Tìm hiểu về triệu chứng áp xe - nguyên nhân và cách chữa trị
Chào bác sĩ, thời gian gần đây tôi có nghe nhiều về triệu chứng áp xe, nhưng lại chưa hiểu về triệu chứng này. Bác sĩ có thể giải thích giúp tôi về triệu chứng áp xe được không ạ, và áp xe thường xuất hiện ở những bệnh nào ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn, rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn về triệu chứng áp xe sẽ được chúng tôi giải đáp qua một số thông tin dưới đây:
1. Áp xe là gì
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
1. Áp xe là gì?
Áp xe là một khối mềm thường được bao quanh bởi một vùng có màu hồng đến đỏ đậm. Áp xe thường dễ được cảm nhận bằng cách sờ. Trong một áp xe đầy mủ và các mảnh vụn.
Đau và nóng khi chạm vào, áp xe có thế xuất hiện bất kì đâu trong cơ thể. Vị trí thường gặp nhất là nách, các khu vật xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), cuối cột sống, quanh răng, ở háng. Viêm các nang lông có thể dẫn đến sự hình thành một áp xe gọi là nhọt.
Không như các nhiễm trùng khác, chỉ dùng kháng sinh không thể điều trị khỏi. Thông thường khối áp xe phải được mở ra và cho mủ thoát ra để có thể cải thiện bệnh. Đôi lúc việc thoát mủ tự động xảy ra, nhưng thường vẫn cần bác sĩ mở áp xe qua quá trình rạch và dẫn lưu.
2. Biểu hiện của chứng áp xe
Thông thường, áp xe là một khối ấn đau đỏ, nóng khi chạm vào và mềm.
- Ở một số áp xe trong quá trình tiến triển, sẽ xuất kiện một điểm rồi tạo một đầu mà qua đó ta có thể nhìn thấy các vật chất bên trong áp xe và sau đó tự vỡ ra.
- Đa số sẽ tệ hơn nếu không được chăm sóc. Nhiễm trùng lan rộng đến các mô dưới da và thậm chí là vào máu.
- Nếu nhiễm trùng lan tới lớp mô sâu hơn, bệnh có thể bị sốt và bắt đầu cảm thấy mệt.
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng áp xe
Áp xe thường gây ra bởi sự tắc nghẽn các tuyến dầu và tuyến mồ hôi, viêm các nang lông hay do những vết nứt và thủng nhỏ ở da. Mầm bệnh đi vào da hay các tuyến, gây ra một đáp ứng viêm của cơ thể để giết chết các mầm bệnh này.
Bên trong áp xe lỏng chứa các thế bào chết, vi khuẩn và các mảnh vỡ khác. Vùng này bắt bắt đầu phát triển, tạo nên sự căng lên dưới da và sự viêm lan đến các mô xung quanh. Áp lực và sự viêm gây ra đau.
Người có hệ miễn dịch kém thường bị áp xe. Những người có các nguy cơ sau đây dễ bị các áp xe nghiêm trọng bởi vì cơ thể họ giảm khả năng chống lại vi khuẩn:
- Dùng corticoid mạn
- Hóa trị
- Bệnh đái tháo đường
- Ung thư
- AIDS
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh bạch cầu
- Rối loạn mạch máu ngoại biên
- Bệnh Crohn
- Viêm loét kết tràng
- Bỏng nghiêm trọng
- Chấn thương nghiêm trọng
- Nghiện rượu hay phụ thuộc thuốc tiêm tĩnh mạch
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với môi trường bẩn, tiếp xúc với những người mắc một số loại nhiễm trùng da, vệ sinh kém, di chuyển khó khăn.
4. Biện pháp tự chăm sóc tại nhà khi bị áp xe
Nếu áp xe nhỏ (nhỏ hơn 1 cm hay ½ inch), chườm nhóng vùng áp xe 30 phút, 4 lần/ 1 ngày có thể có ích.
Không làm cho áp xe vỡ ra bằng cách nặn hay ép lên. Điều này có thể đưa chất nhiểm khuẩn bên trong xuống sâu hơn.
Không dùng kim hay các vật sắt nhọn khác đâm vào bởi vì bạn có thể làm tổn thưởng các mạch máu quan trọng hay khiến nhiễm khuẩn lan rộng hơn.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Gọi bác sĩ ngay khi có bất kì điều nào sao đây xảy ra với áp xe:
- Khối đau lớn hơn 1 cm ( ½ inch)
- Khối đau tiếp tục lan rộng và trở nên đau hơn
- Khối đau gần trực tràng hay ở vùng háng.
- Sốt từ 38.6oC trở lên
- Có một vệt đỏ đi ra ngoài từ áp xe
- Bạn có bất kì tình trạng y khoa nào được liệt kê trên phần nguyên nhân
Đến cấp cứu ngay khi có các tình trạng sau đây:
- Sốt từ 39oC, đặc biệt là khi bạn có các bệnh mạn tính hay đang dùng corticoid, hóa trị hay làm thẩm phân phúc mạc.
- Một vệt đỏ đi ra từ vị trí đau hay có bất khì hạch lympho mềm nào ở vị trí giữa khối áp xe và vùng ngực của bạn ( ví dụ nếu bạn có một áp xe ở chân gây ra một hạch lympho sưng ở vùng háng)
- Áp xe ở mặt lớn hơn 1 cm (½ inch)
Rất hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về triệu chứng áp xe. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi