Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là căn bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên nhiều người trẻ vận động không khoa học cũng sớm mắc các bệnh lý về cột sống.

1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì

2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

3. Nguyên nhân gây ra bênh thoái hóa cột sống

4. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống 

5. Phòng chống bệnh thoái hóa cột sống

6. Bác sĩ điều trị

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp. Cột sống đồng thời vừa phát triển vừa thoái hóa trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, nhưng tùy theo lứa tuổi mà sự phát triển hay sự thoái hóa nhiều hơn. Người ta thấy rằng cột sống bắt đầu thoái hóa từ năm 20 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị dòn, cứng, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, hay chèn vào các đầu dây thần kinh có ngay trong các dây chằng gây ra các cơn đau cho người bệnh.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoái hóa cột sống đó là: thường xuyên bị đau lưng, lưng bị vẹo hoặc bị còng, cùng với đó là dáng đi không bình thường. Nhiều khi cơn đau lan sang cả những vùng khác nữa. Hãy chú ý những triệu chứng dưới đây nếu bạn đang nghi ngờ bị bệnh thoái hóa cột sống:

  • Những cơn đau xuất hiện thường xuyên, âm ỉ và bị từ ngày này qua ngày khác. Chủ yếu cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng và cổ gáy.
  • Cảm giác khó chịu, kèm theo mất ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược dẫn đến ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ. Đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau lan từ gáy xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.
  • Cử động ở cổ bị hạn chế, có cảm giác cứng gáy.
  • Nấc, ngáp, chóng mặt.
  • Tê bì bàn chân, bàn tay.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống

Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.

4. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống 

Hiện nay, bạn có thể yên tâm vì việc áp dụng các phương pháp y học hiện đại, sẽ giúp chữa bệnh cực hiệu quả. Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ khám và cho thực hiện các xét nghiệm y học, để có phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Cần lưu ý là bạn nên điều trị bệnh sớm để tránh những hậu quả xấu do bệnh mang lại. Để điều trị bệnh, bạn cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.

5. Phòng chống bệnh thoái hóa cột sống

Phòng bệnh cần thực hiện các biện pháp: giảm cân nặng, chống béo phì. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, 3 lần một tuần hay tốt nhất là hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa cột sống. Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khoẻ, những nghề có thể gây thoái hóa cột sống sớm như khuân vác, gánh nặng, đội nặng… cần kiểm tra thường xuyên để điều trị kịp thời các tổn thương cột sống.

Những thông tin sau sẽ hữu ích cho bạn:

Để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, liên hệ đặt khám ngay với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đỗ Trung Thành

Bác sĩ Đỗ Trung Thành

Khoa: Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Bệnh Viện 115

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Hường

    Nhờ bài viết mà bây giờ tôi đã biết cách phòng chống căn bệnh thoái hóa cột sống này. Cảm ơn bác sĩ.

    05/10/2017
  • Đỗ Anh Đức

    Bị thoái hóa cột sống thì nên kiên trì điều trị, mọi người không nên bỏ thuốc giữa chừng hay điều trị theo những cách khác nhau, như thế không những không khỏi mà còn phản tác dụng nữa.

    28/09/2017
Nghiêm Văn Xuân (15/01/2018)
Tôi năm nay 50 tuổi và tôi cũng đang bị thoái hóa cột sống. Tôi đến mất ăn mất ngủ vì căn bệnh này. Đặc biệt mỗi lần lên cơn đau là tôi cảm giác như đang phải chịu cực hình vậy. Tôi muốn hỏi bác sĩ, tôi phải điều trị như thế nào thì mới có thể thoát khỏi căn bệnh quái ác này.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống
Triệu trứng
Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống phổ biến nhất là xuất hiện những cơn đau lưng. Những cơn đau có thể xuất hiện ở cổ gáy...
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống do điều kiện cuộc sống và tỉ lệ mắc bệnh của nam và nữ là gần như nhau dù nguyên...
Cách điều trị và phòng chống bệnh bệnh thoái hóa cột sống
Điều trị
Cách điều trị và phòng chống bệnh thoái hóa cột sống có thể áp dụng phương pháp y học hiện đại, giúp chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt...