Viêm túi thừa

Viêm túi thừa

Khi các túi thừa bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý viêm túi thừa. Bệnh viêm túi thừa nhẹ nếu được điều trị sớm sẽ nhanh chóng khỏi bệnh nhưng nếu bệnh đã tiến triển nặng thì cần phải tiến hành phẫu thuật.

1. Bệnh viêm túi thừa là gì?

2. Triệu chứng của bệnh viêm túi thừa

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm túi thừa

4. Biến chứng của bệnh viêm túi thừa

5. Điều trị

6. Bác sĩ điều trị

1. Bệnh viêm túi thừa là gì?

Túi thừa là những túi nhỏ hình thành do sự phồng lên của lớp niêm mạc hệ tiêu hóa. Chúng thường được tìm thấy ở phần cuối ruột già. Túi thừa là một cấu trúc rất phổ biến, đặc biệt sau tuổi 40 và ít khi gây ra các vấn đề về sức khoẻ.

Tuy nhiên, đôi khi túi bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng đó được gọi là viêm túi thừa. Viêm túi thừa có thể gây ra đau bụng trầm trọng, sốt, buồn nôn và làm thay đổi rõ rệt thói quen đi đại tiện của bạn.

Viêm túi thừa nhẹ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và dùng kháng sinh. Nhưng túi thừa bị viêm nặng hoặc nhiễm trùng tái đi tái lại, bạn có thể sẽ cần trải qua một cuộc phẫu thuật. 

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm túi thừa

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi thừa bao gồm:

  • Đau bụng, đau có thể liên tục và kéo dài trong vài ngày. Đau thường thấy ở phần dưới bên trái của bụng, nhưng cũng có thể xảy ra ở bên phải đặc biệt ở người Châu Á
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt
  • Điểm ấn đau trên thành bụng.
  • Táo bón là chủ yếu, ngoài ra bệnh cũng có thể gây tiêu chảy.

Hình ảnh túi thừa qua nội soi đại tràng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy mình có các dấu hiệu như trên, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau và mức độ mắc bệnh khác nhau sẽ có các cách điều trị khác nhau.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ - 19001246

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm túi thừa

Túi thừa được hình thành khi có sự gia tăng áp lực đẩy lên thành ruột ở những điểm yếu nhất định. Những túi này được tìm thấy nhiều nhất trong đại tràng. Nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy ở hầu hết các vị trí khác của đường tiêu hóa.

Viêm túi thừa xảy ra khi túi thừa bị rách dẫn đến viêm hoặc nhiễm trùng hoặc phối hợp cả hai.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa

Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa:

Lão hóa: Tỷ lệ viêm túi thừa gia tăng theo tuổi tác.

Béo phì: Thừa cân nghiêm trọng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừa. Mắc bệnh béo phì đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao cần phải sử dụng các phương pháp điều trị xâm lấn hơn khi bị viêm túi thừa.

Hút thuốc: Những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa nhiều hơn người không hút thuốc.

Lười tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm túi thừa.

Chế độ ăn nhiều chất béo động vật và ít chất xơ: mặc dù một chế độ ăn thiếu chất xơ đơn thuần không có nguy cơ rõ ràng.

Chế độ ăn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm túi thừa

Chế độ ăn nhiều chất béo động vật và ít chất xơ là nguyên nhân gây ra bệnh viêm túi thừa

Một số loại thuốc: Một số loại thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm túi thừa bao gồm steroid, opiates và thuốc chống viêm không steroid.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm túi thừa

Khoảng 25% bệnh nhân viêm túi thừa tiến triển đến các biến chứng, có thể bao gồm:

  • Áp-xe xảy ra khi mủ tích tụ trong túi thừa.
  • Sự tắc nghẽn ở ruột già hoặc ruột non gây ra bởi sẹo.
  • Một đường dẫn bất thường (lỗ rò) giữa các phần của ruột hoặc giữa ruột và bàng quang.
  • Viêm phúc mạc có thể xảy ra nếu túi thừa đang viêm bị vỡ làm lan tràn các chất trong đường ruột vào khoang ổ bụng. Viêm phúc mạc là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa và cần xử trí ngay lập tức.

5. Các phương pháp diều trị bệnh viêm túi thừa

Chuẩn bị trước khi đi khám

Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa.

Bạn có thể làm gì?

  • Chú ý đến những điều kiêng cữ trước khi đến khám chẳng hạn như không ăn thức ăn đặc trong vòng một ngày trước ngày hẹn của bạn.
  • Ghi lại các triệu chứng của bạn, kể cả những triệu chứng có thể không liên quan đến lý do tại sao bạn đến khám.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc kể cả vitamin và thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng.
  • Viết ra những thông tin y tế quan trọng của bạn, bao gồm các bệnh lý khác bạn đang mắc phải.
  • Viết ra những thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm bất kỳ thay đổi nào gần đây hoặc căng thẳng trong cuộc sống.
  • Yêu cầu một người thân hoặc bạn bè đi cùng với bạn, để giúp bạn nhớ những gì bác sỹ nói.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sỹ của bạn.

Chẩn đoán

Viêm túi thừa thường được chẩn đoán khi biểu hiện trong một cơn đau bụng cấp tính. Bởi vì đau bụng có thể chỉ ra rất nhiều nguyên nhân, bác sỹ sẽ cần phải loại trừ các nguyên nhân khác trước khi kết luận.

Bác sỹ có thể sẽ bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra sức khoẻ, bao gồm khám vùng bụng của bạn để tìm các điểm đau nhạy cảm. Ngoài ra đối với phụ nữ còn cần phải kiểm tra khung chậu để loại trừ các bệnh lý vùng chậu.

Sau đó, bác sỹ sẽ chỉ định:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm thai kỳ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, để loại trừ nguyên nhân đau bụng là do mang thai.
  • Xét nghiệm chức năng gan, để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau bụng.
  • Xét nghiệm phân, để loại trừ nhiễm trùng ở những người bị tiêu chảy.
  • CT scan là xét nghiệm nhạy giúp chỉ ra các túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng và xác định chẩn đoán. CT cũng có thể chỉ ra mức độ nghiêm trọng của viêm túi thừa và hướng dẫn điều trị.

Điều trị

Sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.

Viêm túi thừa chưa biến chứng

Nếu có các triệu chứng nhẹ, bạn có thể được điều trị tại nhà. Bác sỹ có thể chỉ định:

  • Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.
  • Chế độ ăn lỏng trong vài ngày trong khi chờ đợi ruột hồi phục. Khi các triệu chứng được cải thiện, bạn có thể dần dần bổ sung thức ăn rắn vào chế độ ăn của mình.
  • Thuốc giảm đau không cần kê toa.

Phác đồ điều trị này thành công ở 70 -100% trường hợp viêm túi thừa không biến chứng.

Viêm túi thừa có biến chứng

Nếu trường hợp của bạn nặng hoặc có các vấn đề về sức khoẻ khác kèm theo, bạn sẽ cần phải nhập viện. Điều trị thường bao gồm:

  • Kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Đặt ống dẫn lưu nếu ổ áp xe đã hình thành

Điều trị phẫu thuật

Bạn cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật để điều trị viêm túi thừa nếu:

  • Có biến chứng xảy ra chẳng hạn như thủng, áp xe, có lỗ rò hoặc tắc nghẽn ruột
  • Có nhiều đợt tái phát viêm túi thừa không biến chứng
  • Suy giảm hệ miễn dịch

Có hai phương pháp phẫu thuật chính:

Phẫu thuật cắt bỏ cơ bản: Bác sỹ phẫu thuật sẽ loại bỏ các đoạn ruột bị tổn thương và sau đó nối lại các đoạn khỏe mạnh (anastomosis), điều này giúp nhu động ruột trở lại bình thường. Tùy thuộc vào mức độ viêm, bạn có thể trải qua cuộc mổ hở hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (nội soi).

Phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo: Nếu ruột bị viêm rất nhiều và không thể nối ruột già vào trực tràng được, bác sỹ phẫu thuật sẽ thực hiện phẫu thuật mở hậu môn nhân tạo. Lỗ mở trên thành bụng được kết nối với phần ruột già còn khoẻ mạnh. Phân sẽ đi qua lỗ hậu môn nhân tạo và chứa vào túi. Một khi tình trạng viêm đã được kiểm soát, lỗ hậu môn nhân tạo có thể được đóng lại và khâu nối lại đoạn ruột như cũ.

Điều trị bệnh viêm túi thừa bằng phương pháp phẫu thuật

Chăm sóc tiếp theo

Bác sỹ có thể sẽ đề nghị nội soi đại tràng sáu tuần sau khi bạn hồi phục, đặc biệt nếu bạn chưa từng nội soi trong vòng một năm trước đó. Không có chứng cứ cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa bệnh viêm đại tràng và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên nội soi đại tràng là một thủ thuật không thể thực hiện được khi có viêm túi thừa nhưng nội soi có thể giúp loại trừ ung thư đại tràng. Ung thư đại tràng cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn.

Đôi khi, điều trị phẫu thuật sẽ được khuyến cáo. Nhưng các khuyến cáo trước đây về phẫu thuật đã bị nghi ngờ vì chúng đều dựa trên số lần tái phát của bệnh nhân. Bởi vì hầu hết các bệnh nhân hồi phục tốt sau hai hoặc thạm chí nhiều lần tái phát. Quyết định phẫu thuật sẽ được cân nhắc theo cừng cá nhân và thường dựa trên tần suất các lần tái phát và liệu có xảy ra các biến chứng hay không.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Để giúp ngăn ngừa viêm túi thừa hiệu quả, bạn có thể thử các phương pháp sau đây:

Tập luyện thể dục đều đặn: Tập thể dục thúc đẩy nhu động ruột bình thường và giảm áp lực lên thành đại tràng. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Ăn nhiều chất xơ hơn: Các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc nguyên chất giúp làm mềm chất thải và giúp chúng đi nhanh hơn qua đại tràng của bạn. Điều này làm giảm áp lực trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy một chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ viêm túi thừa. Ăn các loại hạt không liên quan đến sự phát triển viêm túi thừa.

Chế độ ăn khắc phục bệnh viêm túi thừa

Uống nhiều nước: Chất xơ hoạt động bằng cách hấp thụ nước và làm mềm chất thải trong đại tràng. Nhưng nếu bạn không uống đủ nước để thay thế những gì đã hấp thụ, chất xơ có thể gây táo bón.

Liệu pháp bổ sung

Một số chuyên gia nghi ngờ rằng những người bị viêm túi thừa có thể không có đủ vi khuẩn tốt cộng sinh trong đại tràng. Probiotics, một dạng thực phẩm bổ sung có chứa lợi khuẩn cho đường ruột, đôi khi được đề xuất là một phương pháp để ngăn ngừa viêm túi thừa. Nhưng lời khuyên đó chưa được phê duyệt một cách khoa học.

Bệnh viêm túi thừa nên được điều trị từ sớm để tránh những trường hợp xấu do bệnh tiến triển nặng. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Văn Nhật Minh

Bác sĩ Văn Nhật Minh

Khoa: Tiêu hóa - Gan mật, Nội tổng quát

Nơi làm việc: Bệnh viện Trưng Vương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Duy Nam

    Bài viết rất chi tiết và đầy đủ, cảm ơn vì đã chia sẻ

    02/11/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...