Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.
1. Biểu hiện chứng tê buồn chân tay
2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn bực chân tay, mất ngủ
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến và xảy ra vì nhiều lý do. Đối với một số người, mất ngủ chỉ kéo dài khoảng một vài đêm sau đó trở lại bình thường. Một số người khác lại gặp chứng mất ngủ hàng tháng. Những người mắc chứng mất ngủ gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu hoặc cả hai. Kết quả là họ ngủ quá ít hoặc giấc ngủ kém chất lượng cho nên luôn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Chứng mất ngủ gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày và cơ thể luôn ở trong tình trạng thiếu sức sống.
1. Biểu hiện chứng tê buồn chân tay
Tê buồn chân tay là cảm giác tê từ lâm râm cho tới dữ dội đi kèm với cảm giác buồn bực, khó chịu, bứt dứt trong người.
Triệu chứng thường khởi phát rất nhẹ nhàng với biểu hiện tê đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…
Tuy nhiên còn tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như: đau vai gáy, đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Bị các bệnh lý khác như loãng xương, đái tháo đường, liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh …
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tê buồn chân tay xảy ra có thể do sự bất thường của hệ thần kinh trung ương (não) hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh)
Tê bì xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây cần được chăm sóc y tế khẩn cấp:
Yếu cơ
Đau nhức nặng
Vấn đề về thị giác hoặc mất thị lực
Khó khăn với lời nói
Khó khăn với sự phối hợp
Cực kỳ chóng mặt
2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn bực chân tay, mất ngủ
Hội chứng chân không yên (RLS – Restless Leg Syndrome) hay còn gọi là chân bồn chồn
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng này, nhưng các bác sĩ thường dùng 4 tiêu chuẩn cơ bản sau:
Chân tay bứt rứt hoặc đau làm cho rất muốn cử động chân tay (chủ yếu hầu hết là chân).
Triệu chứng nặng lên vào ban đêm, nhưng thường biến mất vào buổi sáng.
Thư giãn và nghỉ ngơi gây ra bứt rứt, kích động.
Sự cử động làm giảm triệu chứng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Hội chứng chân không yên gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh, đặc biệt là giấc ngủ
Hội chứng chân bồn chồn tác động đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, ở người trưởng thành nhiều hơn trẻ em, nhưng người ta chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh là gì.
Một số thói quen có xu hướng dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như cafein, thuốc lá, rượu. Thuốc dị ứng không cần kê đơn, thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm cũng được xác định là nguyên nhân khởi phát RLS. Lối sống tĩnh ít vận động góp phần gây nên những triệu chứng của RLS.
Một số cách giảm các triệu chứng này:
Trong ngày, uống đủ nước. Uống thêm một chút khi làm việc hoặc chơi trong thời tiết nóng hoặc nếu bạn uống thuốc khiến phải bài tiết thêm nước, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.
Trước khi đi ngủ, nhẹ nhàng duỗi chân hoặc từ từ đạp xe đạp cố định trong vài phút hoặc đi bộ một đoạn ngắn.
Thường xuyên đi bộ trong ngày.
Đi giày dép mềm, đế bằng.
Luyện tập thói quen ngủ tốt hơn. Hãy cố định thời điểm bạn bắt đầu đi ngủ mỗi đêm, kể cả vào cuối tuần. Đồng thời hãy thức giấc vào một giờ cố định.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thiếu vitamin B
Có rất nhiều loại vitamin B, và tất cả đều giúp duy trì sức khỏe của tế bào và giữ cho bạn tiếp thêm sinh lực. Mặc dù nhiều người có đủ vitamin B thông qua chế độ ăn uống của họ, một số người cần phải bổ sung.
Nếu bị thiếu vitamin B (nhất là vitamin B1, B12, acid folic), bạn có thể bị dị cảm. Điều này phổ biến nhất trong số:
Người cao tuổi
Người ăn chay
Những người uống rượu quá mức
Người bị thiếu máu ác tính
Bị tổn thương các thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường.
Do cơ thể thiếu canxikhiến cơ và xương bị đau kèm theo những triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, móng sừng (tay, chân) dễ gẫy.
Đau nhức mỏi chân tay do suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị chèn ép cũng có thể là nguyên nhân gây nhức mỏi chân tay hoặc đối với những người bị nhức mỏi chân tay về đêm do giãn tĩnh mạch chân.
Máu ứ đọng ở phần thấpnhư chân, tay gây chèn ép nên có cảm giác nhức mỏi.
Ít vận động các cơ ở chân tay, sau một thời gian lại diễn ra nhức mỏi.
Các bệnh về cơ xương khớpnhư thấp khớp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Như vậy, tê chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình thường. Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón đến các chi với cảm giác tê rần như bị châm chích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới. Nếu là tê chân tay sinh lý, thì bạn nên vận động nhẹ nhàng chân tay, xoa bóp thư giãn các chi, vùng vẫy tay chân, đi lại xung quanh. Nên chú ý các thành phần của các loại thuốc mình đang dùng.
Triệu chứng tê bì này kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên được khám để điều trị sớm các bệnh lý để tránh hiện tượng teo cơ, hậu bại dẫn tới liệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi