Chân tay bị tê bì là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên, năm nay 30 tuổi. Gần đây, chân tay tôi thường có hiện tượng bị tê bì, nhiều lúc có cảm giác như bị kim châm rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ tôi đang mắc bệnh gì và mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Nguyên, trước tiên cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Qua những mô tả của bạn, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng TÊ BÌ chân tay. Để giúp bạn giải đáp được thắc mắc, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:
2. Nguyên nhân gây ra chân tay tê bì
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Triệu chứng tê bì chân tay là gì?
Tê được mô tả sự mất cảm giác hoặc cảm xúc ở một phần cơ thể. Tê thường đi kèm hoặc kết hợp với những thay đổi cảm giác khác, chẳng hạn như cảm giác kim chích, nóng rát hoặc như kiến bò. Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh đơn lẻ, ở một bên cơ thể, hoặc có thể xảy ra đối xứng cả hai bên cơ thể. Tê là những cảm giác bất thường có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng thường cảm thấy ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc chân.
2. Nguyên nhân gây ra tê bì chân tay
Tê thường gây ra do tổn thương, kích thích hoặc căng thẳng thần kinh. Một nhánh thần kinh hoặc một số dây thần kinh, có thể bị ảnh hưởng, như khi trượt đĩa đệm ở lưng hoặc hội chứng ống cổ tay tại cổ tay. Một số bệnh như đái tháo đường, có thể làm tổn thương các sợi thần kinh dài nhất, nhạy cảm nhất (chẳng hạn như những sợi đi đến bàn chân) cũng có thể bị tê.
Thông thường, các dây thần kinh bị ảnh hưởng nằm ở ngoại biên. Hiếm khi tê do các vấn đề nằm trong não hoặc tủy sống, chẳng hạn như đột quỵ hoặc khối u.
Bác sĩ sẽ cần thông tin chi tiết về các triệu chứng của bạn để chẩn đoán nguyên nhân gây tê. Có thể cần đề nghị nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân trước khi bắt đầu điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây tê:
- Ngồi hoặc đứng ở cùng tư thế trong một thời gian dài
- Nồng độ canxi, kali hoặc natri bất thường trong cơ thể
- Do bị động vật cắn: côn trùng, ve, chuột, và nhện cắn
- Độc tố từ hải sản
- Đau nửa đầu
- U thần kinh thính giác
- Rối loạn do sử dụng rượu
- Thâm nhiễm Amyloid
- Chấn thương thần kinh cánh tay
- Phình mạch máu não
- Dị dạng động tĩnh mạch não
- Bệnh u não
- Hội chứng ống cổ tay
- Bệnh Charcot-Marie-Tooth
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh Fabry
- Hội chứng Guillain Barre
- Tiếp xúc kim loại nặng như chì
- Bệnh thoát vị đĩa đệm (gây áp lực lên dây thần kinh cột sống)
- Bệnh ho gà
- Bệnh bạch hầu
- Đa xơ cứng bì
- Hội chứng cận ung của hệ thần kinh
- Chèn ép dây thần kinh ngoại vi (dây thần kinh trụ hoặc mác: chấn thương ở cổ có thể khiến bạn cảm giác tê ở bất cứ đâu trên cánh tay hoặc bàn tay, trong khi chấn thương lưng thấp có thể gây tê phần chân sau)
- Bệnh thần kinh ngoại biên
- Rối loạn chuyển hóa Porphyria
- Bệnh Raynaud (hẹp các mạch máu, thường là ở bàn tay và bàn chân)
- Giời leo hoặc nhiễm herpes zoster
- Tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hoặc thuốc chống HIV
- Hội chứng Sjogren
- Chấn thương tủy sống
- U tủy sống
- Bệnh tai biến mạch máu não
- Giang mai
- Ung thư thận
- Bệnh nhược giáp
- Thiếu máu não thoáng qua (TIA)
- Thiếu máu cung cấp cho một khu vực, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, bỏng lạnh, hoặc viêm mạch máu
- Thiếu vitamin B-12 hoặc các vitamin khác
3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Tê có thể có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy hầu hết các trường hợp không gây hại, nhưng một số nguyên nhân có thể đe dọa tính mạng.
Hãy gọi cấp cứu nếu tình trạng tê của bạn:
- Bắt đầu đột ngột
- Sau một chấn thương đầu gần đây
- Tê toàn bộ cánh tay hoặc chân
Hãy đi cấp cứu nếu chứng tê có kèm theo:
- Yếu hoặc tê liệt
- Lú lẫn
- Khó Nói
- Chóng mặt
- Đau đầu đột ngột, nặng
Bạn có thể được chụp cắt lớp vi tính CT hoặc cộng hưởng từ MRI nếu:
- Bạn bị chấn thương ở đầu
- Bác sĩ của bạn nghi ngờ hoặc cần loại trừ u não hoặc đột quỵ
Đi khám bác sĩ nếu tê của bạn:
- Bắt đầu hoặc từ từ tồi tệ hơn
- Ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể
- Tê từng cơn
- Dường như liên quan đến một số công việc hoặc hoạt động nhất định, đặc biệt là các vận động lặp đi lặp lại
- Chỉ ảnh hưởng đến một phần của chi, chẳng hạn như ngón chân hoặc ngón tay
Bạn Nguyên thân mến, chúng tôi hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên tê bì chân tay do rất nhiều nguyên nhân gây ra nên để biết chính xác bạn đang bị bệnh gì và có phương án điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám. Liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Cảm ơn bác đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi