Vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ?
Mất ngủ là một triệu chứng rất thường gặp ở những người rối loạn hệ thần kinh thực vật và cũng thường xảy ra ở 30% đến 50% dân số. Các chuyên gia của Hello Doctor sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân vì sao bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây mất ngủ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Hệ thần kinh thực vật và giấc ngủ
Hệ thần kinh thực vật điều khiển những chức năng sống còn của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, điều hòa nhiệt độ, điều tiết nội tiết thần kinh, tiêu hóa và chức năng sinh dục tiết niệu qua những vùng được kết nối với nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Để bạn hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể xem tại bài viết "Tìm hiểu bệnh rối loạn thần kinh thực vật".
Có một mối liên hệ mật thiết giữa hệ thần kinh tự động và giấc ngủ về mặt giải phẫu, sinh lý và những chất hóa học thần kinh. Ngày xưa người ta quan niệm rằng sự điều hòa tự động sẽ không thay đổi khi các trạng thái hành vi thay đổi, nhưng gần đây quan niệm về sự điều hòa của hệ thần kinh tự động phụ thuộc vào từng giai đoạn đã được chỉ ra. Coccagna và cộng sự đã có những sự hiểu biết đầu tiên về sự quan trọng của các chỉ số ghi nhận được của hệ thần kinh tự động khi ngủ và mô tả được những thay đổi đáng kể về huyết áp hệ thống và huyết áp ở phổi liên quan đến sự ngưng thở và thở lại ở những bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Những thay đổi bình thường khi ngủ và nguyên nhân gây mất ngủ trong rối loạn hệ thần kinh thực vật
Bỉnh thường khi chúng ta chuyển từ thức sang giai đoạn mơ màng và ngủ say, hệ thần kinh phó giao cảm tăng hoạt động và hệ thần kinh giao cảm giảm xuống. Phức hợp Boetzinger ở hành não khởi đầu nhịp để làm nhịp thở chậm lại và đều đặn giúp cho việc trao đổi khí bình thường. Khi giấc ngủ chuyển từ giai đoạn 1 của NREM sang giai đoạn sâu hơn là giai đoạn 2 và 3 của NREM, hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm còn tăng lên nhiều hơn nữa. Kết quả là giảm nhịp tim, huyết áp và cung lượng tim. Cùng lúc đó, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giảm xuống, dẫn đến giảm kháng trở ở mạch máu ngoại vi và giảm huyết áp động mạch. Huyết áp ở giai đoạn này thường thấp hơn 10–20% huyết áp khi thức. Nhịp tim cũng xuống mức thấp nhất của nó ở giai đoạn 3 NREM. Vì lý do đó mà giấc ngủ ở giai đoạn NREM được xem là một tình trạng chiếm ưu thế của hệ phó giao cảm, cân bằng tự động và hồi phục các chuyển hóa.
Vậy tại sao rối loạn hệ thần kinh thực vật lại gây mất ngủ?
Khi có sự bất ổn ở bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ làm tăng hoạt tính của hệ giao cảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Nếu tình trạng tăng hoạt của hệ thần kinh giao cảm này thường xuyên xảy ra, chúng sẽ làm bạn thường xuyên ở trạng thái thức tỉnh và gây ra chứng mất ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách đối phó với mất ngủ
Điều quan trọng nhất là bạn phải có những hành động nghiêm khắc với bản thân để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sẽ không dễ dàng gì để giải quyết tình trạng này, bạn cần phải ý chí mạnh mẽ, quyết đoán và thực hiện đều đặn hàng ngày.
Liệu pháp hạn chế giấc ngủ
Những người mắc chứng mất ngủ thường dành quá nhiều thời gian nằm trên giường cho việc cố gắng ngủ. Họ có thể sẽ thấy hữu ích khi làm theo chương trình hạn chế giấc ngủ dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về giấc ngủ. Hạn chế giấc ngủ là một cách điều trị hành vi giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ bằng cách hạn chế thời gian ngủ của bản thân. Mục đích của cách điều trị này là giúp bạn ngủ liên tục và rời giường ngủ vào một giờ nhất định. Theo cách làm này bạn sẽ đi ngủ trễ hơn hoặc dậy sớm hơn và từ từ tăng giờ ngủ của mình lên đến khi bạn có thể ngủ một cách bình thường cả đêm.
Quy tắc của liệu pháp hạn chế giấc ngủ thường bao gồm:
- Bạn chỉ được phép ở trên giường trong một khoảng thời gian mà bạn nghĩ bạn cần ngủ mỗi đêm cộng thêm 15 phút. Ví dụ bạn ngủ chỉ 5 tiếng mỗi đêm, vậy bạn sẽ được nằm trên giường trong 5 tiếng 15 phút. Không được ngủ cả ngày đâu đấy!
- Bạn tuyệt đối phải dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Bạn phải ra khỏi giường được vào mỗi sáng, uống thuốc cử sáng và một li nước, bạn có thể ăn nhẹ một thức ăn nào đó, dựa người vào ghế sô-pha hoặc một cái ghế tựa cho đến khi bạn cảm thấy tỉnh táo. Hãy nhớ là đừng quay lại giường ngủ tiếp nhé!
- Bạn không thể chợp mắt vào ban ngày.
- Khi bạn ngủ khoảng 85% thời gian được ở trên giường, bạn có thể tăng thời gian đó lên bằng cách đi ngủ sớm hơn 15 phút. (Bạn vẫn phải dậy vào cùng thời gian mỗi ngày. Không có bất kỳ ngoại lệ nào cho quy tắc này)
- Bạn lặp lại quá trình này cho đến khi bạn ngủ được 8 tiếng hoặc đủ thời gian mà bác sĩ khuyên bạn mỗi ngày.
Quá trình này cần thực hiện từ 3 đến 4 tuần mới có hiệu quả.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
- Những mẹo cải thiện giấc ngủ:
- Chỉ sử dụng giường vào thời gian ngủ. Tránh xa các hoạt động khác khi bạn lên giường ngủ như sử dụng máy tính, điện thoại hay xem tivi. Dần dần cơ thể bạn sẽ tạo mối liên hệ giữa giường và giờ ngủ.
- Đi ngủ và thức dậy cùng một thời gian. Cho đến khi thời gian để ngủ của bạn giống nhau mỗi đêm, việc thức dậy vào buổi sáng sẽ rất khó nhưng bạn cần phải cố gắng thực hiện.
- Không chợp mắt giữa ban ngày.
- Tránh sử dụng cà phê, rượu bia và thuốc lá.
- Trang trí phòng ngủ của bạn theo tông tối và thoáng mát. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ là khoảng 16 – 18 độ.
- Dựa vào một nghiên cứu được trình bày vào năm 2011, việc làm mát não bộ có thể giảm thời gian mà những người mất ngủ phải lăn lộn để cố gắng ngủ và kéo dài thời gian ngủ. Vì vậy bạn có thể thử đặt một túi đá dưới gối hoặc dưới cổ.
- Nếu bạn không thể ngủ trong 20 phút hoặc không cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể đọc tạp chí hoặc sách báo cho đến khi bạn thấy buồn ngủ. Sau đó hãy thử quay lại giường và ngủ. Tránh đọc những quyển sách có nội dung hấp dẫn vì nó sẽ làm bạn bị cuốn vào nội dung và muốn đọc tiếp. Bạn cũng cần tránh những hoạt động gây kích thích, ánh sáng và màn hình máy tính trong thời gian này.
Bạn có thể tham khảo thêm: Điều trị bệnh mất ngủ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi