Triệu chứng đau khớp, nguyên nhân và cách chữa trị
Xin chào bác sĩ, tôi là Hải (39 tuổi), gần đây tôi thường bị đau nhức ở các vị trí khớp trên cơ thể khiến tôi cảm thấy rất phiền phức. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi làm cách nào để chấm dứt những cơn đau này. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào Hải, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn gửi về cho các bác sĩ. Với triệu chứng đau khớp của bạn, các bác sĩ xin đưa ra một số thông tin để bạn nắm rõ hơn tình trạng của mình cũng như cách để chữa trị cơn đau như sau:
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Đau khớp là gì?
Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn tới tình trạng sụn ở xương khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như là khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai,…Đôi khi các khớp còn bị sưng, phát ra tiếng kêu răng rắc hoặc hạn chế vận động của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau khớp là gì?
Nguyên nhân chính gây đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương gây đau nhức khi vận động. Các nguyên nhân gây đau khớp có thể kể đến như:
- Do các dạng viêm nhiễm: Viêm cột sống dính khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do lậu cầu, viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên, viêm xương khớp; viêm xương tủy; viêm khớp vảy nến; viêm khớp phản ứng; viêm khớp dạng thấp; viêm khớp nhiễm khuẩn; viêm gân.
- Do các bệnh lý như:
- Bệnh Still ở người lớn (bệnh lý viêm có tính chất đa hệ thống, với các biểu hiện chủ yếu là sốt cao thành cơn kéo dài, ban da, đau khớp/viêm khớp và tăng bạch cầu.);
- Ung thư xương;
- Bệnh Gout (Gút);
- Bệnh bạch cầu;
- Bệnh Lupus (là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể);
- Bệnh Lyme (bệnh lây truyền từ động vật sang người (do bọ ve đốt);
- Tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b));
- Paget xương (một rối loạn trong duy trì và phục hồi xương, dẫn đến xương bị vẹo và đôi khi bị đau);
- Bệnh còi xương;
- Bệnh u hạt (Sarcoidosis).
- Một số thuốc có thể gây tác dụng phụ đau khớp: Đau ở các khớp là tác dụng phụ phổ biến của liệu trình điều trị ung thư vú ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế aromatase (AIs). Mirtazapine, một thuốc chống trầm cảm gây đau khớp. Thuốc chống cholesterol statin có thể gây ra cảm giác ngứa ran ở các ngón tay hoặc ngón chân, đau cơ và đôi khi cũng gây đau khớp.
- Một số công việc làm tăng nguy cơ bị viêm đau khớp về sau này như công nhân làm việc theo dây chuyền, họ thường phải lặp đi lặp lại các động tác trong một thời gian dài gây nên các dạng viêm khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Ngoài ra một số công việc phải mang vác vật nặng cũng làm tăng nguy cơ bị thấp khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.
3. Biện pháp tự chăm sóc khi bị đau khớp?
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Chườm đá lên vùng đau khớp 15 – 20 phút mỗi ngày kết hợp tắm nước ấm để lưu thông máu tốt hơn.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng có trong cá, đầu nành và một số loại quả mọng, bơ, hạt lanh, gừng,…
- Đồng thời ăn ít muối để không bị giữ nước và làm sưng tấy nơi khớp.
- Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp bệnh nhân có thể sử dụng thêm một số thuốc bổ khớp, tăng cường chức năng của khớp.
- Chú ý chế độ luyện tập, vận động hằng ngày cho phù hợp, tránh vận động quá nhiều, vận động nặng.
4. Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dịch khớp lấy từ khớp bị tổn thương
- Các yếu tố thấp khớp
- Tìm kháng thể kháng nhân
- Các chẩn đoán bằng hình ảnh
5. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu sử dụng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà không đạt hiệu quả hoặc có những biểu hiện sưng tấy, ửng đỏ tại vùng khớp đau thì hãy sớm gặp bác sĩ để điều trị. Còn đối với các biểu hiện nghiêm trọng hơn của bệnh là chấn thương kèm theo đau nhức đột ngột, sưng tấy lớn, khớp biến dạng, bị đông cứng không cử động được cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay để theo dõi và chữa trị kịp thời.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn Hải. Trong trường hợp bạn đã sử dụng các biện pháp để tự chữa mà vẫn không thấy thuyên giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi