Nguyên nhân nào gây triệu chứng tê liệt tay?
Xin chào bác sĩ, tôi là Trung – nhân viên văn phòng. Gần đây tôi gặp một số vấn đề rắc rối với đôi tay của mình. Ban đầu, tôi chỉ cảm thấy các đầu ngón tay bị tê và có một số cảm giác như châm chích, kiến bò, tê buồn, chuột rút gây khó chịu nhưng lâu dần, cảm giác tê đau càng tăng mạnh, các ngón tay bị nhức buốt và đau dọc theo cánh tay. Không biết tôi đang mắc phải bệnh gì? Mong bác sĩ tư vấn và cho lời khuyên. Xin cảm ơn!
Trả lời:
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Xin chào bạn Trung, dựa vào những biểu hiện mà bạn nêu ra, các bác sĩ chuẩn đoán bạn đã mắc triệu chứng Tê liệt tay. Đây là hội chứng phổ biến trong các bệnh về thần kinh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy theo nguyên nhân gây ra mà tê bì chân tay được xem là biểu hiện của nhiều căn bệnh từ thông thường cho đến phức tạp hoặc gây nguy hiểm. Các bác sĩ xin được cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh này như sau:
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng tê liệt tay
1. Tê liệt tay là gì?
Tê liệt tay là tình trạng mất cảm giác ở tay hoặc ngón tay. Thông thường, tê tay có thể đi kèm với cảm giác châm chích hoặc ngứa ran. Đồng thời khi bị tê, bàn tay hoặc ngón tay có thể trở nên vụng về hoặc yếu.
Tê có thể xảy ra dọc theo một dây thần kinh của một bên cánh tay, hoặc cũng có thể xảy ra đối xứng ở cả hai tay.
2. Tê liệt tay do nguyên nhân nào gây ra?
Tê liệt tay do sinh lý
- Đứng, ngồi, nằm sai tư thế hoặc lao động quá sức, trong một thời gian quá lâu với tư thế không đúng khiến mạch máu và thần kinh bị chén ép, máu khó lưu thông và bị ứ đọng sản sinh ra các chất axit làm chân tay tê bì.
Trường hợp của bạn người làm văn phòng nên rất có thể nguyên nhân chính gây chứng tê liệt tay là do ngồi làm việc sai tư thế hoặc ghế văn phòng có thiết kế không đảm bảo các tiêu chuẩn, khoảng cách giữa bàn làm việc với ghế chưa thực sự phù hợp.
- Khi thời tiết thay đổi, trời chuyển lạnh với những cơn gió lớn có thể khiến những người có sức đề kháng yếu thường bị khí huyết ứ đọng gây rối loạn cảm giác dẫn đến tình trạng tê chân, tê tay.
- Trong vài trường hợp, khi sử dụng một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là tê bì chân tay.
Tê liệt tay do bệnh lý
- Những người cơ thể suy nhược, trẻ em biếng ăn, phụ nữ mang thai hoặc người già thường rất dễ bị thiếu vitamin B1, B12, các khoáng chất canxi, kali hay acid folic…cũng có thể khiến tay chân bị tê bì.
- Một số căn bệnh rối loạn chuyển hóa như béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao mỡ máu, mỡ gan… khiến tay chân bị tê bì và dần mất đi cảm giác, bệnh càng tiến triển nặng thì cảm giác tê bì càng tăng và có thể dẫn đến teo cơ.
- Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp, đau cột sống, chấn thương cột sống… thường gây chèn ép lên dây thần kinh và gây tê liệt dây thần kinh cảm giác.
- Bệnh viêm đa rễ thần kinh hoặc dây thần kinh cũng khiến người bệnh có thể gặp phải trường hợp tê chân tê tay.
- Một số người bị nhiễm trùng do bệnh lao, phong, thương hàn, do các loại virus hay do nhiễm độc đồng, chì, thủy ngân, hóa chất công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì tay chân.
3. Bạn cần đến gặp bác sĩ khi nào?
Dựa vào những nguyên nhân của chứng tê liệt tay, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị khi chứng tê liệt ngày càng trở nên tồi tệ gây lan rộng phạm vi bệnh ra nhiều nơi trên cơ thể, bị và hết liên tục hoặc nó chỉ diễn ra khi bạn lặp đi lặp lại một hoạt động nhất định.
Còn nếu trong trường hợp bạn thấy đột nhiên hoa mắt chóng mặt, khó khăn khi nói và đầu óc không còn minh mẫn thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm Triệu chứng run tay nếu đang gặp phải.
Xác định rõ ràng nguyên nhân gây tê tay là điều rất quan trọng. Nếu tay bạn bị tê cứng hoặc lan ra các bộ phận khác của cơ thể, hãy gọi bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi