Ngủ quá nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi là Phương, năm nay 40 tuổi. Khoảng 1 tháng nay tôi luôn cảm thấy buồn ngủ, kể cả ban ngày dù ban đêm tôi đã ngủ rất nhiều. Xin bác sĩ cho tôi biết tình trạng này của tôi có phải là đang bị bệnh không và tôi nên làm gì. Cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào bạn Phương, trước tiên, chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Sau đây, các bác sĩ của chúng tôi xin được cung cấp cho bạn một số thông tin về triệu chứng mà hiện nay bạn đang mắc phải đó là: NGỦ NHIỀU. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được chuẩn đoán và điều trị chính xác theo số 1900 1246. Chúng tôi kết hợp nhiều chuyên khoa sẽ đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
2. Miêu tả triệu chứng ngủ nhiều
3. Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Ngủ nhiều là gì?
Ngủ nhiều là tình trạng ngủ ngày quá mức hay ngủ đêm quá dài. Người mắc chứng ngủ nhiều hay gặp khó khăn trong việc tỉnh táo vào ban ngày. Những người ngủ nhiều có thể ngủ bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu như ở nơi làm việc hoặc khi đang lái xe. Họ cũng có thể gặp các vấn đề có liên quan tới giấc ngủ như thiếu năng lượng và không suy nghĩ kĩ càng được.
2. Biểu hiện của triệu chứng ngủ nhiều
Những người mắc chứng ngủ nhiều phải vật lộn với việc tỉnh táo cả ngày và thường phải đi ngủ nhiều lần trong ngày. Việc đi ngủ này có thể kéo dài hoặc ngay trong các thời điểm không thích hợp như trong buổi thảo luận hay trong bữa ăn, thậm chí khi đang lái xe và không làm giảm bớt cảm giác buồn ngủ.
Hầu hết những người ngủ nhiều thường ngủ đêm trên 10 tiếng và khó thức dậy vào buổi sáng vì họ cảm thấy rất buồn ngủ và bối rối không biết có nên dậy hay không.
Việc ngủ nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới công việc, các mối quan hệ và cuộc sống xã hội của người bệnh và họ có thể:
- Mắc các rối loạn tâm thần như lo âu hay trầm cảm
- Thiếu năng lượng
- Cảm thấy bồn chồn hoặc kích động
- Suy nghĩ và nói chuyện chậm chạp
- Gặp vấn đề trong việc ghi nhớ các thứ hay duy trì sự tập trung
Những triệu chứng trên thường thấy ở người trẻ tuổi hay người trong độ tuổi 20, mặc dù chúng cũng có thể xảy ra sớm hơn hoặc chậm hơn.
Có hai loại ngủ nhiều là: ngủ nhiều nguyên phát và ngủ nhiều thứ phát
- Ngủ nhiều nguyên phát xảy ra ở người không có bệnh nào khác và triệu chứng duy nhất là mệt mỏi quá độ.
- Ngủ nhiều thứ phát xảy ra ở người đang mắc một bệnh nào đó. Bệnh đó có thể là chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Phân biệt ngủ nhiều thông thường và ngủ nhiều bệnh lý (ngủ rũ):
- Ngủ nhiều không bị mất trương lực cơ như ngủ rũ.
- Người mắc chứng ngủ rũ thường có nhiều giấc mơ sống động và thậm chí gặp ảo giác khi họ buồn ngủ, còn người ngủ nhiều không có những giấc mơ như vậy.
- Giấc ngủ đêm ở người ngủ rũ thường ngắt đoạn và họ ngủ không ngon, còn người ngủ nhiều có xu hướng ngủ suốt đêm không tỉnh dậy.
- Các lần đi ngủ trong ngày ở người mắc chứng ngủ rũ giúp họ cảm thấy sảng khoái nhưng ở người ngủ nhiều, họ ngủ dài hơn và sau khi thức dậy không thấy sảng khoái.
- Người ngủ rũ khi ngủ bước vào giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep) nhanh hơn người ngủ nhiều.
>>>Để biết thêm thông tin về ngủ nhiều bệnh lý, bạn có thể xem tại: BỆNH NGỦ RŨ
3. Ngủ quá nhiều là dấu hiệu của bệnh gì
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng ngủ nhiều như:
- Rối loạn giấc ngủ: chứng ngủ rũ, chứng ngưng thở khi ngủ
- Ngủ không đủ giấc (chứng thiếu ngủ)
- Quá cân
- Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích
- Tổn thương não hoặc bệnh thần kinh như bệnh u não, chấn thương não, đa xơ cứng hay bệnh Parkinson
- Dùng thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ hoặc cai nghiện thuốc
- Di truyền
- Bệnh trầm cảm
4. Lời khuyên của bác sĩ
Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và nó ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài thông tin về thói quen đi ngủ của bạn, thời gian ngủ một đêm, bạn có thức dây vào giữa đêm không và bạn có ngủ vào ban ngày không. Bác sĩ cũng sẽ hỏi xem bạn có các rối loạn tâm thần khác như bạn có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm không và bạn có đang dùng thuốc nào không.
Nếu tình trạng ngủ nhiều của bạn ảnh hưởng quá nhiều, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để giúp bạn tỉnh táo. Ngoài ra việc thay đổi lối sống rất quan trọng trong việc giúp bạn tỉnh táo làm việc.
Hãy xây dựng các thói quen đi ngủ lành mạnh như tránh sử dụng thức uống có cồn, caffeine và các thuốc có thể làm bạn ngủ nhiều hơn, đi ngủ đúng giờ, tránh làm việc vào buổi tối hay tham gia các hoạt động xã hội lấn qua giờ đi ngủ thường lệ.
Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp giải tỏa căng thẳng như tập yoga, thiền định, viết nhật kí và tập thể dục thường xuyên để giữ cho đầu óc tỉnh táo cũng như cơ thể khỏe mạnh.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp bạn Phương có cái nhìn rõ ràng hơn về triệu chứng của mình đang có. Tuy nhiên, ngủ nhiều là triệu chứng của nhiều căn bệnh, chính vì vậy bạn nên đi khám để biết chính xác mình có bị bệnh không và sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi