Nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai hoặc sau sinh - giai đoạn cơ thể người phụ nữ xuất hiện nhiều thay đổi không chỉ về sinh lý mà cả tâm lý. Các chuyên gia của Hello Doctor sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật thường không tự phát mà hay theo sau một yếu tố thúc đẩy, có thể là biến chứng của một số bệnh cũng như tác dụng phụ của một số thuốc nhất định. 

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như các bệnh tự miễn, ung thư, chấn thương… Trong đó, bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, do hậu quả từ các dây thần kinh bị tổn thương. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đã được đề cập.

*Tra cứu thông tin:

Lời khuyên từ bác sĩ Hello Doctor: Cần quan tâm đến giai đoạn mang thai và sau sinh. Sở dĩ như vậy vì trong giai đoạn này, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là những thay đổi về nội tiết tố, dễ dẫn đến các rối loạn kèm theo, như các bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng như tăng huyết áp thai kỳ, góp phần gây mất cân bằng hệ thần kinh thực vật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh chức năng ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật tương khi mang thai và sau sinh đều có những điểm chung với Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, tuy nhiên biểu hiện bệnh ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Rối loạn tim mạch

Bao gồm tăng huyết áp, nhịp nhanh kèm hồi hộp, đánh trống ngực, hay tụt huyết áp, choáng và hoa mắt. Đối với phụ nữ mang thai rất hay xuất hiện triệu chứng chóng mặt khi thay đổi tư thế, từ nằm sang đứng.

Rối loạn tiết niệu

Bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Rối loạn tiêu hóa

Do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, dẫn tới cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, có thể tiêu chảy hay táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng. Không chỉ trong giai đoạn nghén, mà các triệu chứng này còn có thể xuất hiện lại sau khi sinh, nhất là với những bà mẹ ăn uống kém hay gặp nhiều căng thẳng.

Rối loạn tiết mồ hôi

Giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thường các bà bầu hay có cảm giác phát hỏa, nóng bừng. Tăng tiết mồ hôi xảy ra chủ yếu vào ban đêm, nên dễ bị nhiễm nấm kèm theo, còn giảm tiết mồ hôi hay gây khô ngứa da.

Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng: chậm điều tiết khi nhìn gần, và thường gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.

Các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn lo âu … đều là những triệu chứng rất thường gặp.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

*Tra cứu thông tin: Để làm rõ hơn về các triệu chứng, bạn có thể:

  • Xem thêm thông tin về triệu chứng Tăng huyết áp Tại đây
  • Xem thêm thông tin về triệu chứng Đánh trống ngực Tại đây
  • Xem thêm thông tin về triệu chứng Đầy hơi, ợ nóng Tại đây
  • Xem thêm thông tin về triệu chứng Rối loạn tiết mồ hôi Tại đây
  • Xem thêm thông tin về triệu chứng Mệt mỏi Tại đây

3. Những biến chứng có thể gặp phải

  • Tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non
  • Thai nhi bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng do mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, chưa kể mẹ còn bị ốm nghén.
  • Con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh rất cao do rối loạn thần kinh thực vật có khả năng di truyền.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tự chủ ở phụ nữ mang thai và sau sinh

Nếu tìm được nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật thì cần chữa trị theo nguyên nhân, ví dụ bệnh tiểu đường. Nhưng cho đến nay, những rối loạn thần kinh thực vật chưa tìm được căn nguyên thì hầu như người ta chỉ điều trị triệu chứng. Bên cạnh việc dùng thuốc thì một số phương pháp khác cũng thường được bác sĩ Hello Doctor chì định như: vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, vận động thể dục thể thao cũng như chế độ ăn uống cân đối.

Ở mức độ rối loạn nhẹ, đôi khi người bệnh chỉ cần dùng thuốc an thần, vitamin C, kèm liệu pháp tâm lý và chế độ sinh hoạt điều độ sẽ giúp hệ thần kinh thực vật cân bằng trở lại. Song, đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ như bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày - tá tràng... khá phức tạp, có khi đòi hỏi phải phẫu thuật. 

Vì vậy phụ nữ mang thai và sau sinh khi có các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ sớm để xác định mức độ rối loạn thần kinh thực vật từ đó có điều trị hợp lý, không chỉ bảo vệ bản thân mà cả em bé của mình.

Xem thêm: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có di truyền không.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn thần kinh thực vật

Cảnh giác với 7 tác hại của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, nó gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Các chuyên gia Hello Doctor khuyên bạn nên cảnh giác với 7...
Hỏi đáp: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, mẹ tôi bị bệnh rôí loạn thần kinh thực vật đã hơn 1 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng không thấy khỏi. Xin hỏi bác sĩ...
Lợi ích của các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và tránh được những biến...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi có người em bị rối loạn thần kinh thực vật và thường xuyên bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vì sao rối loạn...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp ở những người rối loạn hệ thần kinh thực vật và cũng thường xảy ra ở 30% đến 50% dân số. Các chuyên gia của Hello Doctor...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lê Hoa

    Tôi gần đây có các triệu chứng y như của căn bệnh này. Không biết mình mắc bệnh gì nhưng vướng con nhỏ nên cũng chưa đi khám được. Được một người bạn chia sẻ bài viết của bác sĩ nên tôi mới phát hiện ra mình có khả năng mắc bệnh. Cảm ơn bác sĩ.

    07/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung