9 nguyên nhân thường gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy. Tôi thường bị tê mỏi bắp chân và bị kéo dài khá lâu. Thưa bác sĩ, tình trạng của này của tôi là do nguyên nhân gì và có cách chữa trị nào làm giảm tình trạng tê mỏi bắp chân của tôi không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Trả lời:
Chào bạn Thúy, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thông thường, Cảm giác tê mỏi này đôi khi chỉ là kết quả do hoạt động gắng sức, chấn thương gần đây, hoặc cũng có thể chỉ do bất động lâu. Tuy nhiên, khi cảm giác tê mỏi kéo dài và không giải thích được, tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau đây:
Các nguyên nhân gây ra tình trạng tê mỏi bắp chân
1. Căng cơ
Căng cơ liên tục sẽ gây tê mỏi kéo dài. Tình trạng này thường sẽ nặng hơn khi cuối ngày. Người bệnh thường khó nhận ra bản thân họ đang căng cơ. Nguyên nhân thường do:
- Tư thế sinh hoạt bất hợp lý
- Mất đối xứng cơ
- Rối loạn lo âu
- Các bệnh lý về thần kinh vận động như: Hội chứng chân không yên,...
>>>Để biết cách chữa trị khi bị căng cơ, bạn cần tham khảo bài viết Cách chữa căng cơ.
2. Viêm gân Achilles
Bắp chân là vùng nằm giữa đùi và bàn chân, được cấu tạo từ 2 cơ chính: Cơ bụng chân và cơ dép. Các cơ này sẽ kết hợp với nhau ở đầu tận tại gân Achilles, nối với gót chân. Bất kỳ chuyển động nào của chân đều có liên quan đến sự hoạt động của 2 cơ này.
Viêm gân Achilles thường do hoạt động mạnh quá mức các nhóm cơ vùng bắp chân, kết quả là vùng gân Achilles chịu áp lực lớn và bị viêm. Các triệu chứng đau nhói ngay tại vùng gân gót, đau nhiều khi nhấn và khi cử động bắp chân.
3. Viêm, chèn ép thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy dọc xuyên suốt chiều dài chân, chịu trách nhiệm chi phối cảm giác và vận động cho các cơ vùng chân. Khi nó bị viêm hoặc chèn ép, người bệnh thường sẽ có cảm giác tê, dị cảm vùng chân. Tuy nhiên, tình trạng tê này thường đặc trưng bởi cảm giác tê chạy theo đường dây, chứ không chỉ đơn thuần tê cục bộ tại một vùng.
4. Bầm, xuất huyết dưới da
Vết bầm, xuất huyết dưới da, thường chỉ gây đau khi nhấn vào. Tuy nhiên, khi bạn thấy có cảm giác tê mỏi kèm theo và vết bầm ngày càng lan rộng hoặc không giảm về kích thước, thì nên đến ngay bác sĩ. Vỉ đây có thể là triệu chứng gợi ý tình trạng xuất huyết dưới da ồ ạt. Tình trạng này đặc biệt dễ xuất hiện ở người có van tim nhân tạo, đang sử dụng thuốc kháng đông.
5. Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường (DPN) là một dạng tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là một biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường. Trong đó, các tế bào thần kinh bị hư hại nghiêm trọng do tiếp xúc quá mức với lượng đường trong máu cao trong thời gian dài.
Cảm giác tê bắp chân trong tình trạng này thường sẽ đi kèm mất cảm giác đau, nóng và dị cảm ở bàn chân.
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh thần kinh ngoại biên do tiều đường, bạn có thể xem thêm tại Bệnh thần kinh đái tháo đường.
6. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở tay hoặc chân. Chúng thường xuất hiện nhiều ở vùng bắp chân.
Nếu tình trạng kéo dài dễ dẫn đến viêm tĩnh mạch, gây tổn thương mạch máu và lở loét vùng bắp chân. Cảm giác tê lúc này thường kèm với tình trạng máu huyết không thông, với các biệu hiện như:
- Sưng
- Lạnh
- Vết thương vùng chân khó lành
Tình trạng này thường xảy ra ở người:
- Nằm bất động lâu ngày: yếu liệt, suy kiệt
- Có thời gian phải nằm viện lâu trong vòng 6 tháng nay
- Dùng thuốc tránh thai
- Người từng phẫu thuật tử cung buồng trứng đang sử dụng liệu pháp hormone thay thế
7. Hội chứng chèn ép khoang
Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Nếu xử lý không kịp thời có thể phải đoạn chi. Chèn ép khoang xảy ra khi có sự tăng áp lực trong khoang bắp chân, thường do ổ viêm mô tế bào không được giải áp, hay gãy xương kín, không được xử lý phù hợp.
Lúc này, cảm giác tê sẽ khá dữ dội, kèm đau không cải thiện sau khi nghỉ ngơi hoặc thuốc men. Ngoài ra, người nhà có thể thấy bắp chân người bệnh phình sưng căng rõ ràng.
8. Thiếu Vitamin
Thiếu Vitamin B12 cũng sẽ gây ra các triệu chứng tê mỏi. Tình trạng tê do nguyên nhân này thường sẽ ảnh hưởng nhiều trên các vùng cơ thể chứ không chỉ riêng bắp chân. Thông thường, vitamin B12 có khá nhiều trong các loại thực phẩm, nên nguyên nhân này ít xảy ra. Tuy nhiên, trên người nghiện rượu và suy dinh dưỡng hoặc bị các bệnh lý về đường tiêu hóa gây kém hấp thu, nguy cơ thiếu vitamin B12 là rất cao.
9. Suy giãn tĩnh mạch
Đây là nguyên nhân khá phổ biển. Tình trạng tê mỏi thay đổi tùy theo cá nhân người bênh, có người tê nhiều hơn, có người mỏi nhiều hơn. Do vậy, tình trạng này khá dễ lầm lẫn với các nguyên nhân bệnh lý cơ xương khớp. Người bệnh có thể nghĩ đến nguyên nhân này khi tình trạng tê mỏi của mình có kèm các đặc điểm dưới đây:
- Phù chân về chiều tối
- Tê mỏi nhiều về chiều, ngủ dậy đỡ
- Tối ngủ kê cao nhân sẽ đỡ phù, đỡ tê mỏi
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch, bạn có thể xem tại Bệnh giãn tĩnh mạch.
Các cách chữa trị làm giảm tình trạng tê mỏi bắp chân
Thông thường, bạn có thể tự giảm tình trạng tê mỏi của mình bằng các biện pháp sau:
1. Bổ sung vitamin, khoáng chất
Bổ sung Vitaim, khoáng chất qua thức ăn hoặc các viên uống bổ sung. Bạn nên đặc biệt chú trọng nhóm vitamin B12 và Canxi.
2. Nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế
Khi tê mỏi bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế tăng vận động. Để ý các tư thế gây tăng tình trạng tê mỏi, điều chỉnh lại tư thế hoặc hạn chế chúng.
3. Tập thể dục
Các bài tập thể dục, nhất là các bài tập chú trọng hoạt động phần bắp chân sẽ giúp bạn tăng sức cơ vùng chân, kích hoạt tuần hoàn mạch máu, và giảm các chèn ép thần kinh.
Tuy nhiên, bạn cần đi bác sĩ ngay nếu có các tình trạng sau:
- Tê xuất hiện sau chấn thương, kèm cảm giác dị căng, sưng căng vùng bắp chân.
- Tê mỏi kéo dài hơn 2 tuần, không giảm, hoặc hạn chế các sinh hoạt hàng ngày.
Để điều trị tê mỏi bắp chân, bạn Thúy có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bình luận, đặt câu hỏi