Đau bụng bên phải là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, 29 tuổi. Một tuần nay tôi thường thấy xuất hiện cơn đau phía bụng bên phải. Tôi lo lắng không biết có phải mình đang mắc bệnh gì không. Bác sĩ có thể cho tôi lời khuyên phải điều trị và phòng chống như thế nào được không ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí theo số 1900 1246
Trả lời:
Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về triệu chứng đau bụng bên phải của bạn có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các nguyên nhân bệnh lý. Để giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như đưa ra được phương án xử lý cho bản thân, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin như sau:
2. Nguyên nhân gây ra đau bụng bên phải
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Đau bụng bên phải là gì?
Phần tư trên phải là một trong bốn phân khu của vùng bụng. Tại vùng bụng của mình, bạn hãy dùng trí tưởng tượng để phân chia khoảng diện tích từ phần dưới xương sườn đến vùng mu làm bốn phần. Phần tư bên phải gần với xương sườn nhất, chính là phần tư trên phải.
Các cơ quan quan trọng nằm ở một phần tư trên phải của bụng là:
- Gan
- Túi mật
- Một phần của tuyến tụy
- Tá tràng và một phần của ruột già và ruột non
- Thận phải (ở phía sau các tạng trên)
Ngoài ra còn có da và thần kinh chi phối.
Cơn đau có thể bắt nguồn từ các tạng vừa nêu và đó cũng là nguyên nhân thường thấy của cơn đau bụng ở phần tư trên phải. Nhưng cơ thể con người thì không hề đơn giản, cơn đau đôi khi có thể đến từ một nguyên nhân ở vùng khác trên cơ thể. Hiện tượng này được gọi là “đau quy chiếu”. Đây cũng là lý do khiến cho việc chẩn đoán trở nên phức tạp hơn.
Ở người trưởng thành, sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng ở vùng này. Tuy nhiên cơn đau cũng có thê do các nguyên nhân thường gặp khác như: nhiễm trùng thận, bệnh Zona thần kinh và viêm loét đoạn trên ruột.
2. Nguyên nhân gây ra đau bụng bên phải
Sỏi túi mật: không phải lúc nào cũng có triệu chứng, nhưng nếu chúng làm tắc nghẽn đường mật bạn sẽ cảm thấy đau nhói. Hiện tượng này được gọi là cơn đau quặn mật và thường là một cơn đau như xoắn vặn ở vùng bụng trên phải nhất là sau các bữa ăn có nhiều chất béo. Nhiễm trùng kèm theo, được gọi là nhiễm trùng túi mật, sẽ khiến bạn đau bụng âm ỉ và tăng thân nhiệt.
Sỏi thận và nhiễm trùng thận: Cơn đau do sỏi mật thường ở phần bên phải hay sau lưng của phần tư trên phải, nhưng cơn đau đôi khi sẽ lan đến phần bụng trước. Sỏi thận có thể gây nên cơn đau nhói (thường ở lưng), do nhu động niệu quản, cơn đau có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ. Bạn còn có nguy cơ tiểu ra máu lượng nhỏ. Nhiễm trùng thận có thể gây đau ở bất kì vị trí nào của đường niệu. Do đó, sỏi thận có khả năng gây đau từ vùng thắt lưng sau, lan ra phía trước, vùng bụng trên phải, hoặc xuống đến phần bụng dưới. Các triệu chứng đi kèm có thể là sốt, đau khi tiểu, hoặc tiểu nhiều.
Bệnh Zona thần kinh: trong một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy đau trong vài ngày trước khi nổi mụn giộp. Cơn đau thường sẽ nóng rát và cảm giác như dao đâm.
Nguyên nhân do gan: gan chiếm phần lớn trong phần tư trên phải, nhưng trên thực tế, ít khi nó là nguyên nhân gây đau. Các nguyên nhân thường gặp là:
- Viêm gan
- Áp xe gan
- Bệnh gan do rượu
- Ung thư gan
Nguyên nhân do ruột: nhiều nguyên nhân tại ruột cũng là lý do cho cơn đau bụng trên phải. Ví dụ như:
- Viêm loét tá tràng
- Viêm dạ dày ruột
- Khó tiêu
- Các bệnh mãn tính như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng
- Hội chứng kích thích ruột
Đối với thai phụ: tất cả các tình trạng vừa nêu trên đều có khả năng gây đau phần tư trên phải ở thai phụ. Tuy nhiên, trong thai kỳ, nguyên nhân thường thấy là do áp lực của tử cung lên trên các cơ quan khác. Mặc khác, tình trạng khó tiêu và nhiễm trùng đường niệu cũng dễ xảy ra với các thai phụ.
Đối với trẻ em: thông thường, điều đó sẽ rất khó nếu như chúng ta yêu cầu chúng chỉ ra chính xác vị trí cơn đau. Do đó, trong trường hợp này, các nguyên nhân sẽ được xét trên toàn vùng bụng, bao gồm:
Nguyên nhân gây ra đau bụng bên phải
3. Phương pháp tự chăm sóc
Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, và không kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân và làm diu cơn đau của mình
Cố gắng uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu dịch, hạn chế các thức uống có cồn. Nếu bạn đang mắc các căn bệnh đòi hỏi phải hạn chế lượng nước uống vào, hãy xin ý kiến của bác sĩ để biết được lượng nước cần uống là bao nhiêu.
Nhiệt độ cũng sẽ giúp cơn đau của bạn được cải thiện. Hãy chườm nóng bằng túi chườm hay chai nước nóng, cơn đau sẽ dịu bớt.
Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc giúp bạn giảm cơn đau như:
- Thuốc giảm đau (tuy nhiên bạn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng).
- Than hoạt và các thuốc tương tự cho cơn đầy bụng.
- Thuốc giảm nhu động.
- Thuốc trị tiêu chảy.
4. Xét nghiệm sàng lọc và tìm ra nguyên nhân
- Siêu âm bụng
- CT bụng
- Xquang bụng thẳng
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn đang có một cơn đau chưa rõ nguồn gốc, thay vì chủ quan dùng các phương pháp giảm đau tại nhà thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Hãy đi khám ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu:
- Da đổi màu sang vàng (triệu chứng vàng da).
- Nước tiểu đậm màu và phân nhạt màu (triệu chứng gợi ý cho sự tắc nghẽn đường mật).
- Cơn đau quá mức chịu đựng.
- Sụt cân ngoài ý muốn.
- Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu (bao gồm cả trường hợp tiêu phân đen do máu từ phần trên của ống tiêu hóa).
- Sốt hay rùng mình.
- Khó thở.
Bạn Hà thân mến, bạn nên theo dõi xem tình trạng của mình hiện tại như thế nào. Để an tâm thì bạn nên đi khám để xác định được chính xác cơn đau bụng bên phải do nguyên nhân nào gây ra. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi