Ung thư xương

Ung thư xương

Ung thư xương là một trong những bệnh lý bất thường nhất của xương khớp gây nên những ảnh hưởng lớn và đặc biệt nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

1. Bệnh ung thư xương là gì

2. Triệu chứng của bệnh ung thư xương

3. Tác hại của bệnh ung thư xương

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương

5. Điều trị bệnh ung thư xương

6. Phòng chống bệnh ung thư xương

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh ung thư xương là gì?

Ung thư xương (tên tiếng Anh là Bone Cancer) là một bệnh ung thư thường bắt đầu ở xương. Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất và thường gặp nhất là  xương dài của cánh tay và cẳng chân.

Có nhiều loại ung thư xương. Một số loại chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trong khi những loại khác phần lớn xảy ra trên người trưởng thành. Thuật ngữ “ung thư xương” không bao gồm những loại ung thư bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể và lan (di căn) đến xương. Thay vào đó, những loại ung thư ấy được gọi tên dựa theo cơ quan mà nó bắt đầu, ví dụ như ung thư vú di căn xương.

Ung thư xương là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh ung thư xương

Những cơn đau ở khu vực khối u: Đau là triệu chứng thường gặp sớm nhất. Bắt đầu bằng những cơn đau kéo dài và đau nhiều vào ban đêm khi cơ bắp thư giãn. Nhưng triệu chứng đau này cũng có thể gặp thấy ở nhiều bệnh khác ngoài ung thư, như đau do tăng trưởng ở trẻ và viêm khớp. Vì vậy nên đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đối với trẻ em, triệu chứng này có thể bị nhầm thành bong gân hoặc sự phát triển của xương lúc dậy thì nên cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Đau ở xương: Khi bị ung thư xương, dấu hiệu thường thấy ở người bệnh đó chính là tình trạng đau ở xương. Cơn đau có thể đến và xảy ra bất kì lúc nào, không cố định thời gian. Ban đêm cơn đau thường tồi tệ hơn và khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển.

Xuất hiện hiện tượng sưng vù xung quanh vùng xương bị ung thư: khi khối u phát triển to thì người bệnh sẽ nhìn thấy hiện tượng sưng. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy khối u nếu phần xương bị ảnh hưởng nằm sâu trong các mô thịt.

Giảm khả năng cử động: khi bị ung thư xương thì khả năng cử động của người bệnh bị giảm đáng kể. Nếu ung thư nằm ở vị trí gần khớp, khối u có thể làm khớp đó cử động khó khăn. Nếu ung thư nằm ở xương sống, nó sẽ tạo sức ép lên các dây chằng trong xương sống và làm các chi yếu đi, tê liệt hoặc đau nhói.

Gãy xương: Trong một số trường hợp, ung thư xương đôi khi được phát hiện ra khi một xương nào đó bị yếu đi do ung thư và gẫy khi bạn bị ngã nhẹ hoặc bị tai nạn.

Triệu chứng bệnh ung thư xương

Đau là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh ung thư xương

Ngoài ra thì người bị ung thư xương sẽ có các triệu chứng trên toàn cơ thể như mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, sút cân nhanh.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Ung thư xương bạn đầu có thể bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, lao khớp,... Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu thấy mình có các dấu hiệu đau xương khớp. Nếu bạn có các triệu chứng ở trên, bạn nên đi khám bác sĩ. Bệnh biểu hiện ở mỗi người là khác nhau, chính vì vậy mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những giải pháp tốt nhất cho bản thân.

Nguyễn Duy Sinh

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Duy Sinh

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM

Kinh nghiệm: 21 năm

3. Tác hại của bệnh ung thư xương

Bệnh ung thư xương là một căn bệnh hết sức nguy hiểm. Bệnh ung thư xương gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn. Cơn đau đến đột  ngột và kéo dài khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó khăn khi di chuyển.

Ung thư xương khiến cho cơ thể người bệnh suy yếu, dễ mắc phải các bệnh khác. Ung thư xương nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, mà trường hợp xấu nhất là di căn, người bệnh bị tử vong. 

4. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư xương

Đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân của hầu hết các loại ung thư xương. Các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được rằng ung thư xương xuất phát từ một sai sót trên hệ thống DNA của tế bào. Lỗi sai đó khiến tế bào phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát. Đến khi hết thời gian sống của nó, tế bào vẫn tiếp tục sinh trưởng thay vì phải chết đi theo chu kỳ. Những tế bào bị đột biến nói trên dần hợp thành khối u và nó có thể xâm lấn những cấu trúc xung quanh hoặc di căn đến những vùng khác của cơ thể.

Các loại ung thư xương

Ung thư xương được chia thành những loại khác nhau dựa trên nguồn gốc ung thư đó bắt đầu từ loại tế bào nào. Những loại ung thư xương thường gặp là:

  • U xương ác tính (sarcom tạo xương): Bắt nguồn từ những tế bào xương, hay gặp nhất ở trẻ em và người trẻ, và ở xương cẳng chân hoặc cánh tay.
  • Bệnh sarcom sụn: Bắt nguồn từ những tế bào sụn, thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay, gặp ở người trung niên và cao tuổi.
  • Bệnh sarcom Ewing: Chưa rõ bệnh bắt nguồn từ loại tế bào nào của xương, nhưng những khối u thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay của trẻ em và người trẻ.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư xương

Sự thay đổi cấu trúc xương: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ung thư xương xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng là trẻ em và đặc biệt tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nên ở một khía cạnh nào đó, nguyên nhân của bệnh có mối liên hệ khá tương thích với những sự thay đổi về cấu trúc xương của cơ thể khi trưởng thành. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển và sự thay đổi là cực lớn trong cấu trúc xương. Và đó cũng chính là giai đoạn dễ xảy ra các bất thường nhất trong cấu trúc xương của cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến ung thư xương.

Tia xạ:người ta đã đưa ra bằng chứng cho thấy một số trường hợp dùng tia xạ gây nên ung thư tại xương.

Các bệnh ở xương: Một số bệnh lành tính ở xương cũng có thể biến chứng thành ung thư xương như: bệnh paget xương, bệnh loạn sản xơ của xương…

Chấn thương: tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương có thể xảy ra do hoạt động thể thao, do tai nạn giao thông. Trên thực tế lâm sàng, có một số ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương, nhất là vùng đầu trên xương chày.

5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Chuẩn bị trước khi đi khám

Mỗi cuộc khám bệnh thường diễn ra nhanh chóng, trong khi đó có rất nhiều thông tin cần phải được khai thác, vì thế cần phải chuẩn bị kĩ trước khi đến khám. Hãy cố làm những việc sau:

  • Chú ý tuân thủ những việc kiêng cử trước khi đến khám. Khi đặt lịch hẹn đến khám, hãy hỏi xem bạn có cần làm gì trước để chuẩn bị không, ví dụ như hạn chế chế độ ăn uống.
  • Viết lại những triệu chứng của bạn, bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến lí do đi khám bệnh của bạn.
  • Viết lại những thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm cả stress và những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Lên danh sách tất cả các loại thuốc, gồm cả vitamin và thực phẩm chức năng bạn đang dùng.
  • Nên dẫn theo một người bạn hoặc một người trong gia đình. Đôi khi rất khó để nhớ hết tất cả các thông tin cần trình bày với bác sĩ. Nên dẫn theo một người thân cận để giúp bạn bổ sung các thông tin bị thiếu.
  • Đem theo những kết quả xét nghiệm hình ảnh học trước đây (cả hình và kết quả đọc của bác sĩ) và bất cứ dữ liệu y khoa nào quan trọng đối với trường hợp bệnh của bạn.

Chẩn đoán

Những xét nghiệm hình ảnh học bạn cần làm tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh học để đánh giá vùng cơ thể bị bệnh, bao gồm:

  • Chụp X-quang: Đây là phương pháp đơn giản nhất giúp các bác sĩ nhận biết vị trí của khối ung thư trong xương và xem chúng đã di căn hay chưa, thậm chí là cả khu vực xương bị tổn thương hay số lượng tế bào xương tăng sản ở vùng ung thư.
  • Xạ hình xương: So với biện pháp chụp X-quang thường quy, phương pháp xạ hình xương cho thấy hình ảnh tổn thương ung thư xương di căn sớm hơn, điển hình là ở cột sống.
  • Scan xương:Sử dụng chất đồng vị tiêm qua vent ay để phát iện các tế bào ung thư xương trên hình ảnh scan. Những vị trí xương có tế bào ác tính thường hút nhiều chất phóng xạ hơn xương bình thường nên sẽ hiển thị rõ trên scan. Mức độ xạ sử dụng trong phương pháp này rất thấp và sẽ biến mất khỏi cơ thể sau vài giờ nên không hề gây hại.
  • Sinh thiết và sinh thiết mở: Một loại kim nhỏ chuyên dụng được cắm vào xương để lấy mẫu tế bào sau đó quan sát dưới kính hiển vi để tầm soát tế bào ác tính. Đôi khi, nếu vị trí khối u nằm quá sâu, bệnh nhân sẽ được sinh thiết mở, tức là mổ lấy mẫu mô từ khối u để giải phẫu bệnh phẩm xem đó là khối u lành hay ác tính.

Chẩn đoán bệnh ung thư xương bằng phương pháp chụp MRI

Lấy mẫu mô để xét nghiệm

Bác sĩ có thể chỉ định thủ thuật lấy một mẫu mô trên khối u để làm xét nghiệm (sinh thiết). Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết mẫu mô đó có phải mô ung thư hay không, và nếu có, bạn đang mang loại ung thư gì. Xét nghiệm này cũng cho biết giai đoạn của ung thư, giúp bác sĩ xác định độ ác tính của ung thư này.

Các loại thủ thuật sinh thiết dùng để chẩn đoán ung thư xương bao gồm:

  • Dùng kim xuyên da vào khối u: Trong sinh thiết bằng kim, bác sĩ sẽ đưa kim mỏng xuyên qua da và dẫn vào khối u. Kim được dùng để lấy những mảnh mô nhỏ từ trong khối u.
  • Phẫu thuật lấy mẫu mô xét nghiệm: Trong sinh thiết bằng phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch da vào khối u và lấy đi cả khối u (sinh thiết trọn) hoặc một phần của khối u (sinh thiết một phần).

Để quyết định bạn cần loại sinh thiết nào và cụ thể sẽ sinh thiết ra sao cần phải được bác sĩ lên kế hoạch cặn kẽ. Bác sĩ cần phải làm thủ thuật sinh thiết sao cho không làm ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật loại bỏ ung thư xương trong tương lai. Vì lí do này, hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định đến với một ê-kíp bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị khối u xương trước khi thực hiện sinh thiết.

Các xét nghiệm chẩn đoán giai đoạn ung thư xương

Một khi bác sĩ chẩn đoán bạn bị ung thư xương, bác sĩ sẽ tìm cách xác định giai đoạn ung thư của bạn. Giai đoạn ung thư giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các giai đoạn ung thư xương gồm có:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, ung thư xương chỉ giới hạn ở xương và chưa di căn đến các vùng khác của cơ thể. Giai đoạn 1 được gọi là grade thấp, nghĩa là những tế bào ung thư ít ác tính.
  • Giai đoạn 2: Ung thư xương giai đoạn này cũng chỉ giới hạn ở xương và chưa di căn đến các vùng khác của cơ thể. Nhưng giai đoạn 2 ung thư được gọi là grade cao, nghĩa là các tế bào ung thư ác tính hơn.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, ung thư xương xảy ra ở hai hay nhiều chỗ trên cùng một xương. Khối u giai đoạn 3 có thể là grade thấp hoặc grade cao.
  • Giai đoạn 4: Ung thư giai đoạn này đã có di căn ra ngoài xương đến những vùng khác của cơ thể, ví dụ như đến các xương khác hoặc đến các cơ quan nội tạng.

Chẩn đoán bệnh ung thư xương bằng phương pháp chụp X-quang

Hình ảnh X-quang bệnh nhân ung thư xương

Điều trị bệnh

Hướng điều trị cho ung thư xương của bạn phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của ung thư, tổng trạng sức khỏe và mong muốn của bạn. Những loại ung thư khác nhau sẽ đáp ứng các phương pháp điều trị khác nhau, và bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn. Ví dụ, vài loại ung thư xương chỉ cần điều trị bằng cách phẫu thuật; mốt số khác cần phẫu thuật và hóa trị; một số khác cần phẫu thuật, hóa trị và cả xạ trị.

Hóa trị: Sử dụng hóa trị trước mổ để đánh giá độ đáp ứng của cơ thể với liệu trình hóa trị, đồng thời tiên lượng bệnh xem tốc độ thu nhỏ của u như thế nào. Phác đồ sử dụng hóa chất phổ biến hiện nay là phối hợp 3 hóa chất (theo chỉ định - liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu kỹ hơn), mỗi đợt 21 ngày và chỉ dùng thuốc vào 3 ngày đầu để tiêm vào đường tĩnh mạch. Hóa chất còn được sử dụng sau mổ để giảm thiểu khả năng ung thư tái phát cũng như hạn chế di căn xa.

Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị ung thư xương để bảo tồn chức năng vận động, các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u kèm theo ghép phục hồi đoạn xương giả để thay thế đoạn xương đã mất nếu có. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật ung thư xương là giữ được mạch máu và tổ chức cơ đảm bảo khả năng vận động, đồng thời giữ được phần da che phủ. Các kiểu phẫu thuật điều trị ung thư xương bao gồm:

  • Phẫu thuật loại bỏ ung thư bảo toàn chi: Nếu một khối ung thư xương có thể tách ra dễ dàng khỏi thần kinh và các mô khác, phẫu thuật viên có thể loại bỏ ung thư và bảo toàn chi. Vì sẽ có một phần xương lành bị cắt bỏ với khối ung thư, phẫu thuật viên sẽ thay thế những chỗ xương bị khuyết bằng xương từ những vùng khác trên cơ thể, bằng xương từ ngân hàng xương hoặc bằng một loại xương giả bằng kim loại.
  • Phẫu thuật ung thư nằm ngoài chi: Nếu ung thư xương xảy ra ở những xương khác ngoài cánh tay và cẳng chân, phẫu thuật viên có thể loại bỏ hẳn xương bệnh và ít mô lành xung quanh, như trong ung thư xương sườn, hoặc loại bỏ khối ung thư và bảo toàn xương nhiều nhất có thể, như trong ung thư xương cột sống. Những chỗ khuyết xương có thể được thay thế bằng xương từ vùng khác trên cơ thể, từ ngân hàng xường hoặc dùng xương giả bằng kim loại.
  • Phẫu thuật đoạn chi: Những ung thư xương lớn hoặc nằm ở những vị trí phức tạp trên xương có thể cần phẫu thuật để loại bỏ cả chi hoặc một phần của chi (đoạn chi). Do các phương pháp điều trị khác đang được phát triển nhiều hơn, phương pháp này dần trở nên ít phổ biến. Sau phẫu thuật này bạn có thể sẽ được gắn chi giả và trải qua tập luyện để làm được các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Điều trị bệnh ung thư xương bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u

Điều trị tia xạ: xạ trị được áp dụng để giảm đau tại chỗ và làm chậm quá trình lây lan của tế bào ác tính. Tùy theo loại mô bệnh học của ung thư xương mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng trị xạ phù hợp.

Xạ trị, thường kèm theo hóa trị, hay được dùng trước phẫu thuật. Cách này giúp hạn chế khả năng phải phẫu thuật đoạn chi.

Xạ trị cũng được dùng trên các trường hợp khối ung thư xương không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, xạ trị liệu có thể dùng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Đối với các ca ung thư xương tiến triển nhanh, xạ trị giúp hạn chế các triệu chứng như đau.

Khám và chữa trị ung thư Xương tại Hello Doctor

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chyên ung bướu hơn 20 năm kinh nghiệm thăm khám trực tiếp
  • Thời gian khám chữa rút ngắn tối đa giảm rủi ro di căn
  • Chi phí khám, chữa trị hợp lý phù hợp với bệnh nhân
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư hiện đại
  • Áp dụng bảo hiểm y tế 
  • Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ngay cả khi ở nhà

Biến chứng của bệnh ung thư xương có thể khi điều trị

Có nhiều biến chứng do ung thư xương. Đau do ung thư cũng là một trong những biến chứng thường gặp nhất. Tuy nhiên, biến chứng còn đến từ các phương pháp điều trị ung thư xương, như phẫu thuật, hóa trị, và xạ trị do những tác dụng phụ của chúng cũng như những cản trở chúng gây lên sức khỏe.

Các biến chứng của ung thư xương:

  • Đau
  • Gãy xương
  • Tăng nồng độ canxi trong máu, gây ra các biểu hiện khó tập trung, khó suy nghĩ, chóng mặt, dễ ngất; táo bón, sỏi thận
  • Viêm xương tủy sống, do bệnh nhân khi trải qua điều trị ung thư xương làm gia tăng khả năng nhiễm trùng xương
  • Di căn. Tế bào ung thư có thể lây lan đến những cơ quan khác của cơ thể.

Các biến chứng của phương pháp điều trị phẫu thuật:

  • Đoạn chi
  • Sốc
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng vết mổ

Các biến chứng của phương pháp hóa trị liệu:

  • Buồn nôn và nôn do rối loạn tiêu hóa
  • Rụng tóc
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Dễ bị bầm và chảy máu
  • Thiếu máu
  • Nhiễm trùng
  • Ăn không ngon miệng và sụt cân.

Các biến chứng của phương pháp xạ trị liệu

  • Mệt mỏi
  • Đỏ và kích ứng da tại vùng chiếu xạ

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Theo dõi

Ung thư xương có thể di căn đến những vùng khác của cơ thể, bao gồm cả những xương khác, hoặc có thể lại trở về vị trí ban đầu. Vì thế, bạn cần đến bác sĩ để được theo dõi thường xuyên, và bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm máu và X-quang để theo dõi diễn tiến bệnh. Tùy vào phương pháp điều trị và vị trí của ung thư, bạn có thể cần thêm vật lí trị liệu để giúp những bộ phận của cơ thể khỏe mạnh hơn và giúp bạn có thể sử dụng các bộ phận đó trở lại.

Đương đầu và hỗ trợ

Xác đinh chẩn đoán ung thư dễ làm bệnh nhân suy sụp. Qua thời gian bạn sẽ tim được cách đối đầu với những phiền muộn và tương lai khó đoán mà ung thư đem đến cho bạn. Cho đến lúc đó, những việc sau có thể giúp bạn giải tỏa:

  • Tìm hiểu kĩ hơn về ung thư xương để ra quyết định điều trị và chăm sóc cho bạn. Hỏi kĩ bác sĩ về tình trạng ung thư của bạn, bao gồm những phương pháp điều trị và nếu bạn muốn, tiên lượng cho tình trạng của bạn. Hiểu biết càng nhiều sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc chọn lựa phương pháp điều trị.
  • Gần gũi với bạn bè và gia đình. Giữ các mối quan hệ gần gũi thêm thân thiết sẽ giúp bạn đương đầu với bệnh ung thư. Bạn bè và gia đình có thể giúp hỗ trợ bạn trong nhiều việc, ví dụ như giúp quán xuyến nhà cửa nếu bạn ở trong bệnh viện. Và họ có thể hỗ trợ nhiều về mặt tâm lí khi bạn cảm thấy suy sụp vì ung thư.
  • Tìm một người để nói chuyện. Tìm một người biết lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe những hy vọng và lo lắng của bạn. Đây có thể là một người bạn hoặc người thân trong gia đình. Sự quan tâm và hỗ trợ từ một cố vấn, nhân viên y tế, thành phần giáo sĩ của tôn giáo bạn hoặc nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư có thể có ích cho bạn. Hãy hỏi bác sĩ về các nhóm hỗ trợ trong địa phương, hoặc dò tìm trong sổ điện thoại, thư viện hoặc một tổ chức về ung thư của địa phương.

6. Phòng chống bệnh ung thư xương

Để phòng bệnh ung thư xượng bạn nên bổ sung thêm canxi, magie và stronti trong chế độ ăn: Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường bổ sung magie và stronti (khoáng chất tự nhiên) để cải thiện sức khỏe xương khớp. Lưu ý giảm lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày.

Bạn cần tìm hiểu trong gia đình có ai mắc ung thư xương hay không. Nếu có, các thành viên khác cần thường xuyên thực hiện thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tốt nhất bạn nên duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, rượu bia và các chất kích thích... Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe cơ thể, cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và phòng ngừa ung thư xương. 

Ung thư xương là căn bệnh hết sức nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để việc điều trị bệnh được hiệu quả, bạn nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Xuân Tuấn

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh viện Thanh Nhàn

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Bác sĩ Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Khoa: Ung thư

Nơi làm việc: Bệnh Viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 34 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Minh Thư

    Bệnh này gây ra cho người bệnh nỗi đau khủng khiếp, rất đáng sợ

    05/10/2017
  • Nguyễn Mạnh Cường

    Ung thư xương là một căn bệnh đáng sợ. Bác hàng xóm nhà tôi cũng mắc bệnh này, nhìn bác ấy mà thấy thương. Mọi người nên đi khám hoặc tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời nhé.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...