Thần kinh đái tháo đường

Thần kinh đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường là những tổn thương thần kinh có liên quan đến việc đường huyết tăng cao, ảnh hưởng lớn đến các chi, cơ và cơ quan khác trong cơ thể.

1. Bệnh thần kinh đái tháo đường là gì

2. Dạng và triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường

3. Điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường

4. Ngăn ngừa bệnh thần kinh đái tháo đường

5. Bác sĩ điều trị

6. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh thần kinh đái tháo đường là gì?

Bệnh thần kinh đái tháo đường (TKDTD) là tổn thương thần kinh do đường huyết cao ở người bị đái tháo đường dẫn dến các tổn thương trên toàn bộ thần kinh.

Những người kiểm soát đường kém và những người bị bệnh đái tháo đường trong thời gian dài là nhóm những người có nguy cơ tổn thương thần kinh cao nhất. Người hút thuốc đặc biệt có nguy cơ cao mắc bệnh. Khoảng 60 – 70% người bị đái tháo đường nhiều năm có nhiều dạng tổn thương thần kinh, nhưng không phải ai cũng có triệu chứng.

2. Các dạng, dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường

Dạng phổ biến nhất của TKDTD là những dạng ảnh hưởng đến các chi, các cơ quan và các cơ trong cơ thể.

Dạng thứ nhất: được gọi là tổn thương thần kinh ngoại biên hoặc đa tổn thương thần kinh đoạn xa, ảnh hưởng đến độ nhạy của bàn chân, chân, bàn tay và cánh tay. Triệu chứng bao gồm: 

  • Đau, ngứa và nóng rát
  • Tê và mất cảm giác 
  • Yếu cơ
  • Loét da (vết thương hở)

Khoảng một nửa số người bị tổn thương hệ thần kinh ngoại biên không có triệu chứng, ngoại trừ triệu chứng mất cảm giác ở bàn chân. Do bị mất cảm giác, họ có thể không biết khi bị tổn thương ở bàn chân. Nếu không điều trị tổn thương đó sẽ dẫn đến loét và nhiễm trùng, và đôi khi phải cắt cụt chi.

Bệnh thần kinh đái tháo đường dạng 1

Thần kinh đái tháo đường dạng 1

Dạng thứ hai: được gọi là tổn thương hệ thần kinh tự động, ảnh hưởng đến đường tiết niệu, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục, tuyến mồ hôi, mắt và tim. Triệu chứng của tổn thương hệ thần kinh tự động gồm:

  • Các vấn đề ở bàng quang: bàng quang mất kiểm soát, tiểu không hết, thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu...
  • Các vấn đề về tiêu hóa: sình bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón...
  • Mất khả năng cương ở nam và vấn đề sinh dục ở nữ.
  • Tiết mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều.
  • Chóng mặt khi đứng dậy do giảm huyết áp đột ngột.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên tê hoặc đau ở chân, tay. Có một vết loét ở chân nhưng không hồi phục.
  • Nhiễm trùng gây sưng ở bàn chân hoặc cẳng chân.
  • Có vấn đề về tiêu hóa như sình bụng, buồn nôn, nôn, hoặc táo bón
  • Có vấn đề về đường tiểu hoặc chức năng sinh dục
  • Chóng mặt khi đứng dậy

===

Tư vấn và đặt lịch khám:

✍ Các bác sĩ Nội Tiết Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

3. Các phương pháp điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường

Chẩn đoán

Khi đến khám bệnh tại Hello Doctor, bác sĩ sẽ khám và hỏi các triệu chứng của bạn. Bạn có thể kiểm tra bệnh thần kinh ngoại biên một năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu có vấn đề ở bàn chân. Bác sĩ sẽ kiểm tra việc mất cảm giác ở bàn chân bằng cách xem liệu bạn có thể cảm nhận khi tiếp xúc chạm nhẹ, ghim đinh, rung từ âm thoa, và miếng nilon mỏng chạm vào bàn chân. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản xạ của mắt cá nhân và vị trí các ngón chân.

Bạn sẽ được kiểm tra để xem thần kinh của bạn có đang hoạt động tốt hay không. Ngoài ra, bác sĩ kiểm tra thêm các nguyên nhân khác gây ra bệnh lý thần kinh như các vấn đề về lưu lượng máu hoặc thiếu vitamin.

Điều trị

Kiểm soát đường huyết tốt (giữ đường huyết không quá cao hoặc không quá thấp) sẽ ngăn chặn sự tiến triển của tổn thương thần kinh, nhưng thường không thể phục hồi được. Bác sĩ sau khi nắm được tình trạng bệnh của bạn sẽ kê toa để làm giảm triệu chứng đau xuất hiện ở một số loại tổn thương thần kinh, và đề nghị sử dụng một số vitamin nếu cần.

4. Ngăn ngừa bệnh thần kinh đái tháo đường

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh là kiểm soát đường huyết tốt. Bạn có thể làm như thế bằng cách có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và đạt cân nặng phù hợp. Tránh hút thuốc và hạn chế đồ uống có cồn. Bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch cho lối sống lành mạnh của bạn.

Bạn cũng có thể làm nhiều thứ để ngăn việc loét chân và cắt cụt chi. Bảo vệ chân bạn bằng cách:

  • Kiểm tra nó hàng ngày
  • Thường xuyên mang giày (hoặc dép) và vớ sạch, khô
  • Chọn giày vừa với chân, thoải mái.
  • Đi khám ở một bác sĩ chuyên về chân thường xuyên nếu bạn cần giúp đỡ.

Cách chăm sóc bàn chân tốt:

  • Rửa và lau khô chân và kiểm tra chúng hàng ngày. Chọn mốc thời gian đều đặn, ví dụ như sau khi tắm vào buổi sáng sớm.
  • Tìm kiếm các chỗ phồng da, chỗ chai, vết thâm, vết đỏ, chỗ sưng, vùng da rạn, đau, hoặc vết cắt
  • Cắt móng tay một lần một tuần hoặc khi cần
  • Bôi thuốc dưỡng ẩm vào vùng da khô nhưng không phải ở kẽ ngón chân.

Để điều trị bệnh thần kinh đái tháo đường, liên hệ với Hello Doctor chúng tôi ngay theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ.

Bác sĩ khám, điều trị

Đào Anh Tuấn

Bác sĩ Đào Anh Tuấn

Khoa: Nội tiết, Tiêu hóa - Gan mật

Nơi làm việc: Bệnh viện Đaị học Quốc gia Hà nội

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung

    Đọc thêm

    Bài viết đang được cập nhật...