Mất ngủ - chứng bệnh không đơn giản như bạn nghĩ
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ này làm ảnh hưởng rất nhiều khía cạnh cuộc sống như khả năng suy nghĩ, khả năng ghi nhớ, tập trung hay năng suất lao động,... Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Hãy tìm hiểu nhé.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Ngủ được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngoài.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Thời gian ngủ trung bình của một người khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4 - 11 tiếng). Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, chẳng hạn bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua(mất ngủ dưới 1 tuần)
- Stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ - 1999).
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, chẳng hạn như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên (53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
- Sử dụng các chất kích thích não: thuốc lá, cà phê, trà, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều khiến bạn khó chịu trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...
- Thói quen của người ngủ cùng: Chẳng hạn người cùng bạn ngáy trong khi ngủ (42% nam và 31% nữ ngáy vài đêm trong tuần, Mỹ - 2002).
- Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ...
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Stress là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ
Nguyên nhân mất ngủ mạn tính: (Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng)
Nhóm nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
- Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản...
- Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần (một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).
- Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ
- Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ ...
- Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau ...
3. Biểu hiện của mất ngủ
Mất ngủ thường có những biểu hiện như:
- Khó vào giấc ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ
- Dậy quá sớm
- Ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt
- Tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tác hại của mất ngủ
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa nếu thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ
Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây ra trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, mất tập trung. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng ảnh hưởng đến khả năng làm việc/học tập, dễ gây ra những hậu quả như tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...
Tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ liên quan tới bệnh tâm thần.
Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có thể liên quan tới sự thay đổi hormone. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.
Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng thể có làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết – đó cũng là một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
Khi bạn có triệu chứng bị mất ngủ kéo dài, tốt hơn hết là bạn nên đi đến các phòng khám điều trị mất ngủ để được chữa trị và khắc phục những hậu quả xấu do chứng mất ngủ gây ra. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi