Ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ với các biểu hiện như buồn ngủ vào ban ngày, thường xuyên ngủ gật, khó khăn để tỉnh táo,... Bệnh ngủ rũ gây ra những tác động xấu đến cuộc sống của người bệnh.
2. Triệu chứng của chứng ngủ rũ
3. Nguyên nhân gây ra chứng ngủ rũ
1. Bệnh ngủ rũ là gì?
Chứng ngủ rũ (tên tiếng Anh là Narcolepsy) là một rối loạn giấc ngủ mạn tính, đặc trưng bởi việc buồn ngủ quá độ vào ban ngày và ngủ gật đột ngột. Những người mắc chứng ngủ rũ thường khó tỉnh táo được trong khoảng thời gian dài bất kể trường hợp nào. Chứng ngủ rũ có thể gây ra nhiều phiền toái nghiêm trọng cho cuộc sống hàng ngày của bạn.
Đôi khi chứng ngủ rũ còn đi kèm với sự mất kiểm soát đột ngột hoạt động của các cơ. Việc này thường được gây ra bởi một cảm xúc mãnh liệt, thường gặp là do cười nhiều.
Chứng ngủ rũ là một bệnh mạn tính và hiện nay vẫn chưa có cách điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh với bác sĩ và thay đổi tích cực trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bạn cần thêm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên để đối phó với chứng ngủ rũ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ngủ rũ
Các triệu chứng của chứng ngủ rũ thường bắt đầu xuất hiện từ năm 10 tuổi tới năm 25 tuổi. Chúng có thể nặng dần lên trong vài năm đầu sau đó kéo dài cả đời. Các triệu chứng đó bao gồm:
Ngủ nhiều vào ban ngày: những người mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu và không đoán trước được.
Sự đề phòng của bản thân người bệnh bị giảm xuống trong ngày. Ngủ nhiều vào ban ngày thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và thường gây rắc rối nhiều nhất, làm người bệnh khó tập trung và không thể làm việc hiệu quả.
Mất trương lực cơ đột ngột: tình trạng này có thể gây ra các thay đổi về mặt thể chất, từ nói lắp đến yếu hoàn toàn các cơ và có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút.
Mất trương lực cơ không thể kiểm soát được và được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt, thường là những cảm xúc tích cực như cười đùa hoặc phấn khích, đôi khi là sự sợ hãi, bất ngờ hoặc giận dữ.
Vài người mắc chứng ngủ rũ bị mất trương lực cơ chỉ một hoặc hai lần trong một năm, trong khi những người khác có nhiều lần mất trương lực cơ trong một ngày. Tuy nhiên không phải ai mắc chứng ngủ rũ đều bị mất trương lực cơ.
Bóng đè: những người mắc chứng ngủ rũ thường bị mất tạm thời khả năng di chuyển hoặc nói trong khi ngủ, lúc mới dậy. Những cảnh này thường diễn ra rất ngắn (vài giây hoặc vài phút) nhưng lại rất đáng sợ. Người bệnh có thể nhận thức được tình trạng này và nhớ lại nó sau đó, ngay cả khi không thể kiểm soát được chuyện đang xảy ra với mình.
Tình trạng bóng đè là một kiểu liệt tạm thời thường xảy ra trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep), đó là khoảng thời gian mà đa số giấc mơ lúc ngủ xảy ra. Việc bất động tạm thời trong giấc ngủ mắt chuyển động nhanh có thể ngăn cơ thể người bệnh thực hiện các hoạt động trong giấc mơ.
Tuy nhiên không phải ai bị bóng đè cũng đều mắc chứng ngủ rũ. Nhiều người không có chứng ngủ rũ từng trải qua vài lần bị bóng đè, nhất là khi còn nhỏ.
Ảo giác: những ảo giác mà người bệnh gặp phải gọi là ảo giác lúc ngủ nếu chúng xảy ra khi ngủ và ảo giác lúc thức nếu chúng xuất hiện khi người bệnh đang thức thức. Chúng có thể rất rõ ràng và đáng sợ vì người bệnh trải nghiệm giấc mơ của mình như thật.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các đặc điểm khác
Những người mắc chứng ngủ rũ có thể mắc các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngưng thở khi ngủ, đó là tình trạng người bệnh thở và bắt đầu ngưng khi ngủ suốt đêm, hoặc hội chứng chân không yên, thậm chí là mất ngủ. Những người mắc chứng ngủ rũ còn có thể thực hiện giấc mơ của họ bằng cách đập tay, đá chân hoặc la hét.
Một vài hoạt động lúc ngủ diễn ra ngắn trong vòng vài giây. Vài người mắc chứng ngủ rũ có những hành vi tự động trong các chuỗi hoạt động ngắn gọn này. Ví dụ bạn có thể ngủ gật khi đang thực hiện những công việc bạn làm hàng ngày như viết lách, gõ máy tính hoặc lái xe và bạn tiếp tục thực hiện nó khi đang ngủ. Khi bạn thức dậy, bạn không thể nhớ được bạn đã làm gì.
Lưu ý rằng: Các triệu chứng của bệnh ngủ rũ sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn và sẽ không tự mất đi. Chính vì vậy tốt nhất bạn nên đi điều trị bệnh sớm để có thể khắc phục các triệu chứng này.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
3. Nguyên nhân gây ra bệnh ngủ rũ
Nguyên nhân chính xác gây ra chứng ngủ rũ vẫn chưa được tìm ra. Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hầu hết những người mắc chứng ngủ rũ có nồng độ chất hypocretin thấp. Hypocretin là một chất hóa học quan trọng ở não bạn giúp bạn điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep).
Ở những người mắc chứng ngủ rũ, nồng độ hypocretin của họ rất thấp. Nguyên nhân chính xác làm mất các tế bào sản xuất chất hypocretin vẫn chưa được xác định, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng đó là do phản ứng miễn dịch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự liên quan giữa việc tiếp xúc với virus H1N1 và một loại vaccine H1N1 nhất định đang lưu hành ở châu Âu. Hiện tại người ta vẫn chưa biết được có phải virus trực tiếp kích hoạt chứng ngủ rũ hay việc tiếp xúc với virus làm gia tăng khả năng mắc chứng ngủ rũ hay không. Trong một vài trường hợp, gen di truyền đóng vai trò quan trọng.
Sự khác biệt giữa thói quen đi ngủ bình thường và chứng ngủ rũ
Quá trình ngủ bình thường bắt đầu bằng giai đoạn gọi là giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM sleep). Suốt giai đoạn này, sóng não của bạn chậm lại đáng kể. Sau khoảng một giờ hoặc hơn của giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh, hoạt động của não bạn thay đổi và giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) bắt đầu. Hầu hết các giấc mơ xảy ra trong giai đoạn này.
Ở chứng ngủ rũ, bạn có thể đột ngột bước vào giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) mà không trải qua giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh (NREM sleep), cả hai đều diễn ra vào đêm và ban ngày. Một vài tính chất của giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) như mất trương lực cơ, bóng đè và ảo giác xảy ra lúc những người mắc chứng ngủ rũ đang tỉnh hoặc ngủ gục.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Tác hại của bệnh ngủ rũ
Chứng ngủ rũ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh:
- Gây ra sự hiểu nhầm
Chứng ngủ rũ có thể gây ra các vấn đề trầm trọng với sự chuyên nghiệp và nhân cách của người bệnh. Những người khác có thể thấy họ là người lười biếng. Hiệu suất học tập hoặc làm việc của người bệnh có thể bị giảm xuống.
- Ảnh hưởng tới các mối quan hệ thân thiết
Ngủ rất nhiều có thể làm giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực và những người mắc chứng ngủ rũ có thể ngủ quên khi đang quan hệ tình dục. Các cảm xúc mãnh liệt như giận dữ hoặc hạnh phúc có thể kích hoạt một vài triệu chứng của chứng ngủ rũ như mất trương lực cơ, làm ảnh hưởng tới những người khác.
- Gây hại tới thể chất
Cơn buồn ngủ có thể làm hại sức khỏe của những người mắc chứng ngủ rũ. Nguy cơ gặp tai nạn giao thông ở những người này tăng lên khi họ bất ngờ ngủ gục khi lái xe. Bạn cũng có thể bị đứt tay và phỏng nếu ngủ gật khi đang nấu ăn.
- Béo phì
Những người mắc chứng ngủ rũ có xu hướng bị thừa cân. Số cân nặng tăng lên có thể có liên quan tới thuốc, sự thụ động, ăn nhiều, giảm hypocretin hoặc kết hợp các yếu tố trên lại.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu bạn đang có các dấu hiệu của bệnh ngủ rũ, bạn cần đi khám bác sĩ. Việc điều trị có thể sẽ phải kéo dài, nhưng nó giúp bạn khắc phục được những triệu chứng của bệnh ngủ rũ.
Nếu phát hiện thấy người thân của bạn có thể mắc phải căn bệnh này, hãy động viên họ đi khám và chữa trị. Trong trường hợp người bệnh không thể đi khám vì một số lý do, gia đình có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám từ xa với các bác sĩ giỏi của chúng tôi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh ngủ rũ
Chuẩn bị trước khi đi khám
Khi nghi ngờ mình mắc chứng ngủ rũ, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một vài thông tin giúp bạn chuẩn bị cho buổi khám bệnh:
- Vào lúc bạn đặt lịch hẹn khám, hãy hỏi xem bạn có cần kiêng cữ thứ gì trước khi đi khám không.
- Viết lại bất kì triệu chứng nào bạn đang trải qua.
- Viết lại các thông tin cá nhân cơ bản, bao gồm các việc gây căng thẳng và các thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn.
- Lập danh sách các thuốc, vitamin hoặc thuốc bổ mà bạn đang sử dụng.
- Nhờ một người thân trong gia đình hoặc một người bạn đi chung: đôi khi việc ghi nhớ tất cả thông tin được cung cấp trong buổi khám bệnh có thể rất khó thực hiện được. Hãy nhờ ai đó đi chung với bạn để giúp bạn ghi nhớ những thông tin mà bạn có thể bỏ qua hoặc quên mất.
- Viết lại các câu hỏi cần hỏi bác sĩ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chẩn đoán
Khi đi khám tại Hello Doctor, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán chứng ngủ rũ và xác định mức độ trầm trọng của nó bao gồm:
Lịch sử giấc ngủ: bác sĩ sẽ hỏi cặn kẽ về giấc ngủ của bạn, bao gồm điền vào thang giấc ngủ Epworth, trong đó sử dụng các câu hỏi ngắn để đánh giá mức độ buồn ngủ của bạn.
Ghi chép giấc ngủ: bạn có thể được yêu cầu ghi lại chi tiết thói quen đi ngủ của mình trong một hoặc hai tuần để bác sĩ có thể so sánh mối liên quan giữa thói quen đi ngủ và sự tỉnh táo.
Đa kí giấc ngủ: xét nghiệm này đo các tín hiệu trong suốt quá trình ngủ, sử dụng các điện cực gắn trên đầu của bạn. Nó sẽ đo điện não, điện tim, điện cơ và hoạt động của mắt. Nó cũng đo nhịp thở của bạn.
Kiểm tra giấc ngủ ngắn trong ngày: xét nghiệm này kiểm tra xem thời gian bạn đi vào giấc ngủ trong ngày là bao nhiêu. Bạn sẽ được yêu cầu ngủ 4 – 5 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng. Các chuyên gia sẽ quan sát thói quen đi ngủ của bạn. Những người mắc chứng ngủ rũ sẽ ngủ nhanh hơn và tiến vào giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) một cách nhanh chóng.
Các xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Các rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra ngủ ngày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Sau khi chẩn đoán được bệnh, các bác sĩ có thể sẽ đưa ra một số loại thuốc để giúp bạn điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh có những biện pháp trong cuộc sống để khắc phục triệu chứng của mình.
Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng của người bệnh mà đưa ra phương án điều trị thích hợp. Một số loại thuốc có thể sẽ được sử dụng. Cần mất một khoảng thời gian để thuốc có tác dụng. Bác sĩ cũng có thể điều chỉnh loại thuốc để phù hợp với bệnh nhân nhất.
Một số loại thuốc nhất định như thuốc dị ứng hoặc cảm cúm có thể gây buồn ngủ. Nếu bạn mắc chứng ngủ rũ, bác sĩ sẽ khuyên bạn tránh sử dụng những loại thuốc này.
Lưu ý đối với bệnh nhân:
- Nếu bạn đang có bệnh khác trong người như bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường (tiểu đường), hãy hỏi bác sĩ chúng tương tác như thế nào với các thuốc điều trị chứng ngủ rũ.
- KHÔNG tự ý sử dụng thuốc hay ngưng dùng thuốc.
- Khi có các phản ứng phụ cần báo ngay với bác sĩ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thay đổi lối sống và các biện pháp khắc phục
Việc thay đổi lối sống rất quan trọng để kiểm soát được các triệu chứng của chứng ngủ rũ. Bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn làm theo những điều sau:
- Theo sát thời gian biểu: đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, kể cả cuối tuần
- Nghỉ ngơi: hãy ngủ một giấc ngắn vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Ngủ khoảng 20 phút vào thời điểm đã định trong ngày có thể giúp bạn thư giãn và xoa dịu cảm giác buồn ngủ từ 1 tới 3 tiếng. Một vài người có thể cần ngủ dài hơn.
- Tránh sử dụng nicotine và rượu bia: sử dụng những chất này vào buổi tối có thể làm các triệu chứng của bạn tệ hơn
- Tập thể dục thường xuyên ít nhất 4 – 5 tiếng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngon.
Trong trường hợp chứng ngủ rũ của bạn không thể tự khắc phục và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, hãy đi khám bác sĩ để có được sự điều trị thích hợp và nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này. Liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để được tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
năm nay tôi 25 tuổi. tôi bị chứng khó ngủ về ban đêm,bị mắc chứng này từ lúc 8 tuổi.
tôi có thể ngủ bất cứ lúc nào vào ban ngày. chỉ cần 5p là có thể ngủ ngày lập tức.giấc ngủ dài nhất mà tôi từng thử ngủ 3 ngày 2 đêm.
ban ngày đầu óc tôi ko được tỉnh táo , ko ghi nhớ, đc ko tập trung và ban đêm thì ngược lại.
giấc ngủ ban đêm của tôi 97% thường nhìn thấy những người những thứ thuộc về thế giới tâm linh
gần đây tôi có tìm hiểu về Narcolepsy và Những triệu chứng của nó tôi thấy mình giống như thế.
cho tôi hỏi là này có thể chữa khỏi không và thời gian bảo lâu ạ .