứng khác có thể có:

  • Hồi tưởng sai lầm: hoặc là do tưởng tượng ra hoặc do các kí ức chính bị đảo lộn thứ tự sắp xếp theo thời gian.
  • Lú lẫn hoặc mất phương hướng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất kì ai đang trải qua việc mất trí nhớ không giải thích được, chấn thương sọ não, lú lẫn hoặc mất phương hướng cần đi khám bệnh ngay lập tức.

Một người mắc chứng hay quên có thể không nhận thức được vị trí của họ hoặc họ vẫn biết họ cần sự trợ giúp y tế. Nếu người bạn biết có các triệu chứng của chứng hay quên, hãy đưa họ tới cơ sở y tế. Liên hệ đến phòng khám của bác sĩ chuyên điều trị chứng hay quên theo số 1900 1246

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hay quên

Chức năng ghi nhớ bình thường có liên quan tới nhiều phần của não bộ. Bất kì các bệnh hoặc tổn thương ảnh hưởng tới não có thể cản trở quá trình ghi nhớ.

Chứng hay quên có thể là kết quả của việc tổn thương cấu trúc hệ viền của não (hệ limbic), cấu trúc này kiểm soát các cảm xúc và trí nhớ của bạn. Hệ viền bao gồm đồi thị nằm sâu trong não bộ của bạn và hồi hải mã nằm trong thùy thái dương của não.

Chứng hay quên gây ra bởi tổn thương não được gọi là chứng hay quên thần kinh. Các nguyên nhân có thể gây ra chứng này là:

  • Đột quỵ
  • Viêm não là kết quả của quá trình viêm do virus gây ra như virus Herpes simplex, hoặc do quá trình phản ứng của hệ miễn dịch với tế bào ung thư ở đâu đó trong cơ thể (viêm não do u nguyên bào hệ viền) hoặc do phản ứng của hệ miễn dịch với sự biến mất của khối ung thư.
  • Thiếu oxy tới não do nhồi máu cơ tim, bệnh phổi hoặc ngộ độc khí CO
  • Lạm dụng rượu dẫn tới thiếu vitamin B1(hội chứng Wernicke – Korsakoff)
  • Các khối u ở các vùng của não kiểm soát trí nhớ
  • Các bệnh thoái hóa não như bệnh Alzheimer hoặc các kiểu khác của chứng mất trí nhớ
  • Bệnh động kinh
  • Dùng thuốc

Các chấn thương vào vùng đầu gây chấn động não do tai nạn giao thông hoặc trong lúc chơi thể thao có thể gây lú lẫn và gây khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới. Điều này hay xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Tuy nhiên chấn thương não thường không gây ra chứng hay quên trầm trọng.

Một dạng khác hiếm gặp hơn của chứng hay quên là chứng hay quên tâm thần, bắt nguồn từ một cú sốc tình cảm hoặc sau chấn thương tâm lý như là nạn nhân của một vụ án phạm tội. Trong rối loạn này, người bệnh có thể tạm thời mất các kí ức và thông tin về bản thân.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hay quên

Khả năng xuất hiện chứng hay quên tăng lên nếu bạn đã từng trải qua:

  • Phẫu thuật não, chấn thương não
  • Đột quỵ
  • Lạm dụng rượu bia
  • Động kinh

4. Tác hại của bệnh hay quên

Chứng hay quên đối với những người bệnh thực sự rất đáng sợ mặc dù không đe dọa đến tính mạng. Người bệnh gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những thông tin mới, điều đó khiến cho cuộc sống sinh hoạt của họ bị đảo lộn. Chứng hay quên đe dọa cuộc sống tương lai của người bệnh, nếu không sớm được điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác.

Chứng hay quên thay đổi tùy mức độ và phạm vi ảnh hưởng. Tuy nhiên ngay cả chứng hay quên mức độ nhẹ cũng đã ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Hội chứng này có thể ra các vấn đề trong công việc, học tập và trong các hoạt động xã hội.

Việc hồi phục lại các kí ức đã mất đôi khi khó thực hiện được. Một vài người có vấn đề trầm trọng với trí nhớ cần phải được giám sát trong các hoạt động sống.

5. Các phương pháp điều trị bệnh hay quên

Chuẩn bị trước khi đi khám bệnh

Bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Trước khi đi khám bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết. Dưới đây là các thông tin giúp bạn chuẩn bị kĩ càng:

  • Viết lại những triệu chứng bất thường mà bạn gặp, bao gồm các triệu chứng có vẻ như không liên quan tới lí do bạn đi khám
  • Viết lại những thông tin chính, bao gồm các căng thẳng hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống mà bạn có thể nhớ được. Hãy hỏi các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để họ giúp đỡ bạn, đảm bảo danh sách của bạn được đầy đủ.
  • Ghi lại tất cả các thuốc, vitamin hoặc thuốc bổ mà bạn đang sử dụng
  • Nhờ một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn đi khám bệnh cùng với bạn. Ngay cả trong hoàn cảnh tốt nhất, việc ghi nhớ tất cả thông tin được cung cấp trong buổi khám bệnh có thể rất khó. Do đó nhờ một người đi kèm để giúp bạn ghi nhớ lại tất cả thông tin được bác sĩ truyền tải.
  • Mang theo một xấp giấy ghi nhớ và cây viết để viết lại những thông tin chính yếu bạn muốn nhớ
  • Viết lại các câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chứng hay quên, bác sĩ sẽ cho làm đánh giá tổng hợp để loại trừ các nguyên nhân khác gây mất trí nhớ như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ, bệnh trầm cảm hoặc u não.

Tiền sử bệnh

Việc đánh giá bắt đầu bằng việc hỏi về tiền sử bệnh tật. Người bị mất trí nhớ có thể không cung cấp đủ các thông tin cần thiết, do đó cần có mặt người nhà, bạn bè hoặc người chăm sóc tham gia vào công việc này. Bác sĩ sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi để tìm hiểu về việc bị mất trí nhớ. Các vấn đề có thể được nhấn mạnh là:

  • Kiểu mất trí nhớ – tạm thời hay lâu dài
  • Các vấn đề về trí nhớ khởi phát từ lúc nào và tiến triển ra sao
  • Các yếu tố kích hoạt việc mất trí nhớ như chấn thương đầu, đột quỵ hoặc phẫu thuật
  • Tiền sử gia đình, đặc biệt là các bệnh về thần kinh
  • Việc sử dụng cồn và các chất kích thích
  • Các dấu hiệu khác như lú lẫn, vấn đề về ngôn ngữ, thay đổi tính cách hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân
  • Tiền sử động kinh, nhức đầu, trầm cảm hoặc ung thư

Khám tổng quát

Khám tổng quát trong đó có khám thần kinh, kiểm tra phản xạ, chức năng cảm giác, thăng bằng và các chức năng sinh lý khác của não bộ và hệ thần kinh.

Kiểm tra nhận thức

Bác sĩ sẽ kiểm tra quá trình suy nghĩ, phán xét, trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn của bệnh nhân. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra kiến thức chung của bệnh nhân như hỏi tên của vị tổng thống hiện tại cũng như các thông tin về bản thân và các sự kiện trong quá khứ.

Việc đánh giá trí nhớ có thể giúp xác định được mức độ mất trí nhớ và cung cấp thông tin cho việc điều trị mà người bệnh cần.

Xét nghiệm chẩn đoán

Các xét nghiệm hình ảnh như chụp MRI hoặc CT có thể được yêu cầu thực hiện để tìm các tổn thương hoặc bất thường trong bộ não. Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, thiếu chất dinh dưỡng hoặc các vấn đề khác. Điện não đồ có thể được thực hiện để tìm chứng động kinh.

Điều trị chứng hay quên

Điều trị chứng hay quên

Điều trị

Việc điều trị chứng hay quên tại Hello Doctor tập trung vào các kĩ thuật và chiến lược giúp bù đắp cho những kí ức bị mất.

Trị liệu cơ năng

Bệnh nhân mắc chứng hay quên sẽ làm việc với chuyên gia trị liệu cơ năng để học các thông tin mới thay thế cho những thông tin đã mất hoặc dùng các kí ức còn nguyên vẹn để ghi nhớ các thông tin mới.

Việc rèn luyện trí nhớ này có thể bao gồm nhiều cách khác nhau để sắp xếp các thông tin, làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn và cải thiện được sự hiểu biết trong các cuộc nói chuyện kéo dài.

Hỗ trợ kĩ thuật

Nhiều người mắc chứng hay quên cảm thấy rất có ích khi sử dụng các kĩ thuật thông minh như điện thoại thông minh hoặc thiết bị cầm tay. Chỉ cần được hướng dẫn sử dụng và luyện tập sử dụng, ngay cả những người có chứng hay quên trầm trọng cũng có thể sử dụng các thiết bị điện tử này để thực hiện các công việc hằng ngày. Ví dụ, điện thoại thông minh có thể được lập trình để nhắc nhở họ về các sự kiện quan trọng hoặc nhắc nhở họ dùng thuốc.

Các kĩ thuật công nghệ thấp giúp ghi nhớ là sổ tay, lịch treo tường, lời nhắc uống thuốc và các bức ảnh của mọi người và các nơi bệnh nhân từng đi qua.

Thuốc hoặc thuốc bổ

Hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị cho hầu hết các nhóm bệnh hay quên. Chứng hay quên gây ra bởi hội chứng Wernicke – Korsakoff do thiếu thiamin được điều trị bằng cách thay thế loại vitamin này và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Mặc dù việc điều trị bao gồm kiêng rượu có thể ngăn ngừa các tổn thương về lâu dài nhưng hầu hết các bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn trí nhớ của họ được.

Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan tới việc hình thành trí nhớ để một ngày nào đó sẽ tìm ra cách điều trị mới cho các rối loạn về trí nhớ. Nhưng sự phức tạp của hoạt động não bộ làm cho việc khôi phục hoàn toàn trí nhớ chỉ bằng một loại thuốc trở nên bất khả thi.

Biện pháp khắc phục

Chung sống với chứng hay quên có thể gây khó chịu cho người bệnh cũng như gia đình và bạn bè của họ. Những người có chứng hay quên trầm trọng có thể cần sự trợ giúp trực tiếp từ gia đình, bạn bè hoặc người chăm sóc chuyên nghiệp.

Sự hỗ trợ của người thân rất cần thiết cho quá trình điều trị chứng hay quên

Sự hỗ trợ của người thân rất cần thiết cho quá trình điều trị chứng hay quên

Nói chuyện với người nào đó thật sự hiểu rõ những gì bạn đang trải qua hoặc người nào đó có thể đưa ra những lời khuyên và mẹo vặt để sống chung với chứng hay quên có thể rất có ích cho bệnh nhân. Hãy hỏi bác sĩ xem có nhóm hỗ trợ nào trong khu vực bạn sống dành cho người bị mắc chứng hay quên và người thân của họ hay không.

6. Biện pháp phòng chống bệnh hay quên

Nguyên nhân gốc rễ của chứng hay quên là do tổn thương não, do đó việc giảm thiểu tổn thương ảnh hưởng tới não là việc rất cần thiết. Ví dụ như:

  • Tránh sử dụng rượu bia quá nhiều
  • Đội nón bảo hiểm khi đi xe máy hoặc cài dây an toàn khi đi ô tô
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng càng sớm càng tốt để giảm thiểu khả năng lan truyền tới não
  • Hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi bạn có các triệu chứng gợi ý một cơn đột qụy hay phình mạch máu não như đau đầu dữ dội hoặc tê liệt nửa người hoặc liệt người.

Việc điều trị chứng hay quên nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 nếu cần được hỗ trợ và giúp đỡ. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn có một phương án điều trị bệnh thích hợp nhất.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Tuấn Ngọc

    Gần nhà tôi có người nghiện rượu nặng, không chỉ bị bệnh về gan mà còn mắc cả tổn thương não dẫn đến mắc bệnh hay quên. Có khi vừa nói xong là đã quên luôn, không nhớ mình nói gì.

    16/10/2017
  • Lê Thị Tình

    Tôi chỉ có 2 triệu chứng như ở trên thì có phải là mắc bệnh không

    05/10/2017
  • Nguyễn Hà Thanh

    Tôi cứ hay nhớ nhớ, quên quên. Nhiều lúc tôi tự nhiên quên luôn việc mình đang định làm. Không biết có phải tôi đang mắc bệnh này hay không nữa

    29/09/2017
  • Đặng Ngọc Lan

    Nguy hiểm thật, tôi cũng là người hay quên nên không biết có phải bị bệnh này không nữa. Bạn của tôi thì cứ khẳng định rằng tôi đang mắc bệnh này vì tôi thường nói trước quên sau, không phải chỉ một vài lần mà là thường xuyên.

    11/09/2017
  • Nguyễn Thanh Hằng

    Trước đây tôi thường nghĩ rằng chứng hay quên chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi. Thể nhưng qua bài viết này mới biết là nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho tôi về căn bệnh này.

    11/08/2017
Phạm ngọc phượng nhung (05/06/2019)
Cha em có nằm viện do bị tiểu đường (có bệnh tim) khi ra viện về nhà thì hay quên trí nhớ giảm một việc hỏi lại nhiều lần. Vậy cho hỏi bệnh gì và nghiêm trọng không?cảm ơn
Trần Đức Sang (27/02/2018)
Vợ tôi cũng là người có tính hay quên. Có một hôm đang nấu canh thì lại chạy đi mua đồ. Mua đồ xong không về ngay mà còn ở lại buôn chuyện. Cuối cùng nồi canh ở nhà thì sôi chàn cả ra ngoài. May thế nào hôm đấy đúng lúc tôi về nhà kịp thời tắt bếp. Sau khi đọc xong bài viết này tôi nghĩ chắc phải đưa vợ tôi đi khám để xem có bị bệnh gì không.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Chứng hay quên ở người già có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm
Kinh nghiệm - chia sẻ
Hay quên là triệu chứng bất kì độ tuổi, giới tính đều có thể gặp phải tuy nhiên đối tượng có khả năng  cao mắc phải là người cao tuổi....