Viêm mạch máu
Có rất nhiều dạng viêm mạch máu, nhưng đa số các trường hợp đều hiếm gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một cơ quan nhất định trong cơ thể hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan.
2. Triệu chứng của bệnh viêm mach máu
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mạch máu
4. Biến chứng của bệnh viêm mạch máu
5. Điều trị
1. Bệnh viêm mạch máu là gì?
Viêm mạch máu (có tên tiếng Anh là Vasculitis) là tình trạng có phản ứng viêm ở các mạch máu, gây ra thay đổi ở cấu trúc thành mạch, tạo tình trạng dầy, yếu hẹp hay tạo sẹo. Những thay đổi thành mạch này hạn chế dòng chảy của máu, gây tổn thương ở các cơ quan và tế bào do thiếu máu nuôi. Viêm mạch máu có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu hơn (mạn tính).
Dù viêm mạch máu thường gặp ở một số độ tuổi, nhưng không loại trừ khả năng mắc phải ở các nhóm tuổi khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, bác sĩ có thể đưa cho bạn phương án cải thiện bệnh mà không cần điều trị, hoặc phải cần sự trợ giúp của thuốc để kiểm soát tình trạng viêm cũng như phòng ngừa việc tái phát trở lại.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm mạch máu
Các triệu chứng của bệnh viêm mạch máu rất đa dạng và phụ thuộc vào tình trạng giảm tưới máu của cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến
Các dấu hiệu và triệu chứng gặp ở đa số các bệnh viêm mạch máu, bao gồm:
- Sốt
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Sụt cân
- Đau nhức toàn thân
- Mồ hôi trộm
- Phát ban
- Tê yếu các chi
- Mất cảm giác chi
Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng
Các triệu chứng sau đặc trưng cho các bệnh viêm mạch máu, có thể xuất hiện ở các giai đoạn sớm, giữa hay trễ của bệnh.
Hội chứng Behcet’s: Gây tình trạng viêm ở động và tĩnh mạch, thường mắc phải ở độ tuổi 20 hoặc 30. Các triệu chứng bao gồm loét ở miệng hay vùng sinh dục, viêm mắt, hoặc nổi mụn trên da.
Bệnh Bueger’s: Bệnh xảy ra do việc hình thành viêm và cục huyết khối tại các mạch máu ở bàn tay, bàn chân, gây tình trạng đau các chi kèm loét ở ngón tay, chân. Bệnh liên quan mật thiết đến việc hút thuốc và còn có tên gọi khác là viêm tắc mạch tạo huyết khối.
Cryoglobulin huyết (Cryoglobulinemia): Xảy ra do tình trạng bất thường protein trong máu, có liên quan đến nhiễm trùng như bệnh viêm gan C. Triệu chứng bao gồm phát ban, đau khớp hay yếu, tê và đau nhói dây thần kinh.
Hội chứng Chrug-Strauss: Hôi chứng này rất hiếm gặp, người mắc bệnh đa số bị ảnh hưởng đến thận, phổi và dây thần kinh ở các chi. Triệu chứng thường đa dạng, như đau thần kinh, hen suyễn và viêm xoang.
Viêm động mạch tế bào lớn: Bệnh gây tình trạng viêm động mạch tế bào khổng lồ, nhất là vùng thái dương, thường gặp ở độ tuổi sau 50, gây ra các triệu chứng như nhức đầu, đau hàm, đau vùng da đầu, nhìn đôi hay thậm chí mù lòa. Bệnh có tên gọi khác là viêm động mạch vùng thái dương.
Bệnh có liên quan đến tình trạng viêm đa cơ do thấp khớp, gây đau và hạn chế vận động các cơ cổ, vai, hông và đùi.
Viêm hạt Wegener’s (Wegener’s granulomatosis): Bệnh gây viêm ở mạch máu tại mũi, xoang, họng, phổi và thận. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, viêm xoang hay chảy nước mũi. Các tế bào bị ảnh hưởng xuất hiện tình trạng viêm hạt, nếu bệnh ảnh hưởng tại phổi, bạn có thể có triệu chứng ho ra máu, nhưng thông thường thận là cơ quan bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Đa số trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng rõ rệt cho đến giai đoạn muộn hơn.
Xuất huyết ban Henich-Scholein: Là tình trang viêm mao mạch ở da, khớp, ruột hay thận. Triệu chứng bao gồm: đau bụng, tiểu máu, đau khớp, phát ban ở cẳng chân hay vùng mông. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng bị đa số ở trẻ em.
Viêm mạch quá mẫn: Dấu hiệu đặc trưng là tình trạng nổi mẩn đỏ ở da, thường ở vùng cẳng chân. Bệnh có thể là kết quả của bệnh nhiễm trùng trước đó hay quá mẫn với thuốc.
Bệnh Kawasaki: Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng bao gồm sốt, phát ban hay viêm mắt. Bệnh có tên gọi khác là hội chứng da niêm mạc và hạch lympho.
Bệnh viêm đa mạch vi thể: Bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, đa số ở thận hay phổi, gây triệu chứng đau bụng hoặc phát ban. Nếu phổi bị ảnh hưởng, bạn có thể bị ho ra máu.
Viêm đa nút động mạch: Các mạch máu ở thận, các cơ quan tiêu hóa, thần kinh hay da thường bị ảnh hưởng. Đa số trường hợp bệnh có liên quan đến bệnh viêm gan B. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm phát ban, đau nhức ở cơ và khớp, đau bụng, cao huyết áp và các vấn đề về thận.
Viêm động mạch Takauyasu’s: Bệnh gây ảnh hưởng đến các mạch máu lớn trong cơ thể, kể cả động mạch chủ. Thường gặp ở nữ giới. Các triệu chứng bao gồm tê và lạnh chi, mất mạch, cao huyết áp, đau đầu hay giảm thị lực.
Biểu hiện ngoài da của bệnh viêm mạch máu
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Hãy hẹn khám với bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng và dấu hiệu làm bạn lo ngại. Một vài dạng bệnh viêm mạch máu có diễn tiến rất nhanh, và việc phát hiện kịp thời là chìa khóa cho việc chữa trị.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mạch máu
Nguyên nhân gây bệnh viêm mạch máu thường không được xác định rõ ràng. Nhiều dạng bệnh viêm mạch máu xuất phát từ yếu tố gia đình. Những loại khác do tình trạng tự miễn làm phá hủy tế bào thành mạch. Những yếu tố thúc đẩy sự hoạt động miễn dịch bao gồm:
- Nhiễm khuẩn, như viêm gan B hay C
- Ung thư máu
- Bệnh tự miễn, như viêm động mạch do sốt thấp khớp, bệnh lupus ban đỏ hay bệnh cứng da (scherodema)
- Phản ứng với các loại thuốc nhất định
Mạch máu bị ảnh hưởng có thể chảy máu hay có tình trạng viêm, làm dày thành mạch máu, cản trở việc lưu thông máu mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể.
4. Tác hại và biến chứng của bệnh viêm mạch máu
Viêm mạch máu là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh viêm mạch máu nếu không được phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
Biến chứng của viêm mạch máu phụ thuộc vào dạng viêm và độ nặng của bệnh. Hoặc có thể do tác dụng phụ của các thuốc kê theo toa bạn đang dùng để chữa trị. Các biến chứng bao gồm:
Tổn thương các cơ quan: Một số loại viêm mạch máu có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Huyết khối và phình mạch máu: Huyết khối có thể được hình thành trong lòng mạch, làm cản trở dòng máu đi qua. Trong trường hợp hiếm gặp hơn, viêm mạch máu sẽ làm yếu và phình thành mạch, gây tình trạng phình mạch máu và bạn cần can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ khối phình này.
Mất thị lực hay mù: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu không chữa trị bệnh viêm mạch máu tế bào lớn.
Nhiễm trùng: Có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng người bệnh, như nhiễm trùng phổi hay nhiễm trùng huyết.
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm mạch máu
Chuẩn bị trước khi đi khám
Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo ngại về những triệu chứng bạn đang mắc phải. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn mắc bệnh viêm mạch máu, họ sẽ liên hệ với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp đã có kinh nghiệm với căn bệnh bạn đang mắc phải. Rất có thể bạn sẽ theo phác đồ điều trị ở các chuyên khoa khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng của bạn.
Bạn nên làm gì cho buổi gặp bác sĩ
Bởi vì cuộc hẹn trao đổi với bác sĩ thường có thời gian giới hạn và có nhiều vấn đề cần được đề cập, cho nên trước buổi hẹn, bạn nên chuẩn bị những điều cần thiết sau:
- Để ý những chỉ định trước hẹn của bác sĩ: Trong cuộc hẹn, hãy hỏi những điều bạn cần làm để cải thiện tình trạng sức khỏe, như hạn chế khẩu phần ăn của bạn.
- Liệt kê những triệu chứng bạn đã trải qua: Bao gồm những triệu chứng không liên quan đến những triệu chứng là nguyên nhân khiến bạn hẹn gặp bác sĩ.
- Tóm lược về tình trạng sức khỏe bản thân: Bao gồm tình trạng sức khỏe hiện tại, những áp lực bạn đang gặp và các loại thuốc bạn đang sử dụng (kể cả vitamin và thuốc hỗ trợ chức năng)
- Đi cùng người thân hay bạn bè: Là người giúp bạn nắm bắt và ghi lại tất cả những điều được trao đổi với bác sĩ.
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất
Chẩn đoán
Bác sĩ điều trị sẽ khai thác về tiền căn của bạn, kèm theo đó sẽ thăm khám lâm sàng dể tìm ra các triệu chứng thực thể. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán cho bạn, theo thứ tự sau:
Xét nghiệm máu: Dùng để kiểm tra tình trạng viêm, chẳng hạn như nồng độ CRP trong máu. Một xét nghiệm máu hoàn chỉnh có thể kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu bạn hay tìm kiếm các kháng thể đặc hiệu như kháng thể kháng bạch cầu đa nhân trung tính, sẽ giúp chẩn đoán bệnh viêm mạch máu.
Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể phát hiện hồng cầu hay protein có trong nước tiểu, báo hiệu các vấn để về sức khỏe của người bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh: Các chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có thể giúp bác sĩ phát hiện ra các cơ quan và mạch máu nào trong cơ thể bị ảnh hưởng, đồng thời kiểm soát được quá trình trị liệu của bạn. Các chẩn đoán bao gồm Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp (CT) chụp cộng hưởng từ (MRI) hay chụp cắt lớp phát xạ (PET).
Chụp Xquang mạch máu: Bác sĩ sẽ dùng catheter luồn vào các động mạch và tĩnh mạch lớn rồi bơm một loại thuốc nhuộm đặc biệt. Sau đó bệnh nhân sẽ được chụp xquang để bác sĩ xác định mức độ thông thương của mạch máu.
Sinh thiết: Là một thủ thuật nhằm lấy một mẫu mô của những cơ quan bị ảnh hưởng rồi đem đi phân tích để tìm ra các dấu hiệu của bệnh viêm mạch máu.
Điều trị
Việc điều trị sẽ tập trung vào việc kiểm soát tình trạng viêm bằng thuốc và chữa trị các bệnh nền gây ra tình trạng viêm mạch máu. Với bệnh này, bạn sẽ qua hai giai đoạn điều trị là: chấm dứt tình trạng viêm và phòng ngừa tái phát.
Hai giai đoạn này bao gồm việc sử dụng thuốc theo toa. Loại thuốc nào và thời gian dùng thuốc phụ thuộc nhiều vào loại bệnh viêm mạch máu của bạn, các cơ quan bị ảnh hưởng và độ nặng của bệnh.
Một số trường hợp có thể điều trị khỏi vào giai đoạn đầu và bùng phát bệnh về sau. Một số khác không hoàn toàn khỏi hẳn và cần được tiếp tục điều trị thêm.
Các thuốc sử dụng để điều trị bao gồm:
- Thuốc chống viêm: Bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc chống viêm để kiểm soát tình trạng viêm gây ra ảnh hưởng lên mạch máu. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể nghiêm trọng nếu bạn sử dụng trong thời gian dài như tăng cân, tiểu đường hay loãng xương. Cho nên khi dùng thuốc này dài hạn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giảm liều xuống.
- Thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Nếu bạn không đáp ứng với thuốc kháng viêm, bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc giảm tác động miễn dịch để giảm chức năng miễn dịch tạo phản ứng viêm. Tác dụng phụ của thuốc này làm tăng nguy cơ ung thư hay nhiễm trùng. Vì có tác dụng làm giảm chức năng hệ miễn dịch, cho nên thuốc này không được ưu tiên sử dụng với việc điều trị lâu dài.
Biện pháp tự khắc phục
Một trong những trở ngại lớn nhất khi sống chung với bệnh viêm mạch máu là việc đối đầu với các tác dụng phụ của thuốc. Những lời khuyên sau có thể hữu ích cho bạn:
Hiểu rõ tình trạng bệnh của bạn: Hãy tìm hiểu mọi thứ của bệnh viêm mạch máu và phương pháp điều trị. Biết về các tác dụng phụ của thuốc bạn đang sử dụng và báo cho bác sĩ biết nếu có dấu hiệu bất thường.
Theo phác đồ điều trị: Việc điều trị bao gồm tái khám đúng hẹn, kiểm tra thêm với các xét nghiệm và đo huyết áp thường xuyên.
Chọn chế độ ăn phù hợp: Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc, như loãng xương, cao huyết áp hay tiểu đường. Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, các chế phẩm ít béo từ sữa, thịt tươi và cá, nếu bạn sử dụng thuốc kháng viêm chứa corticoid, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra xem bạn có cần dùng thêm thuốc hỗ trợ canxi hay vitamin D không ?
Tiêm chủng thường xuyên: Tiêm chủng đúng hẹn, nhất là cúm và viêm phổi, nhằm phòng ngừa nhiễm trùng do tác dụng phụ của thuốc.
Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập aerobic hay đi bộ giúp bạn phòng ngừa loãng xương, cao huyết áp hay tiểu đường do tác dụng phụ của thuốc kháng viêm có corticoid. Việc tập thể dục cũng có lợi cho tim mạch và hô hấp của bạn, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và tâm trạng của bạn. Nếu bạn không quen với việc tập thể dục, hãy bắt đầu từ từ và trao đổi với bác sĩ để có chương trình phù hợp cho bạn.
Hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Họ là người sẽ cùng bạn đương đầu với tình trạng bệnh của mình. Nếu bạn cảm thấy tốt hơn khi trò truyện với những người có cùng căn bệnh với mình, hãy hỏi các nhân viên y tế để giúp bạn kết bạn với những người có cùng bệnh viêm mạch máu như bạn.
Để việc điều trị bệnh viêm máu được toàn diện và hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ và giúp đỡ bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi