Triệu chứng đau lưng bên trái, nguyên nhân và cách chữa trị

Đau lưng trái là triệu chứng mà nhiều người đang mắc phải. Đau lưng trái do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy thuộc từng nguyên nhân mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng đau lưng phải qua những thông tin dưới đây:
2. Nguyên nhân gây ra đau lưng bên trái
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau lưng bên trái là gì
Đau lưng trái là một trong những than phiền thường gặp ở hầu hết mọi người khi đi khám bác sĩ. Lưng trái là vùng bên trái của cột sống, bao gồm cổ trái, vai trái, cánh tay trái, khung sườn trái kéo dài tới phía trên của xương cánh chậu bên trái. Cơn đau lưng trái thường được miêu tả là một cơn đau liên tục hoặc từng cơn ở vùng lưng trái. Triệu chứng đau này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như khó di chuyển vùng lưng, vai hoặc cánh tay. Nếu bạn bị đau lưng trái ở phía trên thắt lưng thì cơn đau có thể tăng lên sau khi ho, hắt hơi, cử động vùng lưng trái hoặc khi hít sâu. Nếu cơn đau này có liên quan tới các dây thần kinh ở vùng này thì bạn còn có thể gặp cảm giác tê buốt hoặc ngứa ran ở cánh tay. Trong khi cơn đau lưng trái ở phía dưới bờ sườn thường được mô tả là cảm giác đau âm ỉ, dai dẳng nhưng đôi khi bạn cũng có thể cảm nhận được cơn đau nhói như dao đâm, vùng lưng dưới của bạn bị đau khi đụng vào và cơn đau tăng lên khi di chuyển. Cơn đau có khi diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng và bạn không thể đứng thẳng lưng được.
2. Nguyên nhân gây ra đau lưng bên trái
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng trái. Dưới đây là các nhóm nguyên nhân thường gặp nhất gây đau lưng trái.
Nguyên nhân do chấn thương
- Gãy xương sườn, sụn sườn hoặc tổn thương bất kì đốt sống nào ở bên trái
- Tổn thương cơ, dây chằng hoặc mô mềm ở vùng cổ, khớp vai, vùng cơ lưng
- Chấn thương do chơi thể thao ở vùng lưng trái
Nguyên nhân do cơ – xương – khớp ở vùng lưng trái
- Ngồi, xoay chuyển cơ thể hoặc nâng vật nặng không đúng tư thế
- Căng cơ lưng trái do nâng vật nặng hoặc do sử dụng cơ lưng quá nhiều và kéo giãn cơ lưng quá mức
- Các vấn đề liên quan tới đĩa đệm cột sống như lệch đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, đĩa đệm chèn ép thần kinh
- Chứng đau xơ cơ, chứng đau cân cơ
- Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp ảnh hưởng tới khớp vai, đốt sống lưng và các khớp khác ở vùng lưng trái
Nguyên nhân do thần kinh
- Chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp đốt sống
- Đột quỵ ảnh hưởng tới các dây thần kinh ở vùng lưng trái
- Bệnh Zona thần kinh
Các nguyên nhân khác
- Béo phì
- Các bệnh về hệ hô hấp hoặc nhiễm trùng phổi như tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp hoặc viêm phổi
- Các bệnh về hệ tiêu hóa như khó tiêu, viêm tụy, loét dạ dày, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, táo bón
- Các bệnh về hệ tiết niệu như sỏi thận, viêm đài bể thận cấp, áp xe thận, nhồi máu thận
- Các bệnh về hệ sinh dục: Ở nữ: thống kinh, viêm vòi trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, nang buồng trứng, xoắn vòi trứng,…Ở nam: nhiễm trùng tinh hoàn, xoắn thừng tinh hoặc ung thư hệ sinh dục
- Nhồi máu cơ tim cấp
- Béo phì
3. Biện pháp chăm sóc
Để làm giảm triệu chứng đau lưng trái, bạn có thể làm theo các mẹo dưới đây:
- Nghỉ ngơi: nếu bạn bị đau lưng quá mức, hãy nghỉ ngơi nhưng đừng nghỉ quá lâu. Thay vào đó, hãy từ từ hoạt động trở lại vì nghỉ ngơi quá nhiều có xu hướng làm cơn đau trở nên nặng hơn.
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh: chườm ấm có thể giảm bớt cơn đau và tình trạng căng cứng cơ, trong khi chườm lạnh có thể giảm đau và giảm sưng phù.
- Tập thể dục: các bài tập làm giãn và tăng sức mạng cho các cơ vùng lưng, vùng vai và vùng bụng trên có thể giúp bạn cải thiện tư thế, làm giảm khả năng bị chấn thương và giảm đau lưng.
- Tập ngồi hoặc đứng đúng tư thế
- Học cách giảm căng thẳng như tập thở sâu, tập các bài tập thư giãn hoặc thiền và suy nghĩ lạc quan
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Trong hầu hết trường hợp, đau lưng thường tự khỏi sau khi bạn thực hiện các mẹo nhỏ ở trên. Nếu bạn gặp các tình huống dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ để được can thiệp kịp thời:
- Cơn đau không cải thiện trong vòng vài tuần
- Cơn đau ngăn cản bạn làm các công việc hằng ngày
- Cơn đau rất nghiêm trọng hoặc nặng lên theo thời gian
- Bạn lo lắng về cơn đau hoặc bạn đang vật lộn để chống lại cơn đau đó.
- Bạn đi tiểu khó hoặc không thể kiểm soát quá trình tiêu tiểu của bản thân
- Cơn đau tăng lên khi nằm hoặc cơn đau lưng làm bạn thức giấc vào giữa đêm
- Bạn từng bị đau lưng trước đó và hiện nay tình trạng đau lưng này trở nên nặng hơn
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng mà bạn gặp phải, thăm khám kĩ lưỡng vùng lưng và cho bạn làm một vài xét nghiệm để đưa ra được chẩn đoán thích hợp và điều trị hợp lí.
Nếu bạn cần được giúp đỡ, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp bạn khám và chữa bệnh một cách toàn diện.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi