Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, một người chỉ được đánh giá là bị mắc bệnh mệt mỏi mạn tính khi tình trạng này kéo dài hơn 6 tháng.
Liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí theo số 0886006167 để được chuẩn đoán và điều trị.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
- Mệt mỏi là bệnh gì
- Một số dạng mệt mỏi thường gặp
- Dấu hiệu và triệu chứng gợi ý
- Nguyên nhân gây mỏi mệt
- Phương pháp phòng tránh mệt mỏi
1. Mệt mỏi là gì? Khi nào mệt mỏi thành bệnh?
Mệt mỏi được mô tả là tình trạng một người có cảm giác thiếu năng lượng và động lực (cả về thể chất lẫn tinh thần). Đây là một triệu chứng và không phải là một căn bệnh. Điều này khác với buồn ngủ, một thuật ngữ mô tả sự cần thiết phải ngủ. Nhiều người có thể xảy ra cả 2 triệu chứng này. Ngoài buồn ngủ, các triệu chứng khác có thể bị nhầm lẫn với mệt mỏi bao gồm khó thở khi hoạt động hay yếu cơ. Một lần nữa, tất cả các triệu chứng này có thể xảy ra cùng một lúc.
Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ rằng mệt mỏi là một phản ứng bình thường đối với hoạt động thể chất và tinh thần. Mệt mỏi xảy ra ở hầu hết mọi người và nó nhanh chóng giảm bớt (thường là trong vài giờ đến khoảng một ngày) bằng cách nghỉ ngơi.
Nhiều bệnh tật có thể dẫn đến sự mệt mỏi và chúng có thể là thể chất, tâm lý, hoặc kết hợp cả hai. Thông thường, các triệu chứng mệt mỏi khởi phát dần dần và người đó không phát hiện ra cho đến khi họ nhận thấy rõ ràng sự khác biệt. Họ có thể cho rằng sự mệt mỏi của họ là do lão hóa và bỏ qua các triệu chứng. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc.
Những người bị mệt mỏi thường có 3 mô tả về tình trạng của mình; tuy nhiên nó có thể khác nhau ở mỗi người:
- Có thể thiếu động lực hoặc khả năng bắt đầu một hoạt động
- Nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi sau khi bắt đầu hoạt động
- Người bị mệt mỏi về tinh thần hoặc khó tập trung để bắt đầu hoặc hoàn thành một hoạt động.
Trong khi mệt mỏi có thể kéo dài trong một thời gian dài có thể gây mệt mỏi mạn tính. Mệt mỏi mạn tính được chẩn đoán khi có dấu hiệu mệt mỏi ít nhất 6 tháng đồng thời có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau đây:
- Mệt mỏi
- Giảm trí nhớ hoặc thiếu tập trung
- Viêm họng
- Các hạch bạch huyết sưng to ở cổ hoặc nách
- Đau cơ hoặc đau khớp không rõ nguyên nhân
- Nhức đầu
- Giấc ngủ không ngon
- Tình trạng kiệt sức cực kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập luyện thể chất hoặc tinh thần
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Một số dạng mệt mỏi thường gặp
Mệt mỏi ở phụ nữ có thai
Phụ nữ trong thai kỳ thường bị mệt mỏi, một số phụ nữ có thể không cảm thấy gì, nhưngvới một số khác thì mệt mỏi có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai. Mệt mỏi thường xuất hiện trong 3 tháng đầu mang thai, giảm bớt ở 3 tháng giữa và thường trở lại ở 3 tháng cuối.
Trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, những thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân của sự mệt mỏi. Cơ thể của bạn tạo ra nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng cho em bé đang phát triển. Lượng đường trong máu và huyết áp cũng thấp hơn. Tăng hormone progesterone khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Ngoài những thay đổi thể chất xảy ra trong cơ thể, những thay đổi về cảm xúc có thể góp phần làm triệu chứng mệt mỏi trở trầm trọng hơn. Cho dù mang thai được lên kế hoạch hoặc không có kế hoạch, người mẹ có thể cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe của cả bản thân và em bé, thậm chí là có những cảm xúc mâu thuẫn khi mang thai. Điều quan trọng là phải hiểu rằng cảm xúc đóng một phần trong cách bạn cảm thấy thay đổi về thể chất và tất cả những điều này là một phần tự nhiên và bình thường của thai kỳ.
Trong 3 tháng giữa thời kỳ mang thai, cơ thể ổn định hơn và người mẹ có thế cảm thấy bớt mỏi mệt, thậm chí thấy như trước khi mang thai. Nhiều phụ nữ tận dụng thời gian này trong thời kỳ mang thai để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, vì mức năng lượng có thể sẽ giảm trở lại trong 3 tháng cuối. Điều này thường được gọi là "Tam cá nguyệt hạnh phúc".
Vào cuối thai kỳ, rất có thể người mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi lần nữa. Tại thời điểm này, người mẹ sẽ mang thêm cân nặng từ em bé, có thể gặp khó khăn khi ngủ và thường xuyên đi tiểu thường xuyên hơn.
Mệt mỏi ở người cao tuổi
Mệt mỏi thường được coi là triệu chứng chứ không phải là tình trạng bệnh lý và khác với lú lẫn và buồn ngủ quá mức. Nhiều bệnh nhân lớn tuổi nhầm lẫn những triệu chứng này, khiến cho các bác sĩ của họ khó có thể phân biệt được liệu họ điều họ đang trải qua có thật sự là mệt mỏi và cần can thiệp hay không. Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị giảm một số hormone cũng như bị bệnh mãn tính, khiến họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
Mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến người cao tuổi ở một số cấp độ. Họ gặp phải vấn đề trong việc hoàn thành các hoạt động bình thường, cần thời gian nghỉ ngơi lâu dài, có nguy cơ bị té ngã và gặp khó khăn trong việc điều phối hoạt động. Về mặt tinh thần, các triệu chứng có thể ở dạng thiếu tỉnh táo, giảm tập trung và hay bị quên. Những người bị mệt mỏi cảm thấy khó chịu và nhanh chóng tức giận hơn, trầm cảm hơn và cô lập hơn.
Ở người già, mệt mỏi có thể do nhiều vấn đề cơ bản gây ra. Nói chung, sự mệt mỏi xảy ra khi sự trao đổi chất của cơ thể, cung cấp oxy, mức độ hormone, hoặc trạng thái tinh thần và cảm xúc bị gián đoạn. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm trầm cảm, các vấn đề về lưu thông máu, chức năng hô hấp bị suy giảm (ví dụ,viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), mất cân bằng nội tiết tố như suy giáp, suy dinh dưỡng và các vấn đề chuyển hóa như đái tháo đường, hội chứng Cushing,...
Mệt mỏi ở tuổi thanh thiếu niên
Cuộc sống hiện đại - trường học, thể thao, và sự xao lãng do các thiết bị công nghệ điện tử, từ điện thoại di động đến máy tính – khiến cho thanh thiếu niên bị ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Hiện tượng rối loạn hormone và chế độ sinh hoạt có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời áp lực từ việc học tập cũng như các mối quan hệ xã hội có thể khiến cho tình trạng mệt mỏi càng trở nên trầm trọng.
Mệt mỏi ở người mắc bệnh HIV
Bệnh HIV/AIDS nhắm vào hệ miễn dịch. Điều này dẫn đến hệ miễn dịch không thể loại bỏ virus. HIV sử dụng các tế bào T đó để tạo ra các bản sao của chính nó. Một người sống chung với HIV có thể bị mệt mỏi trực tiếp liên quan đến siêu vi khuẩn này. Sự hiện diện đơn giản của nhiễm trùng có thể góp phần gây mệt mỏi khi cơ thể sử dụng năng lượng cố gắng chống lại nhiễm trùng. Virus này cũng sử dụng năng lượng từ các tế bào T khi nó tạo ra các bản sao của chính nó. Mệt mỏi cũng có thể liên quan gián tiếp thông qua phiền muộn, mất ngủ, tác dụng phụ của thvốc chống HIV, ...
Để hiểu cụ thể hơn về bệnh HIV, bạn có thể Click tại đây để xem thêm thông tin.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng gợi ý tình trạng mệt mỏi bệnh lý
Mệt mỏi là một triệu chứng được mô tả chủ quan của người bệnh theo nhiều cách: yếu, thiếu năng lượng, chán nản, không có động lực, ... Ngoài ra, mệt mỏi có thể đi kèm với một số triệu chứng như:
- Đau nhức cơ bắp
- Sự thờ ơ và thiếu động lực
- Buồn ngủ ban ngày
- Khó tập trung hoặc học các nhiệm vụ mới
- Các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, táo bón và tiêu chảy
- Đau đầu
- Khó chịu và ủ rũ
- Thời gian phản hồi chậm
- Giảm thị lực
- Giảm ham muốn tình dục
- Ê ẩm toàn thân
- Giảm trí nhớ
- Hoa mắt chóng mặt
- Gầy sút
- Hay cáu gắt
- Lo lắng
- Chán ăn
- Buồn ngủ nhiều
- Run tay chân
Từ dấu hiệu mệt mỏi và các triệu chứng đi kèm sẽ gợi ý những nguyên nhân gây nên. Ví dụ:
- Cá nhân bị bệnh tim, bệnh phổi hoặc thiếu máu có thể phàn nàn về sự khó thở hoặc mệt mỏi một cách dễ dàng với hoạt động tối thiểu.
- Những người mắc bệnh tiểu đường có thể phàn nàn về vấn đề đi tiểu quá nhiều, luôn cảm thấy đói, khát nước quá mức, hoặc thay đổi thị lực.
- Những người bị suy giáp cũng có thể có các triệu chứng cảm thấy lạnh, da khô và tóc dễ gẫy rụng
- Mệt mỏi kèm chán ăn, buồn nôn, sút cân gợi ý bệnh lý: suy tuyến thượng thận, thiếu máu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ ...
- Mệt mỏi kèm đau bụng dưới, đau lưng ở phụ nữa độ tuổi sinh đẻ có thể gợi ý bạn đang mang thai
- Mệt mỏi sau khi quan hệ vài ngày có thể do mang thai hoặc do quá sức trong khi quan hệ hoặc bị cảm lạnh sau khi quan hệ, ...
- Cảm giác mệt mỏi, hay cáu gắt, nổi nóng, không thích nơi đông người, không thích ai nói nhiều, chỉ muốn ở một mình gợi ý các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh, ...
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Nguyên nhân gây ra mỏi mệt
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mỏi mệt. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi:
Rối loạn nội tiết, chuyển hóa
- Thiếu máu
- Suy giáp
- Đái tháo đường
- Rối loạn điện giải gặp trong các bệnh lý về gan, thận, hội chứng cushing, ...
Nhiễm trùng
- Nhiễm vi khuẩn: viêm phổi, viêm họng, viêm nhiễm đường tiết niệu,...
- Nhiễm virus: cảm cúm, HIV, viêm gan B,...
- Nhiễm kí sinh trùng: sán lá gan, giun đũa, giun móc, giun kim, ...
Các bệnh lý về hô hấp tuần hoàn
- Suy tim
- Bệnh mạch vành
- Bệnh tim và van tim
- COPD
- Hen phế quản
- Viêm phổi
Do tác dụng phụ của thuốc
- Thvốc chống trầm cảm
- Thvốc an thần
- Thuốc hạ huyết áp
Sức khỏe tâm thần
- Trầm cảm (xem thêm thông tin Tại đây)
- Rối loạn lo âu (xem thêm thông tin Tại đây)
- Tự kỷ
- Tâm thần phân liệt
- Lạm dụng rượu bia
- Rối loạn ăn uống
- Rối loạn giấc ngủ gặp trong trào ngược dạ dày thực quản, chứng mất ngủ, chứng ngủ rũ, mang thai, ...
Vấn đề dinh dưỡng
- Thiếu vitamin B12
- Thiếu vitamin D
- Thiếu axit folic
- Thiếu sắt
Ngoài ra còn một số bệnh khác như:
- Ung thư
- Thấp khớp: viêm khớp dạng thấp, lupus
- Nhược cơ
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính
- Béo phì
- Hóa xạ trị trong điều trị
Như bạn thấy mệt mỏi có rất nhiều nguyên nhân. Để xác định nguyên nhân chính xác và có nên đi khám bác sĩ không? bạn có thể liên hệ đến số phòng khám tư vấn miễn phí qua điện thoại: 1900 1246
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp phòng tránh mệt mỏi
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
- Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một lúc mỗi ngày, ngay cả vào những ngày nghỉ.
- Đặt nhiệt độ phòng ngủ ở mức thoải mái.
- Đảm bảo căn phòng tối và yên tĩnh.
- Tránh thời gian sử dụng màn hình một giờ trước khi ngủ, vì ánh sáng và âm thanh từ TV hoặc màn hình máy tính có thể kích thích hoạt động của não, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh ăn trong vòng 90 phút hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Tắm nước ấm hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí của mình trước những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ.
Thói quen ăn uống
- Ăn các bữa ăn nhỏ.
- Ăn đồ ăn nhẹ có ít đường.
- Tránh thức ăn vặt và theo một chế độ ăn uống cân bằng.
- Tiêu thụ nhiều trái cây tươi và rau quả.
- Hạn chế đồ uống có cồn và caffein. Tránh cà phê vào buổi chiều và buổi tối.
Ngoài ra, bạn cần:
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Chế độ nghỉ ngơi làm việc hợp lý
Hãy cùng bác sĩ tham khảo thêm về việc làm sao để hết mệt mỏi?
Nếu việc mệt mỏi kéo dài hơn 1 tuần ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc bạn cần có thêm lời khuyên của bác sĩ. Liên hệ với bác sĩ ngay để chuẩn đoán bệnh theo số 1900 1246
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Dạo này tôi hay cảm thấy mỏi mệt, đuối sức, cảm giác không có tí sức nào như người sắp chết. Tôi mới bị viêm đường tiết niệu và vẫn đang uống thuốc điều trị, mỗi lần uống thuốc xong là tôi rất mệt, như bị sập nguồn vậy. Tôi đã làm siêu âm xét nghiệm máu mọi thứ vẫn bình thường. Xin bác sỹ tư vấn giúp tôi trường hợp này phải làm thế nào ạ? À tôi cũng đang bị đa nhân tuyến giáp thùy trái, không biết có phải là nguyên nhân khiến mệt mỏi không?