Tăng thân nhiệt có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu?
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thường nghe nhiều đến triệu chứng tăng thân nhiệt nhưng lại chưa rõ về triệu chứng này. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi triệu chứng tăng thân nhiệt khác sốt như thế nào và bị tăng thân nhiệt có nguy hiểm không. Xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn vì đã gửi một câu hỏi rất thú vị đến cho chúng tôi. Nhiều người thường cho rằng tăng thân nhiệt là bị sốt, nhưng điều đó không chính xác. Để giải đáp cho những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về triệu chứng tăng thân nhiệt như sau:
2. Biểu hiện của tăng thân nhiệt
3. Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt
4. Sự khác biệt giữa tăng thân nhiệt và sốt
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Tăng thân nhiệt là gì?
Bạn có thể thường gặp hay nghe đến khái niệm giảm thân nhiệt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống ở mức nguy hiểm. Ngược lại khi thân nhiệt tăng quá cao có thể ảnh hưởng sức khỏe thì được gọi là tăng thân nhiệt.
Tăng thân nhiệt liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau xảy ra khi hệ điều hòa nhiệt độ cơ thể không thể kiểm soát được.
Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37°C. Bạn bị tăng thân nhiệt mức độ nặng khi nhiệt độ cơ thể trên 40°C. Ngược lại, nếu nhiệt độ cơ thể dưới 35°C hoặc thấp hơn thì được xem là giảm thân nhiệt.
2. Biểu hiện của triệu chứng tăng thân nhiệt
Tăng thân nhiệt xuất hiện theo nhiều giai đoạn. Mệt do nhiệt là một tình trạng thường gặp nhất. Tuy nhiên còn có những tình trạng như ngất vì tăng nhiệt có thể ít gặp hơn. Sau đây là một số dạng thường gặp liên quan đến tăng thân nhiệt.
Stress nhiệt
Nếu nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng và bạn không thể tự làm mát cơ thể thông qua thải mồ hôi thì bạn sẽ trải qua giai đoạn stress do nhiệt. Stress nhiệt có thể dẫn đến những biến nhứng nghiêm trọng như mệt mỏi và sang chấn do nhiệt.
Ngoài cảm giác nóng khó chịu, bạn còn cảm thấy:
Nếu bạn cảm thấy có những dấu hiệu của stress nhiệt thì hãy ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng và nghỉ ngơi. Bạn có thể bổ sung nước hoặc những dung dịch chứa điện giải giúp dự trữ điện giải phòng khi bạn mất điện giải qua mồ hôi quá nhiều. Điện giải là những chất trong cơ thể như canxi, natri và kali luôn giúp cơ thể bạn có thể tích trữ nước. Chúng còn giúp điều hòa ổn định nhịp tim, chức năng thần kinh và cơ.
Mệt mỏi do nhiệt
Nếu bạn ở trong vùng có nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài có thể gây khó chịu và stress tâm lí, bạn có thể trải qua mệt mỏi do nhiệt. Người không quen hay thích nghi với thời tiết nóng gắt hay tình trạng làm việc trong môi trường oi bức thường dễ bị mệt mỏi do nhiệt.
Ngoài cảm giác nóng, khát và mệt, bạn còn gặp khó khăn khi tập trung vào công việc và có thể làm giảm chất lượng công việc. Nếu bạn cảm thấy quá căng về tinh thần và thể chất thì hãy lập tức ra khỏi môi trường nhiệt độ cao và làm hạ nhiệt cơ thể với các loại nước uống. Ngoài ra việc thích nghi từ từ, chậm rãi với môi trường nóng có thể giúp bạn phòng ngừa những cơn mệt mỏi vì nhiệt sau này.
Ngất do nhiệt
Điều này xảy ra khi bạn hoạt động quá mức trong không khí nóng. Nếu bạn đang điều trị với các thuốc làm giảm huyết áp thì nguy cơ xảy ra cao hơn.
Ngất thường báo hiệu trước với choáng váng hay lâng lâng đầu. Bạn có thể cảm thấy gần như muốn xỉu nhưng nếu bạn thư giãn và nhanh chóng làm mát cơ thể thì bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng mất ý thức tạm thời. Nâng cao 2 chân có thể hiệu quả và bạn cần bổ sung với các dung dịch chứa điện giải.
Ngất hay xỉu xảy ra khi áp lực mạch máu giảm hay huyết áp tụt và dòng máu chảy lên não bị giảm tạm thời
Chuột rút do nhiệt
Tình trạng này thường xuất hiện sau những hoạt động mạnh hay tập thể dục quá mức trong môi trường nóng. Chuột rút do nhiệt thường là hậu quả của sự mất cân bằng điện giải và thường gặp ở cơ bụng, cơ ở chân hoặc cánh tay.
Để giúp làm giảm chuột rút, bạn cần nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ và phải đảm bảo bổ sung đủ các chất điện giải và dịch có thể mất nhiều qua mồ hôi.
Phù do nhiệt
Tình trạng này xảy ra nếu bạn đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài và trong môi trường nóng bức. Điều này dễ làm cho bàn tay, phần thấp ở chân hay mắc cá dễ sưng phù.
Tình trạng sưng phù này do có ứ dịch liên quan đến đáp ứng của kích thích aldosterone kích thích sự tái hấp thu phân tử natri vào máu ở thận, thay vì được thải qua nước tiểu. Sự tái hấp thu natri này sẽ kéo theo nước dẫn đến có tình trạng ứ nước trong cơ thể.
Thông thường phù do nhiệt sẽ giảm xuống một khi cơ thể đã thích nghi với môi trường nhiệt độ cao. Hạ nhiệt hoặc nâng chân cao sẽ giúp giảm phù, đồng thời cũng cần cân bằng lượng nước và điện giải.
Nổi ban do nhiệt
Thỉnh thoảng, hoạt động nhiều trong môi trường nóng quá lâu có thể làm xuất hiện những nốt hay mụn đỏ xuất hiện ở da, và tình trạng này thường có liên quan đến những bộ quần áo thấm ướt đẫm mồ hôi gây ẩm da.
Loại ban da này sẽ biến mất ngay khi bạn làm mát cơ thể hoặc thay quần áo khác giúp làm mát da hơn.
Tuy nhiên từ ban da có thể dẫn đến nhiễm trùng da nếu da không được hạ nhiệt ngay sau khi xuất hiện ban.
Kiệt sức do nhiệt
Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm nhất của tăng thân nhiệt. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bạn không thể tự hạ nhiệt. Ngoài ra khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều có thể dẫn đến:
- Choáng váng
- Yếu ớt
- Khát nước
- Ảnh hưởng công việc
- Khó tập trung
- Da lạnh ẩm
- Mạch nhanh
Đây là giai đoạn chuẩn bị đưa đến sang chấn do nhiệt nên bạn cần nghỉ ngơi ngay lập tức và bổ sung các chất dịch kèm điện giải ngay khi thấy các triệu chứng trên xảy ra.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tăng thân nhiệt
Một số những yếu tố khiến cho bạn dễ bị tăng thân nhiệt là:
Người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao
Công nhân xây dựng, nông dân hay người phải thường xuyên ở ngoài trời trong thời tiết nắng nóng, có thể bao gồm cả nhân viên phòng cháy chữa cháy và người thường xuyên làm việc quanh lò bếp.
Những thuốc trị tăng huyết áp và bệnh tim như thuốc lợi tiểu, có thể làm giảm khả năng hạ thân nhiệt qua việc giảm tiết mồ hôi. Nếu bạn đang ăn kiêng muối (trong muối có chứa các thành phần điện giải) để điều trị tăng huyết áp thì cũng có nguy cơ bị tăng thân nhiệt.
Người lớn tuổi và trẻ em cũng là một yếu tố nguy cơ. Do nhiều trẻ thường xuyên chơi ở ngoài trời nắng mà không nghỉ ngơi. Người lớn tuổi có khuynh hướng ít nhận biết được sự thay đổi nhiệt độ cơ thể nên thường không đáp ứng khi nhiệt độ môi trường tăng. Đặc biệt những người lớn tuổi sống trong nhà không có quạt hay máy điều hòa nhiệt có thể bị tăng thân nhiệt khi thời tiết nóng.
4. Sự khác biệt giữa tăng thân nhiệt và sốt?
Nhiệt độ cơ thể được điều hòa bởi một bộ phận ở não gọi là vùng hạ đồi, tại đây não có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ cơ thể bạn ổn định ở quanh mức 37°C suốt ngày và đêm.
Nếu cơ thể bạn bị nhiễm trùng bởi một loại virus hay vi khuẩn thì vùng hạ đồi có thể thay đổi điểm điều nhiệt bình thường (37°C), có thể nâng lên làm cơ thể bạn nóng dần lên. Trong trường hợp này, sốt xảy ra như là đáp ứng của hệ miễn dịch chống lại tác nhân vi khuẩn và virus. Một khi nhiễm trùng biến mất hay giảm hẳn, vùng hạ đồi sẽ đưa điểm điều nhiệt trở lại mức bình thường.
Còn trong trường hợp tăng thân nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bên ngoài, cơ thể bạn sẽ có những cơ chế làm hạ nhiệt ví dụ như đổ mồ hôi. Nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên là phản ứng tự nhiên nhưng tùy mức độ có thể gây ra một số triệu chứng đã kể trên.
5. Điều trị tăng thân nhiệt
Một vài loại thuốc có bán trên thị trường có thể giúp hạ nhiệt khi sốt. Tuy nhiên chúng co thể không hiệu quả trong điều trị tăng thân nhiệt. Những biện pháp tác động lên môi trường xung quanh như đến khu vực mát có máy lạnh, tắm, chườm đá, bổ sung nước và chất điện giải thường tỏ ra có hiệu quả hơn trong điều trị tăng thân nhiệt.
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Tình trạng tăng thân nhiệt nguy hiểm nhất là sang chấn do nhiệt hay shock do nhiệt, có thể dẫn đến tử vong.
Shock do nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể bạn trên 40°C và ngất thường là dấu hiệu đầu tiên.
Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm:
- Khó chịu
- Mơ hồ
- Ảnh hưởng trong công việc
- Đỏ da
- Giảm tiết mồ hôi
- Mạch chậm hoặc mạch nhanh
Khi những dấu hiệu trên bắt đầu xuất hiện, bạn nên:
- Đi đến những chỗ mát hơn, có máy điều hòa nhiệt độ
- Uống nước và bổ sung các chất điện giải
- Tắm bằng nước mát có thể giúp hạ nhiệt nhanh chóng
- Đặt túi chườm lạnh ở vùng nách và vùng bẹn
Nếu các triệu chứng không cải thiện khi bạn thử các cách hạ nhiệt và bổ sung điện giải thì bạn cần đi đến các trung tâm y tế ngay để được tư vấn và điều trị.
Rất hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi