Cảnh giác với 7 tác hại của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Cảnh giác với 7 tác hại của bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Khi bị rối loạn thần kinh thực vật, nó gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Các chuyên gia Hello Doctor khuyên bạn nên cảnh giác với 7 tác hại chính của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Hệ thần kinh thực vật (ANS) chịu trách nhiệm duy trì thân nhiệt, điều chỉnh nhịp thở, giữ huyết áp ổn định và kiểm soát nhịp tim. Nó cũng liên quan đến sự co dãn đồng tử, kích thích tình dục và bài tiết. Rối loạn thần kinh thực vật chính là các vấn đề gây ảnh hưởng đến những hoạt động kể trên. Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể xe, tại bài viết Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là gì.

1. Ngất xỉu do thần kinh - tuần hoàn

Chứng ngất xỉu do thần kinh-tuần hoàn (NCS) là rối loạn thần kinh thực vật phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng chục triệu người trên toàn thế giới. Triệu chứng chính là ngất xỉu, có thể xảy ra gián đoạn hoặc thường xuyên, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Trọng lực thường kéo máu chảy xuống, nhưng một ANS khỏe mạnh có thể điều chỉnh nhịp tim và co bóp các mạch máu để ngăn chặn sự tích tụ máu ở chân, đảm bảo lưu lượng máu đến não. NCS xảy ra khi cơ chế kiểm soát này thất bại, gây thiếu máu ở não và dẫn đến việc ngất xỉu. 

Hầu hết các phương pháp điều trị đều nhằm giảm triệu chứng. Đối với những người chỉ thỉnh thoảng ngất xỉu, nên tránh xa những yếu tố có thể kích hoạt việc đó, chẳng hạn như:

  • Mất nước
  • Stress
  • Uống rượu
  • Môi trường quá ấm áp
  • Mặc quần áo chật

Các loại thuốc như chẹn bêta và máy tạo nhịp tim có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp liên tục hoặc nặng của NCS.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế ảnh hưởng đến rất nhiều người. Khoảng 80% trong số đó là nữ và thường ảnh hưởng đến những người có bệnh tự miễn.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

Chóng mặt và ngất xỉu

Tăng nhịp tim, hoặc nhịp tim nhanh bất thường

  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Đau dạ dày
  • Run rẩy
  • Dễ kiệt sức khi vận động
  • Quá nhạy cảm với nhiệt độ

POTS thường là một rối loạn thần kinh thực vật thứ phát. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mức độ cao các dấu hiệu tự miễn ở những người mắc bệnh này, và những bệnh nhân có POTS cũng có nhiều khả năng bị rối loạn tự miễn, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS).

Ngoài các yếu tố tự miễn, các tình trạng có liên quan đến các triệu chứng giống như POTS hoặc POTS bao gồm:

  • Một số rối loạn hoặc bất thường di truyền
  • Bệnh tiểu đường
  • Hội chứng Ehlers-Danlos, rối loạn protein collagen có thể dẫn đến tình trạng tăng sản khớp và giãn tĩnh mạch
  • Bệnh nhiễm trùng như vi-rút Epstein-Barr, bệnh Lyme, viêm phổi do mycoplasma và viêm gan C
  • Độc tính do nghiện rượu, hóa trị và ngộ độc kim loại nặng
  • Chấn thương, mang thai hoặc phẫu thuật

Nghiên cứu về nguyên nhân gây ra POTS đang được thực hiện. Một số nhà khoa học tin rằng nó có thể là do đột biến gen, trong khi những người khác nghĩ rằng đó là một rối loạn tự miễn dịch.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Bệnh teo đa hệ thống

Bệnh teo đa hệ thống (MSA) ít phổ biến hơn POTS và NCS, thường xảy ra ở độ tuổi 55 trở lên. Theo ước tính, cứ mỗi 100.000 người thì có 2 đến 5 người bị MSA. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh Parkinson vì có các triệu chứng khởi phát giống nhau.

Trong não của những người MSA sẽ có một số vùng bị phá vỡ một cách từ từ, đặc biệt là tiểu não, hạch nền và thân não. Điều này dẫn đến những khó khăn về vận động, ngôn ngữ, thăng bằng, huyết áp và kiểm soát bàng quang.

MSA không phải là bệnh di truyền hoặc truyền nhiễm, và không liên quan đến bệnh đa xơ cứng (MS). Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây ra MSA. Do đó, vẫn chưa có cách điều trị hiểu quả căn bệnh này. Tuy nhiên, có thể kiểm soát các triệu chứng cụ thể thông qua thay đổi lối sống và thuốc men.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tăng phản xạ tự phát

Tăng phản xạ tự phát (AD) thường gặp ở những người bị chấn thương tủy sống. AD liên quan đến các kích ứng bên dưới nơi chấn thương của bệnh nhân, như nhiễm trùng hoặc táo bón. Đây là một rối loạn thần kinh thực vật thứ cấp.

Nhiều bệnh lý và chấn thương cùng tồn tại, như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và gãy xương, có thể dẫn đến AD. Cột sống bị hư hại ngăn cản việc truyền tín hiệu đau đến não. ANS phản ứng không thích hợp, làm huyết áp thay đổi đột ngột và thất thường.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau đầu
  • Mặt đỏ
  • Da trắng bệch
  • Nghẹt mũi
  • Mạch chậm
  • Buồn nôn
  • Nổi da gà và đổ mồ hôi lạnh gần chỗ bị thương

Hầu hết các phương pháp điều trị nhằm mục đích làm giảm chấn thương hoặc giảm các kích ứng ban đầu. Điều này giúp ngăn ngừa sự tiến triển của AD.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Suy yếu phản xạ của thụ thể cảm áp

Phản xạ của thụ thể cảm áp ( baroreflex) là một cách để cơ thể duy trì huyết áp khỏe mạnh. Thụ thể cảm áp là những thụ thể nằm trong các mạch máu quan trọng. Chúng có thể phát hiện sự căng giãn quá mức của thành động mạch và gửi tín hiệu đến não, làm tăng co bóp mạch máu. 

Nếu những tín hiệu này không thể truyền đi, huyết áp có thể hạ xuống rất thấp khi nghỉ ngơi hoặc có thể tăng rất cao khi căng thẳng hoặc hoạt động.

Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, ra mồ hôi nhiều và nhịp tim bất thường không đáp ứng với thuốc. Điều trị suy yếu phản xạ của thụ thể cảm áp liên quan đến thuốc kiểm soát nhịp tim và huyết áp, đồng thời cải thiện việc kiểm soát căng thẳng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Bệnh lý thần kinh thực vật đái tháo đường

Bệnh lý thần kinh thực vật đái tháo đường ảnh hưởng khoảng 20% những người mắc bệnh đái tháo đường, tương đương với khoảng 69 triệu người trên toàn thế giới. Tình trạng này không phải là một căn bệnh cụ thể, mà nó là biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây tổn thương các dây thần kinh thực vật kiểm soát tim, điều hòa huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu.

Các triệu chứng có thể bao gồm những điều sau đây:

  • Nhịp tim tăng nhanh khi nghỉ ngơi
  • Hạ huyết áp thế đứng
  • Táo bón
  • Vấn đề về hô hấp
  • Liệt dạ dày
  • Rối loạn cương dương
  • Rối loạn tiết mồ hôi
  • Suy giảm chức năng thần kinh mạch
  • "Tiểu đường Brittle", thường là loại I, đặc trưng bởi các đợt tăng và hạ đường huyết thường xuyên.

Điều trị cho bệnh lý thần kinh thực vật đái tháo đường tập trung vào việc quản lý chặt chẽ bệnh tiểu đường. Trong một số trường hợp, các loại thuốc như chất chống oxy hóa và các chất ức chế men reductase có thể làm giảm triệu chứng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình

Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình (FD) là một loại rối loạn thần kinh thực vật hiếm gặp. Nó chỉ ảnh hưởng khoảng 350 người, hầu hết là những người Do Thái Ashkenazi gốc Đông Âu.

Các triệu chứng thường xuất hiện trong giai đoạn sơ sinh hoặc thời thơ ấu, bao gồm:

  • Bú hoặc ăn kém
  • Tăng trưởng chậm
  • Không tiết được nước mắt
  • Nhiễm trùng phổi tái phát
  • Khó duy trì thân nhiệt
  • Ngưng thở kéo dài
  • Chậm phát triển, bao gồm cả vận động và ngôn ngữ
  • Đái dầm
  • Thăng bằng kém
  • Vấn đề về thận và tim

Tình trạng rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình là một tình trạng nghiêm trọng thường gây tử vong, không thể chữa khỏi. Tuổi thọ đã được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua với việc quản lý triệu chứng tốt hơn, nhưng các triệu chứng vẫn có thể làm cho sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.

Tình trạng này thường dẫn đến một hội chứng gọi là khủng hoảng hệ thần kinh thực vật. Điều này liên quan đến sự biến đổi đột ngột về huyết áp và nhịp tim, thay đổi tính cách thất thường, và tê liệt bộ máy tiêu hóa hoàn toàn.

Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật còn gây ra một số vấn đề sau:

Để tránh những tác hại nguy hiểm mà bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây ra, bạn nên nỗ lực điều trị bệnh ngay khi phát hiện ra bệnh và tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ. Để biết thêm thông tin về cách chữa trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể Click tại đây.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Rối loạn thần kinh thực vật

Hỏi đáp: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, mẹ tôi bị bệnh rôí loạn thần kinh thực vật đã hơn 1 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng không thấy khỏi. Xin hỏi bác sĩ...
Lợi ích của các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và tránh được những biến...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi có người em bị rối loạn thần kinh thực vật và thường xuyên bị khó thở. Xin hỏi bác sĩ vì sao rối loạn...
Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp ở những người rối loạn hệ thần kinh thực vật và cũng thường xảy ra ở 30% đến 50% dân số. Các chuyên gia của Hello Doctor...
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi không?
Chào Bác sĩ! Cháu tên là Nam, năm nay 22 tuổi. Cháu mới đi khám và phát hiện bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Cháu thường...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung