Ợ hơi, chướng bụng và xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Ợ hơi, chướng bụng và xì hơi là những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, hơi trong đường ruột là một chủ đề khá nhạy cảm, do đó người ta thường ngại than phiền khi có vấn đề về hơi trong đường ruột. Bài viết có thể sẽ giúp đỡ được cho bạn.
Để tư vấn khám và điều trị, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
1. Ợ hơi, chượng bụng, xì hơi xảy ra khi nào
2. Ợ hơi, chượng bụng, xì hơi là gì
3. Vì sao bị ợ hơi, chượng bụng, xì hơi
4. Yếu tố nguy cơ bị ợ hơi, chượng bụng, xì hơi
6. Điều trị ợ hơi, chượng bụng, xì hơi
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Tiêu Hoá Hello Doctor
1. Ợ hơi, chướng bụng, xì hơi xảy ra khi nào?
Hơi tích tụ có thể gây ra cảm giác chướng bụng, ợ hơi, đau quặn bụng, và xì hơi (đánh rắm). Các triệu chứng này thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và được giải quyết bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi. Độ nặng của triệu chứng sẽ thay đổi và phụ thuộc nhiều vào độ nhạy cảm của đường tiêu hóa mỗi người. Một số người có thể cảm thấy khó chịu ngay cả với một mức hơi bình thường và có thể phát triển thành các triệu chứng trên.
2. Ợ hơi, chướng bụng và xì hơi là gì?
Ợ hơi (tên tiếng Anh là Belching) là một quá trình bình thường và là kết quả từ việc không khí tích tụ trong dạ dày. Lượng không khí này có thể bị ợ ngược trở lên hoặc có thể tiếp tục đi qua dạ dày vào ruột non và sau đó được truyền qua trực tràng (xì hơi).
Chướng bụng (tên tiếng Anh là Bloating) là nói đến cảm giác đầy ở vùng bụng trên. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ khí và thực phẩm trong dạ dày. Có một số bệnh nhân trải qua triệu chứng này chỉ với một lượng khí bình thường trong dạ dày.
Xì hơi (tên tiếng Anh là Flatulence) là nói đến việc khí đi qua trực tràng. Khí này nói chung là sự kết hợp của không khí nuốt vào và khí được sinh ra do hoạt động của vi khuẩn trong đại tràng sinh ra từ hoạt động lên men các carbohydrate mà không tiêu hóa được.
Hơi tích tụ ở phần trên bên phải đại tràng có thể dẫn đến cảm giác đau tương tự như đau do sỏi túi mật. Hơi tích tụ ở phần trên bên trái đại tràng trái có thể lan lên đến ngực và gây cảm giác tương tự như đau do tim.
3. Vì sao chúng ta bị ợ hơi, chướng bụng và xì hơi?
Chúng ta đều nuốt không khí trong quá trình ăn. Một vài trường hợp có thể bị nuốt quá mức do mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su. Uống nhiều thức uống có gas như soda hoặc bia cũng có thể tạo ra lượng khí dư cho dạ dày. Ngoài ra, những người gặp lo lắng có thể nuốt không khí quá mức. Ghép hàm giả không khớp và bệnh viêm mũi chảy nước cũng có thể gây nuốt không khí thừa. Kết quả là, một lượng khí đáng kể có thể đi vào dạ dày và ruột non trong vòng 24 giờ và có thể dẫn đến chứng ợ hơi, chướng bụng hoặc xì hơi.
Một số carbohydrate không thể tiêu hóa được bởi các enzyme trong ruột non và đi đến đại tràng nơi mà các vi khuẩn sẽ chuyển hóa chúng thành khí H2 và khí CO2. Ví dụ, các thức ăn như cám, bắp cải, bông cải trắng, bông cải xanh, và đậu. Chúng có thể gây ra tình trạng xì hơi quá mức ở một số bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân trải qua chứng đau quặn bụng, chướng bụng và xì hơi khi ăn sữa, một số phô mát hoặc kem bởi vì họ thiếu enzyme (lactase) cần thiết để tiêu hóa đường sữa (lactose). Tình trạng này, được gọi là sự không dung nạp lactose.
Một nguyên nhân khác của chứng chướng bụng và phình to bụng được gọi là sự tăng trưởng của vi khuẩn. Đó không phải là bệnh nhiễm trùng, nhưng xảy ra khi lượng lợi khuẩn bình thường trong ruột non tăng lên quá nhiều. Điều này dẫn đến gia tăng sản xuất khí trong ruột non góp phần vào các triệu chứng trên. Cuối cùng, chứng táo bón cũng có thể đóng góp vào gây cảm giác chướng bụng và phình to bụng.
4. Yếu tố nguy cơ khiến bạn bị ợ hơi, chướng bụng và xì hơi
Như đã đề cập ở trên: nuốt không khí quá mức, một số thực phẩm nhất định và đồ uống có gas có đóng góp đáng kể vào chứng ợ hơi và xì hơi. Một số bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích (IBS) dường như nhạy cảm chỉ với lượng mức hơi bình thường trong đường ruột hoặc chỉ tăng lên một chút là đã có thể dẫn đến chứng đau quặn bụng. Bệnh nhân có thay đổi về giải phẫu do phẫu thuật hoặc những người mắc các bệnh thấp khớp có thể có nguy cơ gia tăng sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non dẫn đến ợ hơi, chướng bụng hoặc xì hơi.
Một số bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ đã có một hoặc nhiều lần mang thai, trải qua việc bụng phình to ra khi đứng thẳng. Điều này thường được cho là tích tụ khí. Tuy nhiên, nếu sự phình to đó không xảy ra khi bệnh nhân nằm, thì có thể giải thích là các cơ bụng yếu (các cơ bụng kéo dài từ khung xương sườn dưới đến xương chậu ở hai bên rốn) do cơ bị kéo dãn và mất trương lực cơ xảy ra trong thai kỳ.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Tuy ợ hơi, chướng bụng và xì hơi là những triệu chứng rất phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi những triệu này xảy ra thường xuyên hoặc đi kèm những triệu chứng như đau bụng thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây ra các tình trạng của mình.
6. Các phương pháp điều trị triệu chứng ợ hơi, chướng bụng và xì hơi
Chẩn đoán
Những bệnh nhân mắc chứng ợ nóng và rối loạn dạ dày có thể nuốt không khí để giảm đau. Chẩn đoán trào ngược thực quản hoặc viêm dạ dày nên được loại trừ bằng phim X quang hoặc nội soi (kiểm tra thực quản và dạ dày với một ống mềm trong khi bệnh nhân ngồi yên).
Bụng phình to ra khi đứng thẳng nhưng không phình ra khi nằm là dấu hiệu của cơ bụng yếu. Nếu nghi ngờ có chứng không dung nạp lactose, sữa có thể bị loại bỏ khỏi chế độ ăn uống và tiếp tục quan sát các triệu chứng. Tuy nhiên cũng có thể dùng test hơi thở có khí hydro để đánh giá, lactose được dùng qua đường uống và khí hydro sẽ đo được qua hơi thở ở những người có chứng không dung nạp lactose. Chảy nước dịch sau mũi do các vấn đề về xoang có thể gây nuốt không khí và cần được xem xét. Nếu có nghi ngờ tăng trưởng lợi khuẩn, bác sĩ cũng có thể kiểm tra bằng test hơi thở có khí hydro.
Xét nghiệm máu thường không hữu ích đối với các vấn đề về khí, nhưng có thể hữu ích cho bệnh Celiac. Việc hấp thu yếu các loại thức ăn như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen có thể dẫn đến tình trạng xì hơi quá mức.
Bệnh nhân than phiền về số lần hơi được tống ra quá nhiều có thể yêu cầu họ làm một quyển nhật ký theo dõi trong ba ngày. Thời gian hơi được tống ra khi nào và thức ăn ở mỗi bữa ăn cần được ghi lại. Sau đó số lần tống hơi đã được ghi nhận đó sẽ được so sánh với tần số xì hơi bình thường được ghi nhận ở những người bình thường.
Điều trị
Bệnh nhân nên loại bỏ các loại đồ uống có gas như soda và bia. Nên tránh Các thức ăn như bông cải trắng, bông cải xanh, bắp cải, đậu, sữa và các thực phẩm từ sữa. Sữa lactaid hoặc sữa không chứa lactose sữa như đậu nành hoặc sữa hạnh nhân có thể được sử dụng thay thế để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Bạn cũng nên tránh nhai kẹo cao su, mút kẹo, ăn kẹo dẻo ngọt và kẹo cứng có mannitol hoặc sorbitol làm chất làm ngọt vì chúng có thể gây xì hơi. Để đảm bảo rằng chỉ những loại thức ăn gây ra những triệu chứng trên bị loại bỏ mà không làm giới hạn quá mức chế độ ăn uống của mình, bệnh nhân nên loại bỏ các loại thực phẩm từ từ từng món một và duy trì một cuốn nhật ký triệu chứng cho mình.
Nếu tình trạng khiến bạn cảm thấy khó chịu, hay mất tự tin bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thêm về chế độ ăn cũng như chỉ định một số thuốc làm giảm tình trạng sinh hơi hay giảm nhu động ruột.
Những người có IBS cũng có thể sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng "đau do khí" bằng cách sử dụng thuốc chống co thắt đặt dưới lưỡi.
Một số bệnh nhân có tăng quá mức vi khuẩn có thể được cải thiện từ việc bằng cách sử dụng kháng sinh thường xuyên để giảm số lượng vi khuẩn trong ruột non, nhờ vậy làm giảm sản xuất khí.
Lưu ý rằng: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Nếu trong trường hợp cơ bụng yếu làm khoang ổ bụng to ra, dễ tụ khí gây chướng bụng thì các bài tập căng cơ bụng có thể sẽ hữu ích, biện pháp này không hiệu quả với các bệnh nhân từ trung niên trở lên.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm với các phương pháp ăn kiêng đã nêu ở trên, cần tìm sự trợ giúp y tế để đảm bảo rằng không có bất thường tiềm ẩn nào khác.
Để khám và điều trị, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi