Ảo giác là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nào?
Ảo giác vừa là bệnh, vừa là hiện tượng thường gặp ở một số bệnh về tâm thần kinh khác. Bác sĩ Hello Doctor sẽ chia sẻ với bạn những căn bệnh có thể gây ra chứng ảo giác mà bạn nên chú ý.
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý ảo giác, bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết Chứng ảo giác. Bài viết dưới đây được thực hiện bởi bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân:
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Những bệnh có thể gây ra hiện tượng ảo giác
1. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần mạn tính vô cùng nghiêm trọng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tại và những gì họ đang tưởng tượng. Ảo giác thị giác là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tâm thần phân liệt.
Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này, tuy nhiên các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc.
>>>Xem thêm về Tâm thần phân liệt
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Đau nửa đầu
Những người mắc bệnh đau nửa đầu thường xuyên cũng thường gặp phải hiện tượng ảo giác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ảo giác là một trong những triệu chứng khá phổ biến của bệnh đau nửa đầu. Người bệnh thường nhìn thấy một ánh sáng nhấp nháy, trong một số trường hợp người bệnh còn có thể thấy đốm sáng nhiều màu sắc.
3. Mê sảng
Mê sảng là hiện tượng một cá nhân bị rối loạn tâm thần đột ngột và nghiêm trọng dẫn đến sự nhầm lẫn. Nó khiến người bệnh có cảm giác bị mất phương hướng đồng thời xuất hiện ảo giác. Ngoài me sảng, người bệnh còn có các triệu chứng: Bồn chồn, khó nói, không hiểu được lời nói... Nguyên nhân của bệnh có thể là do uống quá nhiều rượu bia, sử dụng ma túy, hay các rối loạn điện giải khác.
4. Sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm bộ nhớ và nhận thức, ảnh hưởng đến hành động, ngôn ngữ của người bệnh từ đó cũng gây ra hiện tượng ảo giác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 20% người bị sa sút trị tuệ gặp phải tình trạng ảo giác thị giác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Động kinh
Các bác sĩ đã quan sát thấy rằng, ảo giác thị giác gây ra bởi cơn động kinh thường là các dạng đốm màu sáng nhỏ hay các hình dạng đèn flash. Người bị bệnh động kinh co giật mà không thể kiểm soát được. Nguyên nhân gây ra cơn động kinh có thể là do khối u não, bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp và rắn cắn.
6. Rối loạn giấc ngủ
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người gặp phải các rối loạn giấc ngủ chẳng hạn mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, hoặc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu... có nguy cơ cao bị ảo giác. Gần 37% số người bệnh bị ảo giác trước khi họ sắp phải thức dậy sau giấc ngủ sâu và những ảo giác này có vẻ giống như một giấc mơ.
>>>Xem thêm về Rối loạn giấc ngủ
7. Bệnh Parkinson
Khoảng 50% người bệnh sống chung với bệnh Parkinson cũng phàn nàn về các ảo giác mà họ thường gặp phải chẳng hạn như nhìn thấy một người, động vật, hoặc thậm chí một số đối tượng chỉ tồn tại trong tâm trí của họ.
8. Các khối u
Các khối u ảnh hưởng đến thần kinh thị giác và gây ra ảo giác thị giác. Theo một nghiên cứu khoa học, 13/59 người bệnh có khối u thùy thái dương thường gặp ảo giác thị giác. Một nghiên cứu khác cũng đã quan sát thấy rằng, gần 15% người bệnh có khối u não cũng thường xuyên gặp phải các ảo giác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ảo giác
- Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi từ18-28.
-Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Bệnh thường xuất hiện ở người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài và sống cô độc, thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì thế họ thích tiếp xúc với những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Tuy nhiên, người có nhân cách này thường không phát triển thành bệnh tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
-Tiền sử có uống các loại thuốc gây ảo giác như LSD, amphetamin; nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.
-Gần ngày sinh con, đặc biệt khi lao động nặng nhọc kéo dài, chảy máu nhiều, đứa trẻ yếu.
- Uống corticoide.
-Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là với người già hay trung niên, thường là người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật sẽ dẫn đến trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.
-Có tiền sử gia đình về bệnh ảo giác, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng.
-Bị stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.
Để nhận biết bệnh ảo giác, bác cần dựa trên các biểu hiện của bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo thêm Biểu hiện bệnh ảo giác để nhận biết bệnh.
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp để gặp bác sĩ Nguyễn Thi Phú - với 16 năm kinh nghiệm khám chữa và điều trị các bệnh về TÂM THẦN KINH theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi